Con Hồ Ly Đáng Yêu Với Muôn Ngàn Chiêu Trò

Chương 25: Chuunibyou là bệnh, cần phải trị



"... Người Việt học bắn cung, tên bay vút lên trời nhưng kết quả là mọi mũi tên chỉ rơi xuống trong vòng năm bước, dù vậy họ vẫn không chịu thay đổi phương pháp của mình."

"... Đây là một sai lầm của chủ nghĩa giáo điều. Đó là lý do tại sao lại có câu ‘Giữ lối cũ khi thế giới thay đổi cũng giống như cách người Việt học bắn cung.’ Câu này có nghĩa là thời đại sẽ thay đổi, nếu cứ tuân theo các quy tắc cũ và không nghĩ đến việc thay đổi thì sẽ giống như cách người Việt bắn cung. "

"... Mặc dù các quy luật tự nhiên có tính tất yếu của chúng, nhưng không có nghĩa là đã hình thành thì sẽ không thay đổi. Đi theo dấu chân của người khác sẽ không bao giờ có thể tìm ra con đường của mình, cũng như không thể nhận rõ phương hướng."

“… Là người hiện đại, chúng ta không nên bắt chước người Việt, bảo thủ không chịu thay đổi, mà nên “tìm tinh hoa, bỏ sai lầm” nhằm “không ngưỡng mộ quá khứ, không níu kéo hiện tại, thay đổi theo thời đại và thích ứng với sự chuyển biến của thế giới…’ ”

"..."

Lý Nhạc không thể không mỉm cười.

Đề văn đúng là ra ông ra. Chỉ cần học sinh thấy được “người Việt học bắn cung” là một tài liệu dạy học phê phán, rồi đưa ra những lập luận kiểu “không thể bảo thủ, không chịu thay đổi”, và “bỏ cái trấu mà giữ cái cốt, lấy mới thay cũ” thì sẽ được coi là đi vào trọng tâm.

Mà theo quy tắc tính điểm, một khi đã đi vào trọng tâm của câu hỏi, chỉ cần phần phía sau viết không quá tệ thì điểm sẽ không thấp.

Nếu không có chuyện gì ngoài ý muốn thì điểm môn ngữ văn của Thẩm Niệm Sơ sẽ lại nằm trong top ba của khối.

Lý Nhạc đảo mắt, tình cờ liếc về phía trước thì lập tức sửng sốt.

Nếu ông không nhầm thì nam sinh cao lớn ngồi trước Thẩm Niệm Sơ còn sắp hoàn thành phần viết luận của mình?

Lý Nguyệt thấy hơi khó tin, lại nhìn lại lần nữa thì thấy mình không hề nhầm. Mặc dù khoảng cách khá xa, không thể nhìn rõ nội dung trên giấy thi nhưng nét chữ dày đặc trên đó đã minh chứng tất cả.



Phải biết là từ lúc bắt đầu thi đến giờ mới chỉ hơn một giờ, ngay cả Thẩm Niệm Sơ cũng mới chỉ xong phần mở bài, thậm chí hầu hết học sinh vẫn còn đang phải vật lộn với một số câu đọc đọc hiểu, vậy mà nam sinh này đã sắp xong?

Không thể nào.

Lí Nhạc cau mày – nam sinh này trông rất lạ – chắc chắn không nằm trong nhóm học sinh có điểm môn ngữ văn tốt nhất, nhưng tốc độ làm bài này lại quá nhanh, đến cả Thẩm Niệm Sơ còn không kịp thì có hơi quá khủng.

"Chẳng lẽ bỏ qua vài câu để làm phần viết luận trước..." Nghĩ đến đây, Lí Nhạc tiến về phía trước với nỗi lòng tràn đầy nghi hoặc, đến bên cạnh Trần Gia Ngư để xem chuyện gì đang xảy ra.

Tiếc là phần lớn phiếu trả lời và câu hỏi chủ quan đều đã bị giấy thi che nên khó nhìn rõ.

Tuy nhiên, ông lập tức bị thu hút bởi nét chữ phóng khoáng và mạnh mẽ của người thiếu niên. Đôi mắt ông sáng lên, "Chà, nét chữ này không tồi, tự nhiên, thoải mái, lại duyên dáng và tao nhã, rất có phong cách Ngụy Tấn, hẳn là phải luyện tập chăm chỉ. Đã thế thì xem thử bài văn của cậu này xem thế nào."

Theo thói quen, đầu tiên là nhìn tiêu đề của tác phẩm:

“Mũi tên của người Việt, không thay đổi sơ tâm.”

Vừa thấy mấy chữ này, Lí Nhạc lập tức mất hứng thú.

Rõ ràng, học sinh này đã coi việc "Người Việt học bắn cung" là một tài liệu giảng dạy mang tính tích cực.

Đáng tiếc, rõ ràng là đã lạc đề, chẳng khác nào chạy một mạch đến Cầu Bà Ngoại.

Đã chạy như này thì cho dù phần tiếp theo có xuất sắc và văn vẻ đến đâu thì cũng chỉ phí công, không đạt được điểm cao.

Lí Nhạc chẳng buồn xem nốt phần sau nữa bèn khẽ hừ một tiếng, chắp tay ra sau lưng, chuẩn bị trở lại bục giảng ngồi một lát.

Nhưng trước khi bước đi, ông lại nghĩ lại, đằng nào cũng đang rảnh rỗi, hay là đọc thêm hai đoạn vì nét chữ khá đẹp này.

Thế là ông kiên nhẫn tiếp tục đọc.

"... Có người cho rằng tác giả của "Hoài Nam Tử" đang chế nhạo người Việt bắn tên lên trời, châm biếm những kẻ không biết thích nghi. Nhưng tôi lại cho rằng tác giả đang ca ngợi “tinh thần người Việt” hiếm có này."

Lí Nhạc sửng sốt một hồi.

Ông vốn tưởng rằng nam sinh này không hiểu ý của câu hỏi mà mình ra, nhưng nếu đọc đoạn vừa rồi thì rõ ràng là cậu ta không những không hiểu mà còn phản bác ngược lại, cho rằng tác giả không phê phán mà đang khen ngợi người Việt?



Phản ứng đầu tiên của Lí Nhạc là coi thường.

Ông là một giáo viên lâu năm,

Thế nên đã từng gặp rất nhiều thanh niên mười bảy, mười tám tuổi luôn thích làm một số chuyện khác thường, rồi cảm thấy mình khác người, ai cũng say chỉ mình ta là tỉnh...

Như này gọi là gì trên Internet ấy nhỉ?

Chuunibyou là bệnh, cần phải trị.

Lí Nhạc bĩu môi, nhưng vẫn đọc tiếp.

Ông muốn xem liệu thằng nhóc này có thể giải thích cho luận điểm của mình không.

"Toàn văn đoạn này của “Hoài Nam Tử” là: Việt nhân học viễn xạ, tham thiên nhi phát, thích tại ngũ bộ chi nội, bất dịch nghi dã. Thế dĩ biến hĩ, nhi thủ kỳ cố, thí do việt nhân chi xạ dã. Nguyệt vọng, nhật đoạt kỳ quang, âm bất khả dĩ thừa dương dã. Nhật xuất, tinh bất kiến, bất năng dữ chi tranh quang dã. Cố vị bất khả dĩ cường vu bản, chỉ bất khả dĩ đại vu tí. Hạ khinh thượng trọng, kỳ phúc tất dịch. Nhất uyên bất lưỡng giao. Thủy định tắc thanh chính, động tắc thất bình. Cố duy bất động, tắc sở dĩ vô bất động dã."

“Tạm dịch: Người Việt học bắn xa, tên bay vút lên trời nhưng phạm vi chỉ có năm bước bởi không thay đổi cách ngắm. Giữ lối cũ khi thế giới thay đổi cũng giống như cách người Việt học bắn cung. Nhìn trăng, mặt trời cướp đi ánh sáng của nó, âm không thể chiếm dương. Khi mặt trời mọc, các vì sao phải biến mất, không thể tranh bầu trời. Cho nên, cành không thể khỏe hơn gốc, ngón tay không thể lớn hơn cánh tay. Dưới nhẹ trên nặng, lộn sẽ dễ dàng. Một vực không thể có hai cá mập. Khi nước phẳng lặng thì trong, động thì không đều. Cho nên không động thì mới không có gì bất động.”

Lý Nhạc sửng sốt, thấy khá là khó tin.

Phải biết rằng với một lịch sử lâu đời, Trung Quốc có rất nhiều tác phẩm kinh điển, mà "Hoài Nam Tử" lại không quá nổi bật trong số đó. Ngay đến tên của nó cũng không được nhiều học sinh biết đến, số người đọc được một hai thiên phải nói là cực kỳ hiếm có.

Thế mà học sinh này lại viết ra được nguyên văn của đoạn này?

Mặc dù đoạn "người Việt học bắn cung" này chỉ có vài trăm từ, học thuộc lòng không khó, nhưng đây là một tình huống bất ngờ gặp phải trong kỳ thi chứ không phải nội dung đã được biết trước để tìm sách mà đọc.

Chuyện kiểu này, đến cả bản thân mình, một giáo viên ngữ văn già yêu quốc học còn không làm được.

Hay thậm chí cậu ta còn nhớ toàn bộ "Hoài Nam Tử"?

Không đơn giản, không đơn giản.

Lí Nhạc hít một hơi thật sâu; sự hờ hững trước đó biến mất, thay vào đó là ông tiếp tục đọc với vẻ mặt nghiêm túc.



“Tác giả nói cho ta biết: “Có nhiều thứ là gốc rễ, chúng bất động, những thứ thứ yếu không thể ảnh hưởng đến nó. Chỉ bằng cách giữ những gốc rễ này, bạn mới có thể duy trì sự cân bằng và nền tảng, và nhờ vào đó mới tiến hành thay đổi. "Nếu muốn làm điều gì đó thì" (ngay cả khi) thế giới đã thay đổi, (vẫn phải) giữ lối cũ, giống như cách người Việt học bắn cung."

“Bởi vậy, tác giả đã mượn việc “người Việt học bắn cung” để dẫn sang chủ đề “giữ vững chủ tâm”, từ đó nói với chúng ta rằng dù thế gian vô thường cũng phải “không được thay đổi sơ tâm”."

Đôi mắt của Lí Nhạc đột nhiên mở to, ông hít một hơi sâu vào.

Trời, ông chưa bao giờ nghĩ theo góc độ này...

Mới mẻ, mới mẻ.

Sau khi ngẫm nghĩ lại thì dường như cũng có tý đạo lý.

...

Sau khi viết xong phần lớn bố cục, Thẩm Niệm Sơ đặt bút xuống, đang định suy nghĩ về đoạn kết, nhân tiện để cho ngón tay mỏi nghỉ một hồi, ngẩng đầu lên nhìn xung quanh thì sững sờ.

Giáo viên chủ nhiệm, Lí Nhạc, vậy mà lại đang đứng cạnh chỗ ngồi của Trần Gia Ngư, nhìn chằm chằm vào bài thi của người sau. Ông không di chuyển một hồi lâu, còn biểu cảm trên khuôn mặt đôi lúc lộ rõ vẻ kinh ngạc, đôi lúc lại là khen ngợi.

Thẩm Niệm Sơ khẽ cắn môi, không khỏi nảy sinh cảm giác tò mò trong lòng.

Không biết Trần Gia Ngư viết gì trong bài luận mà khiến thầy Lý có cảm xúc khác thường như vậy...