Đạt thành tích xuất sắc trong môn giải phẫu học đủ cho An Ký Viễn có lượng kiến thức cơ sở khá vững chắc.
An Ký Viễn là lần đầu tiên được nhìn anh làm phẫu thuật. Quý Hàng rất ít khi trong một ca phẫu thuật từ mở sọ, cắt khối u, lắp sọ, khâu vá lại các tổ chức đều là tự một mình làm. Mỗi một động tác đều như hình ảnh chân thật tái hiện từng câu chữ trong sách giáo khoa.
Chẳng qua, là đối với cậu học sinh An Ký Viễn, từ lúc vừa bước vào cánh cửa phòng phẫu thuật, từng câu hỏi đều chưa từng ngừng lại.
Nói là vào học hỏi nhưng lại càng giống cuộc thi vấn đáp chuyên khoa Ngoại thần kinh hơn. Một bên, Quý Hàng thao tác, một bên là An Ký Viễn đứng thuyết trình từng bước trong quy trình phẫu thuật.
Thời điểm rạch da sẽ hỏi về bệnh án của người bệnh; thời điểm khoan mở sọ sẽ hỏi về các chỉ số xét nghiệm, phim chụp; quá trình cắt bỏ khối u sẽ hỏi đến các vấn đề giải phẫu tế bào; thời điểm khâu vá sẽ hỏi đến quá trình săn sóc hậu phẫu, biến chứng cần cân nhắc… Quý Hàng có thể đem những kiến thức đơn giản nhất trong phẫu thuật Ngoại thần kinh ở tại hiện trường biến thành mười mấy hai mươi đề bài phân tích bệnh án. Mà đối với An Ký Viễn khẩn trương lại lúng túng trả lời, Quý Hàng chỉ duy trì ba từ ngữ đơn giản nhất.
“Tiếp tục.”
“Không có?”
“Sai.”
Chỉ khi An Ký Viễn có được câu trả lời hoàn mỹ nhất, Quý Hàng mới yên lặng, trực tiếp hỏi vấn đề tiếp theo.
Đó là An Ký Viễn lần đầu tiên nhìn anh làm phẫu thuật, cậu đứng giữa anh và phụ tá một, hoàn toàn cảm nhận được câu khen ngợi được lưu truyền trong khoa.
“Được xem Quý Hàng làm phẫu thuật là một đặc ân.”
Trước mặt cậu là màu đỏ của máu, bên tai là hàng loạt vấn đề từ anh truyền đến, cậu như cảm thấy Penfield trong tay anh rõ ràng là đang móc thẳng vào chính bộ não của cậu.
Không chỉ có anh cho phép cậu vào phòng phẫu thuật, Tiêu Triều Nam, Chu Ảnh cùng vài bác sĩ chủ trị khác cũng thường xuyên gọi cậu đi, thậm chí có vài người vừa thăng lên làm bác sĩ chủ trị tại tổ B cũng thỉnh thoảng sẽ “may mắn” gọi trúng cậu.
Mỗi lần xuống phòng phẫu thuật, Quý Hàng đều sẽ gọi người đến làm một bài phân tích về quá trình phẫu thuật, lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Thời gian của Quý Hàng vốn bị chức vụ của bản thân dồn ép đến chẳng còn bao nhiêu. Ngày hôm nay, muốn đích thân dạy dỗ từng chút một bác sĩ nội trú thâm niên thấp thật không dễ dàng.
Cho nên, tất cả mọi người đều sẽ thường xuyên nhìn thấy hình ảnh Quý Hàng ở phòng ăn vùi đầu ăn cơm, trên bàn là một phần bệnh án, An Ký Viễn đứng thẳng tắp bên cạnh, hai tay chắp sau lưng, giống như học sinh tiểu học thấp giọng tổng kết quá trình phẫu thuật.
Quý Hàng bình thường như không để tâm An Ký Viễn đang nói cái gì nhưng thỉnh thoảng lại từ một từ ngữ nào đó hỏi ra một vấn đề mang tính sâu xa hơn, thậm chí là liên quan đến thành bại của cuộc phẫu thuật vừa rồi. An Ký Viễn không chỉ một lần cực lực hoài nghi anh trai ruột thịt này của mình có đến mấy bộ não a. Thật ra thì, kiểu cách ở chung với nhau thế này rất phách lối. Quý Hàng từng suy nghĩ rất nhiều làm sao để An Ký Viễn ở trong khoa, toàn tâm toàn lực dạy dỗ mà vẫn tránh được hiềm nghi. Nhưng sau đó anh phát hiện, người thông minh trong bệnh viện quá nhiều, người cố ý lại càng nhiều hơn, đặc biệt là thân phận đầy hấp dẫn như An Ký Viễn. Nếu so với việc anh quá mức chú tâm đến một bác sĩ nội trú thâm niên thấp, gọi riêng đến phòng đóng kín cửa dạy dỗ còn không bằng đem loại này cơ hội thả vào nơi công cộng. Vẫn sẽ có người miệng mồm rỗi rãnh nhưng so với để người tò mò suy đoán lung tung vẫn tốt hơn nhất nhiều.
Lúc này, người làm sư huynh như Kiều Thạc càng phát huy đầy đủ chức trách. Xem như là người duy nhất trong khoa biết rõ mối quan hệ giữa thầy và An Ký Viễn, cậu luôn kịp thời báo cáo mọi hoạt động của An Ký Viễn cũng như những lời bàn tán trong khoa. Việc này gần như trở thành thú vui tiêu khiển của cậu sau giờ làm.
Dĩ nhiên, đem sai lầm của sư đệ đều báo cáo rốt cuộc có tính là tận tụy chức trách hay không thì phải sư đệ tự cảm thụ a.