Một hôm cuối tuần sau kỳ thi giữa kỳ, cậu rủ tôi đi leo núi ngắm mặt trời mọc. Khi tôi đến đó, trùng hợp thay Trầm Nghiêm cũng đến. Chàng trai đeo ba lô màu đen trên vai, mặc áo thun quần cộc đang đứng ở bậc thang phía sau.
Người ấy ở đằng xa vẫy tay với tôi.
Tôi thong dong bước tới, Trầm Nghiêm nhàn nhạt nhìn tôi rồi gật đầu coi như chào hỏi. Người ấy chạy tới ôm vai bá cổ anh giới thiệu: “Bạn yêu quý, nhờ có tên này mà tôi mới tìm được cái cốc khác cho cậu đấy.” Sau đó nháy mắt liên hồi với tôi.
Một tốp các bà lão đi theo phía sau. Bên vệ đường la liệt các hàng quán cùng tiếng rao nghe muốn khản cả cổ họng, chúng tôi bắt đầu leo núi.
Trên đường đi miệng người kia tuôn ra cả rổ lời không đúng đắn, nói rằng một ngày nào đó sẽ lang thang thật xa khắp các phố lớn hẻm nhỏ, rồi lại đi vòng quay thế gian cùng với cô này nàng nọ.
Lúc này tự nhiên Trầm Nghiêm quay lại nhìn.
Sau gần một giờ đi bộ không ngừng nghỉ, tôi bắt đầu có dấu hiệu đuối dần. Người kia trông còn thảm hơn cả tôi, điều này khiến tôi khó mà nghĩ nổi, cái người vừa nãy đòi đi vòng quanh thế giới bây giờ chỉ vì mười cây số mà đã nửa sống nửa chết thế này rồi.
“Em còn đi được tiếp không?” Trầm Nghiêm có lễ hỏi.
Nhưng vị Phật gi kia lại chộp ngồi ngay xuống tảng đá ven đường thở hồng hộc, õng ẹo chẳng muốn động đậy. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống từng tia nóng bỏng và dường như tôi còn thấy cả những giọt mồ hôi lấp ló sau rặng tóc anh.
“Dù sao em cũng không leo nữa.” Người ấy nói không ra hơi.
Sau khi ổn định lại tinh thần tôi mới chợt ngộ ra, tôi ngước mắt nhìn Trầm Nghiêm, anh đang kiên nhẫn chờ câu trả lời của tôi. Tôi mím đôi môi khô khốc, kéo khóe miệng gật đầu, lúc quay đầu lại đã thấy người ấy nháy mắt liên tục với tôi.
Lúc này chúng tôi mới leo được có lưng chừng núi.
Tốc độ của Trầm Nghiêm nhanh hơn tôi rất nhiều, có điều thỉnh thoảng anh sẽ dừng lại chờ tôi bắt kịp khoảng cách với anh rồi mới trầm mặc đi tiếp.
Đến khúc giao với đồi sau, chúng tôi quyết định dừng chân.
Mấy du khách khác đi qua cũng dừng lại nghỉ ngơi. Vài người còn nhàn tản đọc biển báo ở ven đường “Phía trước khó đi, người già yếu, bệnh tật xin rẽ sang ngã tư bên phải.”
“Chúng ta đi đâu đây?” Một tên du khách ăn mặc lập dị í ới hỏi mấy người còn lại.
Đám người này chắc vẫn chưa quyết định sẽ đi đâu, một tên trong số đó đưa đôi mắt hợm hĩnh liếc qua chỗ chúng tôi.
“Cô em định đi đâu thế?” Giọng điệu ngả ngớn thấy rõ.
Tôi thoáng ngó qua Trầm Nghiêm, đáp lại: “Bên trái.”
Sau khi nói lời này tôi cảm giác anh đang nhìn tôi chằm chặp, vì vậy tôi đành lướt qua một lượt đám tếu táo kia, nói thêm một câu: “Bọn tôi cũng đâu phải già yếu, khiếm khuyết gì đâu.”
Mấy người kia “….”
“Đi thôi nào.” Trầm Nghiêm bỗng nhiên nói với tôi.
Gió núi thổi tới làm lòng tôi khoan khoái, cây cối ven đường cũng đang vui vẻ đong đưa.
Tôi bước từng bước nhỏ theo sau anh, giống như muốn trộm ngắm nụ cười của anh ấy một chút.
Đến lúc leo lên đỉnh núi đã là giữa trưa. Tôi đứng trên mép đá, tận hưởng gió trời nhè nhẹ như thể tiếng cười nói réo rắt bên tai. Tôi nghiêng đầu nhìn người đang đứng ở bên cạnh, chàng trai đơn độc hiên ngang hệt như một vương giả đang ngắm nhìn thiên hạ, dự muốn dạo chơi một phen.
Không lâu sau chúng tôi xuống núi.
Người kia vẫn ngồi yên ở trên tảng đá, mồm nhai ngồm ngoằng nửa cái bánh mì còn lại, trông chả khác gì một tên ăn mày. Vừa tu chai nước vừa hỏi chúng tôi về cảnh vật trên đó trông như thế nào, tôi đang định trêu chọc chàng ta một phen thì Trầm Nghiêm đã lên tiếng trước.
“Muốn biết thì tự lên mà xem.” Chàng trai vùng vằng bỏ đi, để lại tôi cùng người kia hốt hoảng nhìn nhau. Trên đường về, người ấy chỉ tiếc rèn sắt không thành thép mắng tôi, còn bảo dạy tôi bao nhiêu lời mềm mỏng cũng vô dụng, tôi thật sự xấu hổ không làm được.
Sau lần gặp đó, gần ba tuần tôi không thấy Trầm Nghiêm.
Cái người kia rảnh rỗi toàn kiếm cớ trốn học ra ngoài chơi, hiếm hoi hôm nay mới ở trường. Sau tiết ba buổi chiều, người ấy chặn tôi ở cửa lớp, mồm liên tục than đói đòi tôi bao ăn.
Chúng tôi lôi nhau xuống căn tin trường
Người ấy gọi một dĩa mì xao ăn ngấu nghiến, tôi nom chán không chịu được đành đứng dậy mua cho người kia chai nước. Đến lúc quay lại tôi thấy Trầm Nghiêm đang ngồi chỗ của mình, chàng trai thấy tôi cũng hơi ngỡ ngàng.
“Thư Viễn, mau lại đây ngồi.” Là giọng của người ấy.
Tôi bước tới ngồi xuống chỗ bên cạnh Trầm Nghiêm, người ấy bắt đầu nói chuyện trên trời dưới biển, còn xàm xí thề thốt sẽ trở thành một lữ khách dạo chơi tiên cảnh. Tôi vừa hâm mộ sự cởi mở của người ấy cũng vừa lo lắng cho tương lai sau này của cậu.
“Mấy ngày nữa kết thúc học kỳ rồi?” Người ấy chĩa tay về phía Trầm Nghiêm: “Có vấn đề gì không hiểu cứ hỏi ảnh, không phải sợ ảnh hưởng gì đâu, tên này kiểu gì chả chắc suất vào Thanh Hoa.”
Trầm Nghiêm đẩy nước tới trước mặt người ấy: “Đừng có sặc đấy nhá.”
Tôi kìm nén sự sung sướng đang trào dâng trong lòng, khóe miệng bất giác mỉm cười.
Người kia lề mề hai mươi phút mới xử xong bữa cơm, Trầm Nghiêm không đói, tôi ngồi húp cháo chung với cậu ấy. Sau bữa chiều, tên kia lại lẩn ra cửa sau biến mất tăm, tôi cùng Trầm Nghiêm thả bộ trở lại khu dạy học. Cung đường tới đó rợp bóng lá vàng rơi, loa trường chẳng hiểu từ lúc nào đã phát tới bài “Right here waiting.”
Nửa tiếng trước.
“Tới đây ăn cơm.” Người ấy nói trong điện thoại, “Em đang ở căn tin.”
“Biết rồi.” Trầm Nghiêm trả lời.
○6
Mùa đông năm đó vô cùng lạnh, tuyết rơi rất sớm.
Khi cái giá rét đầu mùa thuận lợi tiến vào, tôi kiềm lòng không được chạy ra ngoài hóng mát.
Khoảng sân chơi nhỏ lộng gió làm tôi chợt nghĩ tới dãy An-pơ sừng sững, tôi vừa đi vừa cúi gằm mặt xoa hai tay vào nhau cho ấm. Nhất thời không để ý phía trước có biển báo đường bằng đá nhà trường mới làm để ra hiệu nên đột ngột hững chân va phải đó.
Cơn đau thình lình kéo tới làm tôi đau điếng không thành tiếng.
Tôi nửa nâng chân lên, xoay người nhảy lò cò tại chỗ, nước mắt giàn giụa vì đầu gối đau. Cô bạn cùng bàn của tôi vội vã chạy tới giúp, tôi bám chặt lấy tay cô ấy lựng khựng bước đi, hai hàng nước mắt vẫn chảy dài trên má.
Ngày đó tôi không biết, Trầm Nghiêm cũng có mặt ở đó, đứng cách chỗ tôi không xa.
Bụi bay mù mịt khắp nơi, trong mắt chàng trai chỉ chứa mỗi dáng dấp khập khiễng của cô gái, nước mắt nước mũi tèm nhem. Trên cổ cô gái choàng chiếc khăn len đỏ tươi, đôi mắt đẹp ướt át giấu dưới tóc mái, đang òa lên khóc như một đứa trẻ.
Mãi đến sau này, Trầm Nghiêm có kể với tôi rằng lần đó anh thật sự rất muốn chạy tới an ủi tôi.
Nhưng tôi biết thừa con người anh ấy,với cái tính tình kia còn lâu anh mới làm vậy. Nếu không nhờ Lý Bồi Lâm mấy lần xây cầu bắc sang sông, e rằng tôi và Trầm Nghiêm cũng không có ngày này.
Nhờ có tai nạn ngày ấy, mỗi lần nhìn thấy cái biển đá đó tôi đều cố tình đi vòng qua đường khác.
Sau khi kì luyện mùa đông ác quỷ kết thúc, chúng tôi mong chờ năm mới đến từng ngày. Thuở ấy Tết náo nhiệt hơn bây giờ nhiều, lũ trẻ con trong ngõ tụ tập lại đốt pháo, chơi mạt chượt mỗi ngày để lấy bao lì xì. Mùng hai Tết, bố dẫn tôi đi chúc tết họ hàng, tôi phải chịu đựng ngồi cùng một đám không nghề không học vấn, chỉ biết ăn chơi đua đòi tận một ngày trời.
Người ấy gọi điện rủ tôi đi chơi.
Tôi vác theo cặp sách trên lưng, ngờ vực bắt xe buýt đến thư viện thành phố, rồi lên thẳng tầng bốn để tìm.
Trong đám đông tôi cố nhìn xung quanh nhưng lại chẳng thấy ai. Lúc đó tôi còn nghi ngờ cậu cố tình trêu mình, vừa định chửi vào điện thoại thì bỗng ánh mặt trời từ ngoài ô cửa chiếu vào.
Lộ ra dáng người ở hàng ghế cuối cùng kiên định vững chãi.
Đôi mắt của chàng trai dán chặt vào tập đề vật lý.
Mặt trời từ từ di chuyển tới trước mặt tôi, chỉ thấy ánh mắt kia thôi đã khiến tay chân tôi rã rời. Người đối diện vẫn giữ nguyên tư thế, còn vô cùng nghiêm túc. Tôi đứng dậy đi vào nhà vệ sinh để rửa mặt cho tỉnh táo, khi tôi quay lại Trầm Nghiêm đã biến mất.
Tôi ngơ ngác nhìn vào khoảng trống, trong lòng lé lên tia hoảng sợ.
“Em chưa định đi à?” Giọng anh nhẹ nhàng vang lên sau lưng.
Tôi giật mình quay đầu lại nhìn.
Trầm Nghiêm mỉm cười lịch lãm, dịu dàng hệt như quý ông Darcy dưới ngòi bút của Austen. Ngay cả những lần gặp gỡ tình cờ ở trường do tôi cố tình sắp xếp hay những lần hò hẹn do người ấy bày ra, anh ấy cũng chỉ nói với tôi vài câu đơn giản chứ chưa từng thấy anh cười như vậy. Nhận được sự khích lệ của cậu tôi đem theo đề thi thử chạy tới hỏi anh, anh ấy rất chịu khó giải thích cho tôi từng chỗ tôi thắc mắc, và rồi tôi cũng hiểu tại sao vì Tam Mao, Jose sẵn sàng buông bỏ tất cả để theo bà tới Tây Sahara.
Mặt trời khuất sau thư viện ngả dần về phía chân trời.
Tôi cùng anh ấy bắt xe về nhà, chuyến xe mang số hiệu 502 có tới 18 điểm dừng xe dọc đường. Suốt chặng đường không có gì để nói với nhau, chính anh là người mở lời trước. Ngoài cửa tuyết không biết đã rơi từ lúc nào, làm tôi cứ ngỡ mình đã sống được một thiên niên kỷ.
”Lý Bồi Lâm kể rằng anh muốn thi vào Thanh Hoa?” Tôi hỏi.
“Còn em thì sao? Năm sau cũng thi đại học rồi.” Anh hỏi lại tôi chứ không trả lời. “Em muốn thi vào trường nào?”
Nghe thấy câu hỏi của anh ấy tôi lập tức lắc đầu nguầy nguậy, nghĩ tới lúc anh đã chạm tới cánh cổng đại học mình mong ước, còn tôi chỉ biết múa bút thành văn trong vô số những đêm đen dài vô vọng, tôi lại chần chờ không chắc chắn sẽ đỗ vào ngôi trường anh theo học.
Tuyết trên cửa kính vừa rơi xuống đã vội tan đi.
“Vẫn còn nhiều thời gian.” Anh nói “Nếu em chịu khó thì đó cũng không thành vấn đề lớn.”
Khi đó tôi hoàn toàn bị lời khích lệ kiêu ngạo của Trầm Nghiêm tiêm nhiễm, ngày nào cũng lao đầu vào học hành, suýt chút nữa đã quên mất sự tồn tại của người ấy, chỉ có sự quấy rầy của người ấy trên diễn đàn mới nhắc nhở tôi về sự tồn tại của cậu.
Sau khi nói chuyện với người ấy, tôi tức tốc kéo cậu đến một cửa hàng đồ lưu niệm để chọn quà. Tôi chỉ cái này thì cậu bảo xấu hoắc, chỉ vào kia thì cậu bảo quá tục tằng thô thiển. Lúc đó tôi giận lắm nhưng vẫn cần một người giúp đỡ, đành phải co cổ lại nhịn.
“Chỉ có lúc này là ngoan thôi.” Người ấy được sủng sinh kiêu.
Tôi tặng cho cậu ta một ánh mắt khinh bỉ, thề là lúc đó tôi chỉ muốn ném cậu ta xuống sông Hoàng Phổ thôi.
Tới ngày đó, tôi vô tình nhìn thấy anh đang đứng cùng với một nữ sinh.
Cô gái đó trông rất quen mắt, hình như là ủy viên ban học sinh và cũng là bạn ngồi cùng bàn với Trầm Nghiêm. Chị ấy xinh đẹp, hào phóng khiến lòng tôi bỗng cảm thấy tự ti hẳn đi, hối hận khi nghe mấy lời khuyên của người ấy rồi tự rước nhục vào mình, tôi của lúc đó chỉ muốn trùm chăn chìm vào bóng tối.
Tôi chạy tới gốc cây hòe cổ thụ đằng sau trường.
Những vì sao đêm đó rất sáng, tôi chẳng màng tới hình tượng, thẫn thờ ngồi dưới mặt đất. Lúc đó tôi cũng không để ý có người đang đi về phía mình, tận tới khi tôi nhìn thấy đôi giày Nike của Trầm Nghiêm. Trong lòng tôi mới nổ to một tiếng, hô hấp trở nên cứng ngắc.
“Cho anh à?” Anh rất tự nhiền cầm cái hộp lên ngắm nghía.
Vào giờ phút đấy, mọi mánh khóe tên kia dạy tôi cũng đều bị tôi quên sạch, tôi ngờ nghệch gật đầu.
“Tại sao lại tặng anh con dấu?” Trầm Nghiêm thở dài “Lý Bồi Lâm kể cho em hử?”
Hai câu hỏi liên tiếp ập tới khiến đầu óc tôi choáng ngợp, giọng nói lí nhí như tiếng muỗi kêu.
Giọng anh ấy lại chẳng vui sướng như người nhận được quà.
Tôi bị câu nói kia k1ch thích, đến khi mũi cảm thấy chua xót, nước mắt bắt đầu tuôn rơi không ngừng. Nhưng tôi chờ mãi vẫn chẳng thấy một câu nói lạnh nhạt nào vang lên, ngay khi tôi sắp tuyệt vọng đến nơi rồi, một nụ hôn nhẹ nhàng rơi xuống trán tôi.
Lý Bồi lâm, thật sự lúc đó tôi rất muốn tôn sùng cậu như một vị thần.
- ---------
Người ấy lẳng lặng đứng hút thuốc ở cổng trường, dáng vẻ có chút cô quạnh.
Mưa như trút xuống làm ướt hệt vạt áo cậu nên tôi mang ô tới che. Người ấy đang mặc chiếc áo khoác màu xanh lam, vẻ mặt chán nản đá vào tấm bạt rách, người ấy cắn điếu thuốc rồi nhét một gói gì đó vào tay tôi.
“Gì vậy?” Tôi hỏi
Người ấy nhún vai: “Trầm Nghiêm đưa cho cậu.”
Tôi vui sướng ôm thứ đồ đó vào trong lòng, như không để ý tới sự cô đơn trên gương mặt người ấy. Ở ngã tư đường, một chiếc xe taxi chậm rãi chạy tới, dừng ở bên tay cậu, người ấy nói vội tới quán nét chơi Warcraft.
Nước mưa thấm ướt giấy gói nên tôi mở ra xem.
Hình ảnh tôi chặn chàng trai ở trước cửa hiếu sách “Có tri thức hiểu lễ nghĩa” năm nào chợt ùa về, điều đó không khỏi khiến tôi cảm thấy hoài niệm đến bật cười.
Tôi ngước nhìn chiếc xe taxi đã lẫn vào biển người, những ngày người ấy giúp tôi bày mưu tính kể tưởng chừng mới vừa hôm qua.