Nội dung truyện Châu Về Hợp Phố - Hoa Sinh Tước Bất Động
Tên truyện gốc: [ABO sinh con] Mất mà tìm lại
(tên truyện mới do editor tự đặt)
Tác giả: Hoa Sinh Tước Bất Động
Thể loại: Nguyên sang, Đam mỹ, Hiện đại, HE, Tình cảm, H văn, Sinh con, ABO, Song hướng yêu thầm, Niên thượng, Góc nhìn từ hai phía, Ấm áp, 1v1, Nhẹ nhàng, đoản văn
Số chương: 14 chương + 1 ngoại truyện
Couple: Giáo sư viện Y học Cố Hoài Châu (A công) x một lòng nuôi con giảng viên Vu Dao (O thụ)
Giới thiệu:
Giáo sư Cố Hoài Châu nổi tiếng của viện Y Học trong nước là một Alpha trung niên đầy ưu tú vẫn chưa lập gia đình. Trước đây khi anh được mời đến thỉnh giảng ở Thụy Điển, anh đã làm một việc không thể diễn tả với một Omega trong trường, sau đó còn chưa kịp hỏi rõ tên họ đã để lỡ mất người ta.
Nhiều năm sau, viện Y Học tuyển thêm một giảng viên Omega mới tên là Vu Dao, cậu chưa kết hôn đã có con, còn là một bé mèo nhỏ ham ăn, trời xui đất khiến lại trở thành trợ giảng của Cố Hoài Châu.
Vừa sinh lòng kính trọng với đối phương, vừa lo lắng đối phương sẽ chán ghét mình đã sinh con, cậu liên tục kiềm chế rồi lại không nhịn được muốn đến gần người đó. Bỗng một ngày cậu phát hiện ra, chất dẫn dụ của giáo sư Cố lại có thể trấn an bé con nhà mình.
- -------------------------------------------
Cẩm nang trước khi đọc truyện:
1. Công 40 tuổi, thụ 25 tuổi, hơn nhau 15 tuổi (niên thượng).
2. Bánh bao nhỏ mới 5 tuổi cực cute.
3. Thiết lập xã hội ABO hiện đại, không phân biệt mạnh yếu, mọi người đều bình đẳng!
4. Truyện song hướng yêu thầm, nhẹ nhàng, bình đạm, có tag H văn nhưng H không nhiều.
- ------
(*) Giải đáp về tên truyện "Châu về Hợp Phố":
"Châu về Hợp Phố" có nghĩa là "những cái quý giá không mất được, sớm muộn cũng sẽ quay trở về với chủ nó". Châu về Hợp Phố vốn là một điển tích gốc Hán, bắt nguồn từ câu "châu hoàn Hợp Phố" hoặc "Hợp Phố châu hoàn". Tương truyền, quận Hợp Phố có rất nhiều ngọc quý. Người dân thường đi mò ngọc để đổi lấy lương thực. Ở thời Hậu Hán, tại đây có tên quan thái thú tham lam, bạo tàn, thường bắt dân đi mò ngọc đem về cho chúng không biết bao nhiêu mà kể. Ngọc quý bỏ đi hết khiến dân không có gì đổi lấy cái ăn. Khi Mạnh Thường đến làm Thái thú tại đây đã bãi bỏ những tệ cũ, chăm lo cho đời sống của người dân tốt hơn nên chỉ chưa đầy một năm sau, ngọc bỏ đi này tìm về lại Hợp Phố và người dân lại trở về nghề cũ. Từ tích này, mới có câu "châu về Hợp Phố" để chỉ vật quý trở lại chốn cũ, hay nhận lại những vật quý đã mất.