- Đường cử nhân nói phải! Vậy câu kế mưu làm phụ có ý gì?
Những lời này hợp tình hợp lý hoàng đế trẻ nghe lọt tai, không giống như đám quan văn mồm ra rả việc binh là việc bất tường, là hung khí thiên hạ, không phải thứ quân tử nên dùng làm tức điên nhưng đó là lời tiên hiền, hắn không thể phản bác được.
Thực ra hoàng đế trẻ không biết trước đó Vương Xương Long xuất binh lập chiến tích lẫy lừng, tiếp đó con ông ta Vương Tích nối nghiệp cha giành lại không ít đất đai cho vương triều, làm thời gian qua phe quan võ được thế lấn át, đám quan văn mới bàn nhau nghĩ cách cầu hòa, chuyện này chỉ có thể do quan văn làm, lấy lại uy tín cho văn thần.
Thực chất đây còn là cuộc đấu tranh giữa hai phe văn võ.
- Học sinh cho rằng binh giả, quỷ đạo dã. Chỉ cần thắng đối phương, bất kỳ thủ đoạn gì cũng có thể dùng ...
Y chưa nói hết câu hoàng đế trẻ đã sang mắt lên:
- Đúng, câu này nói rất hay, trẫm ghét nhất đám hủ nhỏ ba câu là lôi lời thánh hiền ra, nào là việc binh là việc bất tường, không nên dùng, nào là Vương triều Minh Hà ta mang lòng nhân ái, lễ nghĩa nếu cũng dùng binh đáp trả có khác gì đám man di ... Trẫm nghe nhàm tai rồi.
Đám Tần Mục vốn cũng nghĩ như thế, nhưng thấy Đường Kính Chi nói ra được lòng hoàng thượng thì bỏ suy nghĩ ban đầu, quay sang tìm sơ hở trong lời nói của y để đả kích.
- Kế của thần là bề ngoài thì nghe theo ý kiến các đại thần, phái sứ tiết sang đàm phán với người Ngột Thứ, nhưng lại ngầm lấy lợi ích nhất định ra trao đổi với bộ lạc có thực lực không yếu có đủ năng lực tự bảo vệ mình không bị thôn tính, lại không đủ mạnh xâm nhập biên quan của chúng ta, để bọn họ từ bỏ ý định đánh chúng ta. Như vậy người Ngột Thứ không thể đoàn kế thành một khối, quân số quấy nhiễu chúng ta cũng sẽ giảm đi, thậm chí nội bộ bọn chúng còn sinh nghi kỵ lẫn nhau, dẫn tới nội chiến ...
- Hay, chủ ý này không tệ.
Hoàng đế trẻ đứng dậy, đi đi lại lại suy nghĩ, bắt đầu tính tới chi tiết thực thi:
- Hoàng thượng, kế của học sinh không nhất định sẽ thành công, nhưng phái sứ tiết đi đàm phán, ít nhất có thể tranh thủ thời gian để chúng ta chuẩn bị hậu cần cho biên quan. Còn nữa kế này không đem ra thảo luận trong triều, sợ nhiều người biết khó giữ được bí mật ...
Hai bên đánh nhau bao đời, người Ngột Thứ không phải chỉ là hạng ngốc dễ tin, chưa chắc đã mắc bẫy, nhưng chỉ cần khiến bọn chúng nghi kỵ lẫn nhau, đề phòng bộ lạc khác đâm sau lưng là đủ rồi, hoàng đế trẻ gật đầu:
- Đường cử nhân nói đúng, thế này, trẫm giao cho Tề Đức Thịnh xử lý.
Đám Tần Mục thấy hoàng thượng đã định dùng kế của Đường Kính Chi nên gật đầu phụ họa, nhưng Đường Kính Chi nhíu mày, chuyện quan trọng như thế sao giao cho tên thái giám xử lý được, biên quan không vững, tinh lực triều đình đổ dồn về phía đó, Điền Cơ sẽ càng lộng hành.
Đường Kính Chi không phải là kỳ thị thái giám, thậm chí là thương hại bọn họ, nhưng thừa nhận thái giám ít học, tầm nhìn đại cục không có, chỉ thích hám lợi, điều này lịch sự bao đời đã chứng minh rồi, thái giám nắm quyền không được kết cục nào tốt, y vốn không muốn đắc tội với đám thái giám nhưng phải lên tiếng ngăn cản:
- Mặc dù năng lực Tề công công rất xuất chúng, nhưng liên quan tới việc dùng binh đánh trận, nên học sinh cho rằng nên để Tề công công hiệp trợ các đại nhân của binh bộ, như thế kín kẽ hơn.
Lời này vừa nói ra tức thì khiến Toàn Kế đừng sau long ỷ, cùng Lý Chân thường ngày theo hầu sát bên hoàng đế trẻ đều nhìn y.
Lần trước chuyện bán đất Đường Kính Chi đã lên tiếng ngăn cản hoàng thượng giao toàn bộ chuyện bán đất cho Tề Đức Thịnh xử lý, giờ lại thêm chuyện này, chẳng lẽ vị Đường cử nhân này cũng giống bách quan trong triều, coi thường đám người cơ thể tàn khuyết chúng ta?
Đường Kính Chi bất đắc dĩ giờ bỏ đi là không được thì phải suy tính cách bảo vệ bản hôm qua y có liên tưởng bản thân đối diện với hoàng thái hậu và hoàng đế giống như thân phận hạ nhân ở Đường phủ, điểm yếu của y là không hiểu chuyện chính trị, nhưng y không ra làm quan tức là loại bỏ đi được điểm yếu này rồi, còn hoàng cung chỉ giống như một Đường phủ lớn hơn mà thôi.
Ví như coi hoàng thái hậu là lão thái quân, hoàng đế là Đường nhị gia y, còn hoàng hậu là Lâm Úc Hương, như thế có thể đem mọi thứ quay trở lại môi trường quen thuộc rồi, giờ y là hạ nhân phải nâng cao địa vị trong lòng chủ tử.
Làm việc bên cạnh hoàng đế, đúng hai sai chỉ là thứ yếu, quan trọng là có được thiện cảm và tin cậy của hoàng đế, làm việc gì cũng suy nghĩ tới cảm thụ của hoàng đế trước tiên, hiện đám Tần Mục không có thiện cảm với y, nếu không nhanh chóng được hoàng đế tán thưởng thì e kết cục không hay, nên bất kể thế nào y cần phải lấy lòng các chủ tử để đứng vững chân trong cái « Đường phủ lớn » này trước đã.
Hoàng đế trẻ sai Toàn Kế đi báo cho Tề Đức Thịnh và binh bộ thượng thư, định thưởng cho y cái gì đó nhưng mà hôm qua hoàng thái hậu trước khi đi có nói người này không được phong quan chức, chỉ được ban tước vị, mà tước vị thì từ thời lập quốc tới giờ phong thưởng rất nhiêm ngặt, không thể tùy ý, chỉ nói:
- Đường cử nhân, kế này nếu thành, về sau trẫm ắt có phong thưởng.
- Tạ ơn hoàng thượng.
Thấy Đường Kính Chi không được lợi ích gì, trong lòng đám Tần Mục mới cảm thấy dễ chịu hơn.
Dù chưa được cái gì, nhưng Đường Kính Chi nhìn ra hoàng đế trẻ đã tán thưởng y hơn rồi, chỉ thế là quá đủ.
Đang bàn việc đột nhiên có một thái giám tuổi chừng ba mươi vội vàng chạy vào, quỳ rạp xuống đất mông chổng lên trời:
- Hoàng thượng, hoàng hậu nương nương bảo nô tài về cung xin cho Hồ thái y tới phủ lễ bộ thượng thư một chuyến.
Đường Kính Chi ngạc nhiên, chẳng lẽ hoàng hậu vừa xuất cung không lâu kia có bệnh đột phát.
Hoàng đế trẻ sắc mặt hơi biến đổi:
- Chẳng lẽ bệnh tình của Kim phu nhân xấu đi?
- Bẩm hoàng thượng, Kim phu nhân mắc phong hàn, nhưng ... Nhưng lão nhân gia ngại thuốc quá đắng, khuyên thế nào cũng không chịu uống thuốc.
Thái giám kia đáp:
- Vậy truyền chỉ của trầm, lệnh Hồ thái y tới phủ Mạnh đại nhân xem bệnh cho Kim phu nhân!
- Tuân chỉ!
Thái giám kia bò dậy, định đi.
Kim phu nhân? Hẳn là trưởng bối của hoàng hậu.
- Chậm đã.
Đầu óc Đường Kính Chi vận chuyển mau chóng, đây chẳng phải cơ hội có thể lấy lòng « hoàng hậu – Lâm Úc Hương » sao, nên lên tiếng ngăn thái giám kia lại, hỏi:
- Hoàng thượng, cho học sinh hỏi vị công công này một câu, phải chăng Kim phu nhân chỉ mắc phong hàn, không muốn uống thuốc?
Hoàng đế trẻ không ngờ y đột nhiên hỏi cái này, tò mò hỏi lại:
- Chẳng lẽ Đường cử nhân còn có nghiên cứu y học.
- Bẩm hoàng thượng, học sinh tuy không hiểu y thuật, nhưng tiện nội say mê y thuật ...
Tần Mục thấy Đường Kính Chi "chơi trội" hết lần này tới lần khác thì cực kỳ khó chịu, quát:
- Nếu Đường cử nhân không thông y thuật thì cớ gì cản công công đi truyền thái y? Gây cản trở trị bệnh cho Kim phu nhân thì ngươi gánh được tội không?
- Tiện nội có luyện được một loại dược hoàn, có thể uống trực tiếp với nước, dù có hơi đắng, nhưng so với uống thuốc sắc thì đỡ hơn nhiều lắm.
Đường Kính Chi lờ Tần Mục đi, cho tay vào lòng lấy ra một bình sứ màu xanh dâng lên:
Bình thuốc này trước khi lên đường Lâm Úc Hương bảo y mang theo, dùng trong lúc cấp kỳ, trên người y còn có cả mấy loại thuốc trị bệnh thông dụng khác.
- Ồ, lại còn có thứ thuốc thế à?
Hoàng đế trẻ lần đầu nghe thấy chuyện dược hoàn trị phong hàn, bảo Lý Chấn nhận lấy bình ngọc trình lên.
Tò mò mở nút ra, đổ dược hoàn chừng hạt đỗ màu đen ra tay, hoàng đế trẻ đưa lên mũi ngửi, nghi hoặc hỏi:
- Đường cử nhân, dược hoàn này có thể trị được phong hàn thật à?
- Nhà thần ở Lạc Thành có mở hiệu thuốc tên Tế Sinh Đường, bán loại thuốc này cho nạn dân, chưa khỏi vô số, học sinh dám lấy đầu đảm bảo dứt khoát có thể trừ được bệnh.
Đường Kính Chi nói vô cùng tự tin:
Hoàng đế trẻ cũng không nghĩ có ai dám mạo hiểm mất đầu đi lừa gạt quân chủ một nước, nghĩ rồi cho dược hoàn vào bình trả lại:
- Nếu Đường cử nhân đã nắm chắc như thế vậy hãy theo Hồ thái y tới phủ Mạnh đại nhân một chuyến xem sao.