Cực Phẩm Tài Tuấn

Chương 367: Kinh đô Ni Lạc Thần



- Bẩm Nhị gia, hoàng thượng từ khi đăng cơ, muốn trọng dụng những người theo bên mình ở đông cung, cất nhắc bọn họ lên vị trí trọng yếu. Có điều bị bách quan ngăn cản, nhất là mấy vị đại học sĩ quỳ trên kim loan điện nửa ngày, hoàng thượng đành thôi, may mà chưa viết thành thánh chỉ, nếu không e quan hệ hai bên không bao giờ dung hòa được nữa.

Đường Kính Chi khẽ thở phào, xem ra hoàng đế trẻ này còn chưa quá ngu xuẩn, nếu hắn cố chấp không thèm nghe theo ý bách quan thì Vương triều Minh Hà này sắp xong rồi, thực ra trong lòng y nghĩ cái vương triều này mục rỗng, làm gì cũng chỉ kéo dài thời gian hấp hối thôi, nhưng với y lúc này hấp hối là đủ.

Biết chủ tử sắp vào cung diện thánh, Tiết Phức giới thiệu chi tiết:

- Bách quan sở dĩ dứt khoát ngăn cản là vì mấy vị đại thần ở đông cung đó tuổi còn quá trẻ, lịch duyệt ít, hơn nữa nhất là ba người được hoàng thượng tin cẩn lại là hạng cuồng ngạo.

Không có gì ngạc nhiên, có thế mới phù hợp với tính cách chưa được định vị của hoàng đế trẻ.

- Ngoài ra Nhị gia nên chú ý mấy vị thái giám trong cung, lần lượt là Tề Đức Thịnh, Tất Hổ, Toàn Kế ... Lý Chân nữa, sau khi hoàng thượng va chạm với mấy vị đại học sĩ, để mấy công công này xử lý chính sự.

Xong rồi, xem ra muốn cái vương triều này kéo dài chút hơi tàn cũng là chuyện xa vời, như trong lịch sử Hoa Hạ, cái vương triều nào dùng thái giám quản lý chính sự cũng có kết cục không tốt lành, ví dụ rõ nhất là triều Minh.

Ví như đám Lưu Cẩn, Ngụy Trung Hiền, Trương Vĩnh, những tên thái giám "vang danh thiên hạ" tên tuổi "lưu truyền thiên cổ", đều từ triều Minh.

Đường Kính Chi hỏi thêm vài vấn đề nữa rồi bảo người dọn cơm ăn, vì mai phải vào cung nên Đường Kính Chi đi ngủ sớm, không giở trò xấu với Ngọc Nhi.

Mùa đông năm 1361 là một mùa đông giá lạnh khác thường, cũng là một mùa đông thê thảm, từ cuối thu nạn dân bốn phương tám hướng bắt đầu đổ tới kinh thành, mới đầu số nạn dân còn ít, người kinh thành cũng thương hại họ, qua lại cho họ ít tiền, cho họ cái ăn, để họ ngủ lại dưới mái hiên nhà, nhưng chỉ vài ngày nạn dân đã tới cả vạn, mà không hề thấy có dấu hiệu nào sẽ dừng lại.

Tiếp đó chuyện trộm cắp, cướp bóc rồi những vụ giết người tranh cướp cái ăn xuất hiện ngay trên đường phố, kinh đô phồn hoa thoáng cái biến thành nhếch nhác nguy hiểm, ban ngày không ai dám ra đường, nhiều hoạt động đình trệ.

Thành thủ kinh thành cuối cùng phải hạ lệnh trục xuất nạn dân ra ngoài.

Cũng may là kinh thành có nhiều nhà giàu, bọn họ dựng lều tế cháo, cung cấp cái ăn cái mặc cho nạn dân, nên không tới mức có cảnh thây chất đầy đất.

Nhìn khắp bốn phía là những lều tạm bợ lụp xụp, người dân hoặc đứng hoặc ngồi, nhưng giống nhau, y phục đen nhẻm, mặt mũi lấm lem, tóc tai bù xù, đặt biệt đôi mắt lờ đờ, như mất đi sự sống mất đi hi vọng.

“Kinh thành đây sao? Chẳng khác gì khu ô chuột ở ở New Deldi” Đường Kính Chi thầm nghĩ, cảnh tượng này làm y không khỏi thất vọng.

Vũ Lâm quân đã thay đồng phục của bọn họ, hai hàng Vũ Lâm quân khôi giáp uy nghiêm, tuấn mã cao lớn làm không ai dám tới gần bọn họ thuận lợi đi thẳng một lèo tới cổng thành.

Tường thành cao chừng bốn năm trượng ( 15 - 17 m), hùng vĩ cổ kính, nhìn hai bên không thấy điểm cuối, toàn bộ dùng đá lớn xếp thành, do trải qua thời gian dài mưa gió, toàn bộ mất đi màu sắc ban đầu mang màu xám xít, càng thêm vẻ uy nghiêm.

Ngước đầu nhìn lên, đập vào mắt mà ba chữ lớn bằng đá “Ni Lạc Thần”.

Cái tên ai nhìn qua cũng biết không phải cái tên thuộc về Đường tộc.

Từng có thời đại tăm tối, khi dân số trên toàn bộ đại lục đã mất đi một phần năm, nỗi kinh hoàng reo rắc khắp nơi bởi tham vọng của một nam nhân và đội kỵ binh đen khủng khiếp của ông ta, làm cả đại lục sợ hãi, sợ tới cả cái tên của ông ta..

Họ sợ hãi cho tới tận ngày nay cho dù 1361 năm qua đi.

Cái tên ông ta không phải nỗi sợ kiểu những bà mẹ hay lấy ra dọa đứa bé hư khi nó khóc nhè hay biếng ăn.

Họ sợ tới mức không nói thẳng tên ông ta ra, đến giờ người ta chỉ gọi ông ta là ác ma.

Đó là vị hoàng đế của vương quốc phía tây, từng lập nên đế chế lớn chưa từng có.

Sau khi chinh phục được quốc gia của người Đường tộc khi ấy, ông ta nhận ra kinh thành của bọn họ là nơi thích hợp làm kinh đô cho đế chế của ông ta, liền đóng đô ở đây, đặt tên nó là Ni Lạc Thần, một cái tên từ quê hương của ông ta.

Tất nhiên sau khi đế chế của ông ta sụp đổ, người Đường tộc đứng lên giành lại quốc gia của mình, nhưng không ai dám thay đổi cái tên này, vì thế cho tới tận ngày nay Ni Lạc Thần vẫn là cái tên đặt cho kinh đô của Vương triều Minh Hà.

Vừa mới bước qua cổng thành, lập tức như đi vào thế giới khác biệt hoàn toàn, đường thẳng tăm tắp, nhà cửa hàng quán nối nhau san sát, hiệu thuốc, tửu lâu, quán ăn, khách sạn gì gì cũng có, rồi phủ đệ của vương công đại thần, phồn hoa không sao kể siết, nhất tất cả mọi công trình đều thấp hơn công trình nguy nga tráng lệ xa xa dưới ánh mặt trời, đó là hoàng thành.

Đi cạnh dòng người đông đúc Đường Kính Chi nhận ra thêm một điều nữa, người dân nơi này đi lại đường hoàng đĩnh đạc, trên trán bọn họ như khắc sáu chữ « Ta là người Ni Lạc Thần », đó là tự tin và kiêu ngạo của bọn họ.

Đi được nửa canh giờ tới cửa hoàng thành, trước cửa cung là hai hàng Vũ Lâm quân cầm trường thương, phòng bị sâm nghiêm, ở công chính là quan lại xếp thành hàng đi chầu sớm.

- Nhị gia, hay là tỳ thiếp đi cùng người?

Ngọc Nhi không yên tâm vọt miệng nói, nói xong mới nhớ hoàng thượng chỉ truyền gặp tướng công thư sinh, đây đâu phải chốn ai muốn vào thì vào.

- Không cần, nàng tin ta đi, không có chuyện gì xảy ra được đâu, nàng và Đường Uy kiếm chỗ nghỉ, không bao lâu ta sẽ bình an trở ra.

Thấy Ngọc Nhi hơi ngượng ngùng, Đường Kính Chi hiểu là nàng đã biết mình không thể vào rồi, vỗ ngực bồm bộp, làm vẻ tự tin nói:

Quay sang nhìn đám Đường Uy, Mã Vĩnh, Thiết Ngưu, người nào người nấy gầy xọp đi sau chuyến hành trình gian khổ, Đường Kính Chi chắp tay một vòng:

- Có điều này ta luôn muốn nói … các huynh đệ, cám ơn!

Chủ tử đi cám ơn nô tài sao, lại còn gọi họ là huynh đệ, các ám vệ ai nấy đều hết sức cảm động, Đường Uy chắp tay nói:

- Nhị gia quá lời rồi, đó là chức phận của bọn nô tài, chúc người mọi việc thuận lợi.

Toàn công công đúng hẹn tới đón Đường Kính Chi, dẫn y đi cánh cửa nhỏ vào hoàng cung, chứ không phải cửa lớn như bách quan.

Nhìn từ đằng xa, uy nghiêm tráng lệ lầu son gác tía, nhưng tới gần thì không được như thế, tường cung cao vời đỏ sậm khí thế, nhưng tới gần thì nước sơn không đồng đều, vì chỗ Đường Kính Chi đi vào là cửa phụ có lẽ ít được chú ý, y còn nhìn thấy cả chỗ sơn bong tróc.

Dù sao hòng cung đã có mấy trăm năm lịch sử rồi, dù có tu sửa kỹ tới đâu cũng khó che lấp hết sự suy bại của nó.

Giống như cái vương triều này.

Đường Kính Chi bất giác sinh ra liên tưởng như vậy.

Nói thế chứ hoàng cung vẫn là hoàng cung, tường đỏ ngói vàng, lầu gác trạm trổ, trông tráng lệ hùng vĩ, đường xá ở đây cũng khác, chia làm ba làn, làn đường giữa dành riêng cho hoàng đế, tất cả đều toát lên một vẻ tôn quý hơn bất kỳ nơi nào y đã tới, cũng làm người ta áp lực hơn rất nhiều.

Rẽ vòng rẽ vèo qua không biết bao nhiêu cánh cổng, cuối cùng Đường Kính Chi được Toàn công công đưa tới một gian phòng nhỏ, có thái giám tới dùng bùa đốt trước mặt y, rồi vẩy lên người y thứ nước thơm, vì y vừa đi xa về đó gọi là tẩy uể xua đi những điều xui xẻo.

Tiếp đó Toàn công công bảo y “chờ một chút”, sau buổi chầu sớm hoàng đế sẽ gặp y, rồi bỏ đi mất.