"Dì ơi, sau khi quan sát cả ngày thì con thấy Tô Hoà Hoà không phải đứa hiền lành gì đâu. Dì đừng cười con còn nhỏ, mắt nhìn người của con chuẩn lắm."
"Dì đừng nhận nuôi nó, cẩn thận sau này dính phiền phức."
Tôi cười cười, xoa đầu con bé:" Dì biết rồi."
Cháu tôi ngạc nhiên:" Thế sao dì còn nhận nuôi nó?"
Tôi bịa đại một lý do, Cố Nha không tin lắm nhưng cũng chẳng truy hỏi đến cùng.
"Nha Nha, con là một đứa bé hiểu chuyện, dì có thể nhờ con việc này được không?"
Con bé đồng ý ngay.
"Trước kia ông ba con bỏ vợ bỏ con, dì đã giúp đỡ nhà con rất nhiều, có chuyện gì thì dì cứ nói đi ạ."
Tôi nói:" Dì có thể nhờ mẹ con chuyển con đến học chung trường với A Thư không? Hôm nay con cũng thấy rồi đấy, A Thư quá ngây thơ, dì sợ con bé sẽ bị người khác lừa."
"Dì muốn nhờ con để mắt tới em họ một chút, nếu có đứa nào giả vờ giả vịt trước mặt con bé, con đừng mặc kệ mà hãy vạch trần ngay luôn, mắng không nể nang cũng được."
Nha Nha cảm thán một tiếng, đưa tay vỗ ngực:" Chuyện nhỏ hết dì ơi. Cứ giao cho con!"
Gọi điện thoại hỏi ý chị gái tôi, chị ấy cũng đồng ý.
Thủ tục chuyển trường đã hoàn tất trước khi khai giảng môt ngày.
Nhà Cố Nha cách trường học khá xa nên tạm thời con bé vẫn ở nhà tôi.
Sau khi khai giảng, Cố Nha thưởng kể cho tôi nghe những chuyện ở trường.
Bạch Thư vẫn chăm chỉ học hành, thi thoảng sau giờ học A Thư cũng chơi nhảy dây với các bạn cùng lớp.
Ngược lại Tô Hoà Hoà luôn tranh thủ bán thảm để giành được lòng thương hại của bạn bè, nó cũng không quên đem con gái tôi ra so sánh.
"Tớ không giống chị ấy, sinh ra đã ngậm thìa vàng, dù mẹ chị ấy nhận nuôi nhưng cũng không mua đồ mới cho tớ, tớ cũng không được ăn ngon, bữa sáng chỉ có cháo của tối qua..."
Cố Nha gắt gỏng:" Con không hiểu vì sao nó lại lươn lẹo như thế, cứ xúi giục bạn bè cô lập em họ. Nếu không có dì, có lẽ giờ này nó vẫn đang bị đánh đập bỏ đói ở trại mồ côi."
"Nhưng may là con đã vạch trần kịp, con mắng nó làm trò hề, lại nói với các bạn em họ bị bệnh mề đay, đồ ăn sáng là dược thiện chữa bệnh, nhưng lại không thể chữa não cho Tô Hoà Hoà, chứ sao khi không nó lại nói thành như vậy. Sau đó nó khóc suốt hai tiết liền, mấy đứa cùng lớp cũng không dám bắt nạt em họ nữa."
Mắng hay lắm!
Nhưng đây không phải cái tôi quan tâm:" A Thư có nói gì không?"
Cháu tôi thở dài, "Ban đầu em ấy thương Tô Hoà Hoà, định đưa hết tiền cho nó luôn dì ơi, còn mình phải chịu bụng đói, con phải can ngăn mãi."
Tôi cũng thở dài thườn thượt.
Hầy, có vẻ cần một liều thuốc mạnh hơn để chữa khỏi "não chị em" cho con gái tôi.
Vừa hay cuối tuần là sinh nhật con gái, tôi vẫn nhớ như in một chuyện đặc biệt đã xảy ra ở kiếp trước.
Tôi gửi thiệp mời cho bạn bè của A Thư.
Cuối tuần, nhà hàng tràn ngập màu hồng, bóng bay và pháo giấy chất đầy ngoài sảnh, trên đó có một tấm biển gỗ ghi: Chúc mừng sinh nhật Bạch Thư, chúc con vui vẻ!
Bạn bè lần lượt kéo đến, những hộp quà được xếp tràn ngập trên bàn.
Con gái vui vẻ cám ơn bạn bè, bọn nhỏ cùng nhau vui đùa.
Mà "nhân vật chính"(*) Tô Hoà Hoà lại khoan thai đến muộn, nó mặc một bộ váy công chúa đắt tiền màu hồng đính đá lấp lánh, đứng giữa sảnh chờ.
*压轴戏 |Diễn áp trục|: xuất phát từ hí kịch, nghĩa là tiết mục đếm ngược thứ 2 từ cuối lên, là tiết mục chủ chốt nhất.
Nó bôi lên mặt thứ gì không biết, trắng bệch doạ người, môi lại tô đỏ như máu.
"Xin lỗi chị, em đến muộn ạ."
"Mẹ không cho tiền nên em không có quà tặng chị. Em chỉ có thể dành tặng chị lời chúc tốt đẹp nhất, chúc chị sinh nhật vui vẻ, mãi mãi là công chúa!"
Mấy đứa trẻ quay sang nhìn nó, ồn ào thốt ra lời hâm mộ.
"Trời ơi, hôm nay cậu xinh quá Hoà Hoà!"
"Váy đẹp quá! Tớ chưa bao giờ thấy cả! Cậu mới là công chúa đích thực!"