Cha Giàu Cha Nghèo

Chương 29: Tập 5



Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter

Mùa xuân năm 1999, tôi có một buổi nói chuyện với khoảng 250 quan chức ngân hàng ở Los Angeles. Tôi là người nói đầu tiên vào buổi sáng, tôi đã bay từ Phoenix(nơi tôi sống) từ đêm hôm trước. Sau bữa điểm tâm, tôi ngồi trong phòng khách sạn và nghĩ trong đầu chủ đề về những gì phải nói với mấy ông quan chức ngân hàng này. Bình thường tôi nói về: bản kê tài chính, sự hiểu biết về tài chính và sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản…nhưng dường như không thích hợp với những người này. Họ không phải những quan chức ngân hàng bình thường, họ là những nhà cho vay. Tôi nghĩ họ hiểu rõ về những kiến thức tài chính cơ bản mà tôi thường nói, hay ít nhất tôi cũng hi vọng như vậy.

Buổi nói chuyện của tôi theo kế hoạch là 9:30, bây giờ đã là 8:00. Tôi muốn có một ý tưởng mới cho những người này. Ngồi trên bàn, tôi liếc nhìn tờ báo mà khách sạn đã cung cấo. Trên trang nhất là một tấm hình của một cặp vợ chồng ngồi trên chiếc xe đánh gôn của họ và một dòng nhan đề:”Chúng tôi quyết định nghỉ hưu sớm”.

Tờ báo giải thích kế hoạch nghỉ hưu 410k của cặp vợ chồng này đã hoàn thành 10 năm trước. Nhờ thị trường chứng khoán bùng phát nên họ nghỉ hưu sớm hơn 6 năm so với kế hoạch. Khi đó người chồng 59 tuổi và người vợ 56 tuổi. Tờ báo trích dẫn lời nói của họ ”Quỹ chung của chúng tôi đã hoạt động khá tốt và một ngày kia chúng tôi nhận ra chúng tôi là triệu phú. Thay vì làm việc thêm 6 năm, chúng tôi nghĩ lại, bán nhà cửa và mua căn nhỏ hơn ở khu nghỉ hưu, trả thêm tiền từ lợi nhuận bán căn nhà vào tiền thế chấp, cắt giảm chi phí và hôm nay chúng tôi chơi gôn mỗi ngày”

Tôi đã tìm thấy chủ đề cho buổi nói chuyện. Đọc xong bài báo, tôi tắm rửa, thay đồ và chờ những nhà cho vay. Đúng 9:30, tôi được giới thiệu và lên sân khấu. Tôi chiếu lớn bài báo lên, bắt đầu buổi nói chuyện bằng cách chỉ vào bức anh của đôi vợ chồng và lặp lại nhan đề:”Chúng tôi quyết định về hưu sớm”. Tôi chỉ ra tuổi của đôi vợ chồng và đôi dong chú thích trong bài báo. Đặt tờ báo xuống tôi nói: ”Vợ tôi, Kim, và tôi về hưu thật sớm. Vào năm 1994, tôi 47 tuổi và vợ tôi 37 tuổi. Tôi nhìn quanh phòng và nhận thấy những người khác nhau về độ tuổi đang bị thu hút. Sau một hồi im lặng, tôi tiếp: “Tôi hỏi các bạn nhé…Làm thế nào mà tôi về hưu trước ông ta 12 năm…và vợ tôi sớm hơn 19 năm? Điều gì tạo ra sự khác biệt?”

Sự im lặng vẫn tiếp tục. Tôi đã bắt đầu một cách tệ hại. Tôi biết còn quá sớm và tôi biết tôi đã yêu cầu thính giả phải suy nghĩ thay vì lắng nghe. Tôi biết tôi có thể kiêu căng và tự phụ, so sánh sự nghỉ hưu sớm hơn đôi vợ chồng trong tờ báo. Nhưng tôi muốn để lại dấu ấn cho những người này và quá muộn để quay đầu lại. Tôi cảm thấy mình như người hề đang nói câu chuyện vui mà khán giả chẳng ai cười. Tiếp tục, tôi hỏi: “Bao nhiêu người trong số bạn có kế hoạch về hưu sớm?”

Một lần nữa không ai trả lời. Không ai giơ tay. Không khí nặng nề trong phòng tăng lên. Tôi như chết đứng trên sân khấu. Tôi biết tôi đã làm điều gì đó quá nhanh. Nhìn xuống đám đông, tôi thấy hầu hết mọi người đều trẻ hơn tôi. Một số bằng tuổi tôi thì không ấn tượng lắm khi tôi nói về nghỉ hưu sớm. Tôi hỏi tiếp: “Bao nhiêu người trong số các bạn dưới 45 tuổi?”.

Bất thình lình có trả lời. Những cánh tay chậm chạp giơ lên khắp căn phòng. Tôi ước khoảng 60% số người đã giơ tay để ra dấu rằng họ chưa đến 45 tuổi. Thay đổi cách nói chuyện, tôi hỏi đám đông: ”Bao nhiêu trong số bạn muốn về hưu trong khoảng thời gian 40-50 tuổi và tự do tài chính trong khoảng đời còn lại?”

Bây giờ những cánh tay giơ lên hăng hái hơn. Tôi bắt đầu giao thiệp tốt hơn và những thính giả bằng tuổi tôi hoặc lớn hơn bắt đầu lúng túng, họ nhìn những người trẻ tuổi ngang hàng. Nhận thấy sự không hài lòng của những người này, tôi cần phải nói điều gì đó để họ không ghét.

Nhìn sang những người này tôi cười và nói: “Tôi xin cảm ơn các nhân viên ngân hàng cho vay trên toàn thế giới vì họ giúp tôi hoàn thành việc về hưu sớm, chứ không phải những nhà môi giới bất động sản hay chứng khoán, cũng không phải các nhà cố vấn tài chính hay kế toán viên. Chính là các bạn, những người cho vay trên thế giới, những người làm cho giấc mơ về hưu sớm hơn bố tôi 20 năm thành hiện thực” Nhìn quanh căn phòng, tôi thấy sự bực bội đang bắt đầu tiêu tan và tôi có thể tiếp tục buổi nói chuyện. Tôi hỏi tiếp: “Vậy làm thế nào tôi có thể về hưu sớm hơn cặp vợ chồng trong tờ báo và làm thế nào các nhà cho vay như các bạn đã giúp tôi?”

Một lần nữa là sự im lặng. Tôi bắt đầu nhận ra rằng họ không biết đã giúp tôi như thế nào. Mặc dầu vẫn là sự im lặng nhưng lần này họ dường như đã được đánh thức. Quýêt định không hỏi nữa vì sẽ khiến họ do dự. Tôi quay sang viết hai chữ thật lớn:

Nợ & Tiền quỹ

Trở lại với khán giả, tôi chỉ vào chữ Nợ và nói: “Tôi có thể về hưu sớm hơn vì tôi dùng nợ để hỗ trợ cho việc về hưu. Còn đôi vợ chồng này, những người với chương trình 401k, dung tiền quỹ của họ để hỗ trợ họ về hưu. Vì vậy họ mất thời gian lâu hơn tôi”.

Dừng lại một lúc, tôi muốn để họ hiểu sâu một tí. Thế rồi một người giơ tay và hỏi: “Ý ông là những người trong tờ báo này dùng tiền của họ để về về hưu còn ông thì dùng tiền của chúng tôi để về hưu”

“Đúng thế”, tôi nói. “Tôi dùng tiền của các bạn và lún sâu trong nợ, còn họ thì cố gắng thoát nợ”

“Vì vậy mà họ mất thời gian lâu hơn à”, một người khác nói. “Mười hai năm lâu hơn ông. Họ mất thời gian lâu hơn vì họ dùng tiền của họ, tiền quỹ của chính họ để về hưu”.

Mười tám năm của một đời người

Tôi cười, gật đầu và nói: “Đối với tôi, về hưu ở cái tuổi 47 đã cho tôi thêm 18 năm khi so sánh với ai đó về hưu ở tuổi 65. Và 18 năm là giá trị biết chừng nào…18 năm của tuổi trẻ? Đối với vợ tôi thì cô ấy có thêm 28 năm để được hưởng tuổi trẻ. Có bao nhiêu bạn ở đây muốn về hưu sớm để được hưởng tuổi trẻ, sức sống và tự do…tự do để làm bất cứ chuyện gì bạn muốn để kiếm toàn bộ số tiền bạn cần?”


Nhiều cánh tay giơ lên khắp căn phòng. Bây giờ có thêm nhiều nụ cười kèm theo những cánh tay ấy. Đúng như mong đợi, có vài người ngồi khoanh tay trước ngực và gác chân lên đầu gối. Buổi nói chuyện của tôi dường như không được hài lòng bởi những người này. Những người hoài nghi thì luôn hoài nghi. Dường như tôi không đụng chạm đến họ và ít nhất tôi đã cứu nguy được phần mở đầu tệ hại và một số người đã đứng về phía tôi.

Một người đàn ông dãy ghế trước giơ tay và hỏi: “Ông không phiền giải thích chút xíu làm thế nào ông sử dụng nợ và họ sử dụng tiền quỹ”.

“Được thôi”, tôi nói và hạnh phúc khi có cơ hội để giải thích xa hơn. Cầm tờ báo và chỉ vào tấm hình tôi nói: “Những người này về hưu trước kế hoạch 6 năm, nếu 65 là cái mốc để về hưu, là nhờ thị trường chứng khoán làm việc tốt. Cho nên, ông ta làm tốt vì đã đầu tư tiền của ông vào thị trường. Liệu sẽ tốt hơn cho ông ấy nếu ông mượn tiền của ngân hàng các bạn và đầu tư tiền của các bạn vào thị trường tương tự như thế?”

Một chút lo lắng hiện lên trên các gương mặt. Điều tôi vừa nói đã làm họ bối rối. Một chàng trai trẻ với vẻ khó hiểu đã lên tiếng: “ Nhưng tôi sẽ không cho ông ấy mượn tiền để đầu tư chứng khoán?”

“Tại sao?”, tôi hỏi.

“Bởi vì nó rất rủi ro”, anh ta trả lời.

Gật đầu, tôi nói: ”Bởi vì rủi ro nên những người về hưu này đã phải dùng tiền của họ..tiền quỹ của họ. Kế hoạch hưu của họ, 401k, đã làm việc tốt và loại cổ phiếu họ chọn cũng vậy. Họ làm tốt vì thị trường làm việc tốt. Thị trường làm việc tốt vì hàng triệu người làm tốt, hàng triệu người ấy cũng như họ thôi, cùng làm những điều như nhau vào một thời điểm…vì vậy họ về hưu sớm. Nhưng họ mất thời gian lâu hơn vì họ dùng tiền của chính họ. Thú vị ở chỗ, họ đầu tư vào ngành của các bạn, mà họ không được cho mượn tiền vì nhân tố rủi ro. Ngân hàng của các bạn không cho mượn tiền để suy xét về thị trường chứng khoán, đúng không?”

Hầu hết mọi người trong phòng gật đầu.

“Vậy ý ông là họ may mắn a`?”, một người khác hỏi

“Vâng, họ đã ở đúng nơi đúng lúc của chu kì thị trường”, tôi nói. “Nếu chiều hướng đi ngược lại, họ đã không thể về hưu sớm rồi”

“Vậy ông dùng tiền của chúng tôi để đầu tư vào cái gì?”

“Bất động sản”, tôi nói. “Các bạn còn cho mượn tiền vào việc gì nữa? Các bạn là những người cho vay, không phải à? Các bạn không phải là những nhà đầu tư, phải không?”

Một người trẻ gật đầu và nói nhỏ: “Chúng ta là những nhân viên ngân hàng cho vay và chúng ta cho mượn tiền vào bất động sản, không phải chứng khoán, không phải khế ước, cũng không phải vào các quỹ chung”.

“Nhưng không phải thị trường chứng khoán tăng giá nhiều hơn bất động sản trong 10 năm gần đây sao?”, một phụ nữ trẻ nói. “ Quỹ 401k của tôi đã thực hiện tốt hơn nhiều so với các vụ đầu tư bất động sản mà tôi từng thấy”.

“Điều đó có thể đúng”, tôi nói. “Nhưng quỹ 401k tăng giá trị vì thị trường trên đà đi lên và tăng lợi nhuận. Vậy chính sách của bạn là đầu tư vào thị trường đang lên và có thể tăng lợi nhuận à?”

“Không phải là một chính sách”, cô ấy trả lời.

“Tôi cũng vậy”, tôi trả lời. “Tôi không chỉ đầu tư vì tăng lợi nhuận. Giá trị của các bất động sản của tôi không cần phải tăng giá trị thì tôi mới có thể làm ra tiền…mặc dù một số đã tăng giá rất nhanh trong cùng thời kỳ và không có cái nào giảm giá như cổ phiếu hay các quỹ chung”.


“Vậy nếu ông đầu tư để tăng lợi nhuận, thì ông đầu tư vì cái gì?”, cô ấy hỏi.

“Tôi đầu tư vì vòng quay tiền mặt”, tôi nói nhỏ. “ Quỹ 401k đã bỏ vô túi các bạn bao nhiêu tiền mỗi tháng để các bạn tiêu xài?”

“Chẳng có gì”,cô ấy nói. “Mục đích của kế hoạch về hưu là có sự giảm thuế và số tiền đó vào tài khoản của chúng tôi. Nó không có mục đích tạo vòng quay tiền mặt cho chúng tôi.”

“Bạn có sở hữu bất động sản nào để tạo vòng quay tiền mặt hàng tháng cộng với sự giảm thuế”, tôi hỏi.

“Không”, cô ấy nói. “Những gì tôi có là kế hoạch đầu tư vào các quỹ chung”.

“Và bạn là nhân viên ngân hàng cho vay phải không?”, tôi hỏi với giọng trêu chọc.

Cô ấy tiếp: “Ông mượn tiền của chúng tôi để mua bất động sản. Mỗi tháng mỗi bất động sản đó đem lại vòng quay tiền mặt cho ông. Ông và vợ ông có thể về hưu vì ông có vòng quay tiền mặt trong khi chúng tôi thì hy vọng có sự tăng giá của các quỹ chung và hy vọng về hưu sau đó…hy vọng thị trường không khủng hoảng khi đến lúc về hưu. Nói cách khác, tôi giúp ông về hưu sớm nhưng tôi không giúp chúng tôi?”

“Đó có thể là một điều tôi muốn nhắm tới”, tôi trả lời. ”Và đó là lý do vì sao tôi ở đây cảm ơn các bạn và ngành nghề của các bạn vì đã đóng góp vào quỹ hưu của chúng tôi. Các bạn đã đóng góp hàng triệu đô vì vậy tôi đã có thể nghỉ hưu sớm. Tôi hy vọng các bạn cũng suy nghĩ và làm như cho chính các bạn”.

Buổi nói chuyện kết thúc và mặc dù họ là những quan chức ngân hàng cho vay, tôi có thể nghe những lời như thế này trong đám đông:

1. “Những gì ông ấy nói quá rủi ro”

2. “Tôi sẽ không bao giờ cho ông ta mượn tiền nữa”

3. “Ông ấy không biết ông đang nói cái gì”

4. “Bạn không thể làm như vậy hôm nay. Thị trường đã khác rồi”

5. “Ông ta chỉ may mắn. Cứ chờ thị trường khủng hoảng rồi ông ta sẽ quỳ gối năn nỉ chúng ta”

6. “Bất động sản quá nhiều rồi, sẽ sớm khủng hoảng”

7. “Biết bao nhiêu người như ông ta phá sản với bất động sản”

8. “Nếu nợ nhiều quá, tôi sẽ không cho ông ta mượn tiền nữa”.


9. “Nếu ông ta về hưu rồi, còn đến đây làm gì nữa”

Bài học của người cha nghèo

Người cha nghèo của tôi thường khuyên “Đến trường, đạt điểm cao, tìm công việc ổn định, làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền”. Ông còn trích dẫn những câu danh ngôn như ”Đừng là người mượn tiền hay là người cho mượn”. hoặc “Một xu tiết kiệm được là một xu kiếm được” hoặc “Nếu bạn không mua nổi nó thì đừng mua nó, luôn trả bằng tiền mặt”.

Cuộc đời người cha nghèo của tôi sẽ rất tốt đẹp nếu ông làm theo những lời khuyên của chính ông, cũng như nhiều người, ông nói những điều rất đúng nhưng ông làm không đúng. Thay vì vậy ông mượn tiền để mua nhà, mua xe. Ông không bao giờ đầu tư vì ông luôn nói “Đầu tư rất rủi ro”. Thay vì vậy ông cố gắng tiết kiệm tiền…nhưng mỗi lần khẩn cấp, ông lại lấy tiền từ số tiền ấy. Ông mượn tiền vì những thứ làm ông nghèo và ông từ chối mượn tiền để có những thứ làm ông giàu. Đây là những điều khác nhau tinh tế đã gây ra nhiều điều khác biết trong đời ông. Bởi vì những lối suy nghĩ và cách quản lý tiền bạn suốt đời này của ông mà ông không thể về hưu ở tuổi 65. Điều này cũng giải thích vì sao ông phải làm việc cho đến ngày ông bệnh ung thư và không làm được nữa. Ông đã làm việc cực nhọc suốt đời và những tháng cuối đời ông, ông chiến đấu vì cuộc đời và căn bệnh ung thư. Ông rất tốt, làm viêc chăm chỉ, dành hết đời để làm việc, tránh cảnh nợ nần và cố gắng tiết kiệm. Và những bài học về cuộc đời và tiền bạc ấy đã được ông cố gắng truyền lại cho tôi.

Bài học của người cha giàu

Người cha giàu của tôi, người bạn thân nhất của cha ruột tôi, đã dạy tôi những bài học khác hẳn về cách suy nghĩ về tiền bạc. Ông thường hỏi và nói những điều như:

1. ”Mất bao lâu thì con tiết kiệm được 1 triệu đô?”. Sau đó ông lại hỏi: “Mất bao lâu thì con mượn được 1 triệu đô?”

2. “Ai sẽ giàu hơn sau một đoạn đường dài? Một người làm cả đời để tiết kiệm 1 triệu đô? Hay một người biết cách mượn 1 triệu đô ở lãi suất 10% và biết cách đầu tư nó để nhận 25% tiền lời mỗi năm?”

3. “Những người như thế nào thì ngân hàng cho mượn tiền? Một người làm việc cực nhọc vì tiền hay một người biết cách mượn tiền và bắt số tiền đó làm việc một cách an toàn và khôn ngoan?”

4. “Con phải là người như thế nào và con cần phải biết những gì để vào ngân hàng và nói “Tôi muốn mượn 1 triệu đô”. Sau đó ngân hàng trả lời “Tôi có sẵn giấy tờ cho ông ký trong vòng 20 phút””

5. “Tại sao chính phủ đánh thuế tiền tiết kiệm của con mà lại bớt thuế khi con đang nợ”.

6. “Ai sẽ thông minh hơn về mặt tài chính và được giáo dục về tiền bạc? Một người có một triệu đô trong khoản tiết kiệm hay một người đang nợ một triệu đô”

7. “Ai sẽ thông minh hơn với tiền bạc? Một người làm việc vì tiền hay một người bắt tiền làm việc vì mình”

8. “Nếu con có một lựa chọn, con sẽ chọn đến trường và học cách làm việc vì tiền hay đến trường và học cách bắt tiền làm việc vì mình?”

9. “Tại sao ngân hàng vui vẻ cho con mượn tiền để suy xét về bất động sản, nhưng sẽ do dự khi cho con mượn tiền để suy xét về thị trường chứng khoán?”

10. “Tại sao những người làm việc cực nhọc nhất thì trả thuế nhiều hơn những người làm việc ít và mượn nhiều?” Khi nói đến việc đi làm, tiền bạc, tiết kiệm và nợ, hai người cha của tôi đã có những quan điểm khác nhau rõ ràng.

Nhưng điểm khác nhau lớn nhất là câu nói của người cha giàu: “Người nghèo và người trung lưu mất nhiều thời gian để làm giàu vì họ dùng tiền của chính họ. Nếu con muốn làm giàu, con cần biết cách sử dụng tiền của người khác…chứ không phải của con.”

Cảnh báo: Cuốn sách này không phải về mượn tiền và lún sâu trong nợ…mặc dù tôi sẽ thảo luận về cách sử dụng nợ như một công cụ để về hưu sớm và giàu. Như đã nói ở phần giới thiệu, đòn bẩy là sức mạnh…mà sức mạnh có thể được sử dụng, lạm dụng và khiếp sợ. Chúng ta nên coi nợ như một khẩu súng nạp đạn, thật cẩn thận. Nợ, như khẩu súng nạp đạn, có thể giúp bạn nhưng cũng có thể giết bạn…bất chấp là ai đang cầm nó.

Tôi nhấn mạnh điều này vì trên trang web của tôi, một thanh niên trẻ viết rằng anh đã xin thôi việc, mang ra vài thẻ tín dụng và lún sâu trong nợ để mua bất động sản. Anh nói: “Tôi theo lời khuyên của Robert và lún sâu trong nợ với những nợ tốt”.

Trước tiên, tôi chưa bao giờ khuyên ai dùng thẻ tín dụng để mua bất động sản, tôi không khuyến khích quá trình này, thật nguy hiểm. Tôi không khuyến khích vì tôi biết nhiều người đã dùng thẻ tín dụng để mua bất động sản và đã phá sản. Điều tôi khuyên là hãy học cách sử dụng nợ một cách khôn ngoan.


Trong khi tôi bắt đầu chương này bằng nói lên sự khác nhau giữa nợ và tiền quỹ, cuốn sách này không chỉ nói về nợ. Cuốn sách này còn nói về một chủ đề quan trọng hơn cho những ai muốn về hưu sớm và giàu.

Từ ngữ quan trọng thứ hai

Trong phần giới thiệu tôi đã viết về câu nói của người cha giàu: “Từ ngữ quan trọng nhất trong thế giới tiền bạc là vòng quay tiền mặt. Từ ngữ quan trọng thứ hai là đòn bẩy”. Khi nói với các quan chức ngân hàng về việc dùng tiền của họ để về hưu sớm, tôi thực sự đang nói dùng tiền của họ như một sức mạnh đòn bẩy.

Cũng trong phần giới thiệu, tôi viết rằng câu chuyện mà người cha giàu thích nhất về đòn bẩy là David và Goliath. Ông muốn thường kể cho chúng tôi mỗi khi chúng tôi muốn nghe. Ông còn nói: “Hãy nhớ, David đánh bại Goliath vì David hiểu công thức của sức mạnh đòn bẩy”.

“Con nghĩ anh ấy dùng súng cao su”, tôi nói.

“Đúng”, ông trả lời. “Nằm trong tay, một khẩu súng cao su là một dạng của đòn bẩy. Một khi hiểu được sức mạnh của đòn bẩy, con sẽ thấy nó ở mọi nơi. Nếu con muốn giàu, con phải học cách khai thác sức mạnh đó.” Người cha giàu gõ vào đầu tôi “Ngay cả khi con là những người nhỏ bé trên thế giới, con có thể chiến thắng những người to lớn nếu con hiểu sức mạnh của đòn bẩy”

Khi chúng tôi lớn lên, người cha giàu đã tìm những ví dụ về đòn nhằm làm những bài học về tiền bạc thêm phần thú vị và ông thường tìm những chủ đề mà chúng tôi ưa thích để dạy chúng tôi những bài học ấy. Ví dụ, khi ban nhạc Beatles lần đầu tiên đến Mỹ, thập niên 60, bọn trẻ chúng tôi rất thích, và ông đã gây ấn tượng cho chúng tôi về số tiền mà Beatles đã làm được. Trong bài học, ông nói: “Lý do The Beatles làm thật nhiều tiền vì họ biết dụng nhiều đòn bẩy”. Ông giải thích rằng The Beatles làm nhiều tiền hơn cả Tổng thống Mỹ, bác sĩ, luật sư, kế toán và cả ông cũng vì sức mạnh đòn bẩy về mặt tài chính. Ông tiếp: “The Beatles sử dụng ti vi, rađio, băng đĩa như đòn bẩy. Vì vậy nên họ giàu”.

Tôi và Mike hỏi: “Ti vi, rađio, băng đĩa là dạng duy nhất của đòn bẩy sao?”

“Chúng ta cần phải là siêu sao nhac rock để giàu sao?”, tôi hỏi. Tôi lúc này 16 tuổi và tôi biết ca hát không phải điểm mạnh của tôi và nhạc cụ duy nhất tôi chơi được là chiếc rađio.

Người cha giàu cười và nói: “Không, con không cần phải là siêu sao để giàu có và ti vi, rađio và băng đĩa không phải loại đòn bẩy duy nhất. Nhưng nếu con muốn giàu, con phải sử dụng vài dạng đòn bẩy. Sự khác nhau giữa người giàu, nghèo và trung lưu là những dạng đòn bẩy khác nhau mà họ dùng. Người giàu giàu hơn vì họ dùng các loại đòn bẩy khác và họ dùng nhiều những dạng đó.”

Cuốn sách này nói về sức mạnh của đòn bẩy

Người cha giàu thường lặo đi lặp lại nhiều lần cho chúng tôi “Đòn bẩy tài chính là một thuận lợi mà người giàu có trong khi người nghèo và trung lưu thì không”. Ông cũng nói: “Đòn bẩy tài chính là cách người giàu càng giàu hơn một cách nhanh chóng”. Vì thế mà cuốn Rich dad poor dad tập 1 tập trung vào vòng quay tiền mặt, cuốn sách này sẽ tập trung vào chữ đòn bẩy để giúp bạn về hưu sớm và về hưu giàu,bạn cần sử dụng vài dạng đòn bẩy. Đó là đòn bẩy, chứ không phải chăm chỉ, đã giúp tôi và Kim về hưu sớm. Trong chương kế tiếp, cuốn sách này sẽ đi vào vài ví dụ về đòn bẩy.

Tôi bắt đàu chương này với câu chuyện về buổi nói chuyện với các quan chức ngân hàng và làm thế nào tôi dùng tiền của họ hơn là tiền của tôi để về hưu sớm. Đó là một ví dụ về sử dụng nợ như một đòn bẩy.

Vấn đề là đòn bẩy như con dao hai lưỡi, có thể cắt chính bạn. Nói cách khác, một người có thể dùng đòn bẩy để tiến lên trước hoặc rơi phía sau về mặt tài chính.

Một trong những lý do tầng lớp trung lưu và nghèo làm việc cực nhọc, làm nhiều năm hơn, gặp khó khăn để trả hết nợ, trả nhiều thuế vì họ thiếu một dạng đòn bẩy rất quan trọng…và đó là sự giáo dục về tài chính. Vì vậy trước khi bạn chạy ra ngoài mượn nợ để đầu tư vào tài sản, hãy nhớ rằng nợ chỉ là một dạng của đòn bẩy và tất cả các loại đòn bẩy đều có 2 cạnh rất sắt. Tôi xin lặp lại lời nói của người cha giàu:

“Ai sẽ thông minh hơn về mặt tài chính và được giáo dục về tiền bạc? Một người có một triệu đô trong khoản tiết kiệm hay một người đang nợ một triệu đô”

Điểm quan trọng nhất tôi muốn nói là Cuốn sách này cơ bản nói về Giáo dục tài chính, Và bất chấp loại đòn bẩy nào bạn dùng, trước hết tôi khuyên bạn hãy học bất cứ loại đòn bẩy nào mà bạn thích.

Người cha giàu nói: “Nếu con muốn giàu, con cần biết sự khác nhau giữa nợ tốt và nợ xấu, chi phí tốt và chi phí xấu, thu nhập tốt và thu nhập xấu, tiêu sản tốt và tiêu sản xấu”.

Chương này đơn thuần nói về dạng đòn bẩy nợ. Nếu bạn không quen thuộc sự khác biệt giữa các khái niệm này, đơn giản thế này, nợ tốt là nợ bỏ tiền vào túi bạn mỗi tháng, nợ xấu là nợ móc tiền từ túi bạn mỗi tháng. Ví dụ, nợ từ các căn hộ cho thuê của tôi bỏ tiền vào túi tôi mỗi tháng, nợ từ căn nhà tôi đang ở ( tôi vay tiền mua nhà) móc tiền từ túi của tôi mỗi tháng).

Sau khi xem xét danh sách này, bạn có thể nghĩ về điều bạn muốn làm với món nợ. Bạn có thể muốn giảm nợ xấu và nghĩ về tăng nợ tốt. Nếu bạn làm việc để tăng nợ tốt, cỏ hội của bạn để nghỉ hưu sớm và giàu đã cải tiến tốt hơn. Nhưng luôn nhớ xử lý với nợ giống như xử lý một khẩu súng nạp đạn, rất cẩn thận.