Nha dịch nghe lệnh đi tới cung kính quỳ xuống thi lễ rồi bẩm báo:
- Bẩm Trung Nghĩa bá, mai là ngày lành, có sáu đại hộ làm hỉ sự. Ngày kia thì có lễ hạ thổ, có hai quan viên và một đại hộ lo chuyện ma chay.
Tốc độ không phải chậm, Đường Kính Chi hài lòng hỏi:
- Vậy trong mấy đại hộ có việc đó, nhà nào lớn nhất.
- Bẩm, đó là Lưu gia nằm ở thành tây, Lưu gia kinh doanh xa hành và đồ da, cực kỳ giàu có là hào môn số một số hai Nguyên Tuyền thành, ngài mai tổ chức hỉ sự.
- Tốt lắm, Hầu đại nhân, vậy thì làm phiền ngài hôm nay phái người tới Lưu gia thông tri một tiếng, nói ngày mai sẽ có một vị hộ pháp Bồ Đề giáo tới Lưu gia thi pháp cầu phúc cho tân lang và tân nương, để Lưu gia trường thịnh, con cháu đầy đàn. Còn bọn họ chỉ cần ý tử một chút, cho vị hộ pháp đó ít tiền đi đường là được.
Đường Kính Chi vỗ tay nói:
- Không vấn đề gì.
Hầu Quang Diệu lệnh luôn nha dịch đi cùng mình tới Lưu gia thông tri.
Ở Nguyên Tuyền thành thậm chí cả Lưu Châu cũng được tính là thế gia có hạng, đợi Mặt Rỗ tới đó làm pháp sự, khẳng định tiếng tăm như cồn, sứ giả Bồ Đề giáo chắc chắn tự động mò tới cửa.
Nếu còn chưa đủ, ngày kia Đường Kính Chi có thể để Mặt Rỗ đi tới nhà quan viên làm phép tiếp, tới khi nào tên sứ giả kia ra mặt mới thôi.
Chuyện trò một hồi, rốt cuộc Hầu Quang Diệu vẫn lo nhất là chuyện của mình, vòng vèo một lúc nói:
- Tên họ Quý đó đúng là cứng đầu cứng cổ, tra tấn không ít hình cụ rồi, hạ quan nhìn thấy còn sợ vậy mà hắn chưa chịu nhận tội.
- Hầu đại nhân, Quý Trường Phong đã lên chiến trường, giết người vô số, tra tấn với hắn mà nói chỉ là trò nhỏ. Ngài cứ đợi đi, năm sáu ngày nữa thấy Thuận Vương vẫn không thể cứu mình ra khỏi ngục, phòng tuyến tâm lý sụp đổ sẽ tìm ngài đám phán điều kiện mà thôi, ngài kiên nhẫn một chút.
Hầu Quang Diệu thở dài:
- Cũng đành vậy thôi.
Hầu Quang Diệu lòng mang tâm sự, mượn rượu giải sầu, tới tận khuya mới ai về nhà nấy, tới khách sạn rồi Ngọc Nhi mới thở phào, nhưng vừa vào tiểu viện thì phát hiện ám hiệu ngoài tường, liền ra ngoài, không bao lâu sau trở lại với một bức thư:
- Tướng công, có thư từ kinh thành.
Đường Kính Chi vốn đã mệt mỏi nằm xuống giường nghỉ ngơi rồi, nghe nói thư tới từ kinh thành thì phấn chấn nhận lấy ngay mở ra xem.
Hóa ra là thư của Hoàng thái hậu gửi qua ám vệ Đường gia, trong thư trước tiên quan tâm hỏi y có bị thương không, chỗ ở hiện tại có an toàn không, rồi tỏ ra cực kỳ phẫn nộ với đám hắc y nhân.
Phát tác một hồi tâm tình dần bình ổn lại mới nói tới chính sự, thứ nhất là rất mừng vì phía Lạc thành nhanh chóng vận chuyển lương thực lên phía bắc. Thứ hai là đồng ý với cách làm của Đường Kính Chi, nói chuyện này đã bàn bạc với hoàng đế để kéo dài thời gian cho bên đó hành động.
Cuối thư nhắc tới Bồ Đề giáo, cho y quyền lực tùy nghi hành sự trong chuyện này, quan tâm vài câu, mong mỏi y sớm ngày về kinh.
Điều cuối cùng khiến y không khỏi hồi tưởng lại hương vị trên người Hoàng thái hậu, cùng với bầu ngực mê hồn của nàng, khoái cảm phạm thượng mẫu thân của hoàng hậu vẫn còn y như mới, lòng ngứa ngáy cực độ.
Tiếc là Ngọc Nhi không cho y làm bậy, nói y vất vả rồi, phải nghỉ ngơi cho khỏe, còn dọa không nghe lời sẽ sang phòng khác nghỉ, Đường Kính Chi đành chấp nhận số phận, mà y cũng mệt thật, chui vào chăn ấm áp, bên cạnh có mỹ nhân nóng bỏng thơm phức mà chẳng mấy chốc đã lăn ra ngủ khì.
Một đêm yên tĩnh trôi đi, Đường Kính Chi dậy sớm đi tìm Mặt Rỗ, sai hắn hôm nay dẫn tiểu đồng tới Lưu gia làm pháp sự, lệnh bốn xưởng vệ theo sát sau bọn chúng. Đương nhiên phía Hầu Quang Diệu cũng phái không ít bộ đầu võ nghệ cao cường ngầm giám thị, chỉ đợi sự giả Bồ Đề giáo xuất hiện là tóm gọn.
Mặt Rỗ làm gì còn lựa chọn nào khác, gật đầu đảm bảo sẽ phối hợp với quan phủ bắt người.
Tân lang đón tân nương về là giữa trưa, đó cũng sẽ là lúc làm pháp sự, Đường Kính Chi lệnh Mặt Rỗ ở nhà chuẩn bị vật dụng cần thiết, còn y tới nơi tập kết lương thực chuẩn bị lên đường, chỉ thấy từng chiếc xe chất đầy lương thảo xếp từng hàng dài trên đường khiến người dân xung quanh túm tụm vào nhau bàn tán xôn xao.
Đường Kính Chi tới không lâu thì nghe tiếng bước chân rầm rập, tiếng khôi giáp cọ vào nhau soàn xoạt, chẳng mấy chốc một đội nhân mã gồm mấy chục bộ binh và mấy trăm kỵ binh xuất hiện trước mắt.
Đó là quân đội sẽ áp tải lương thực lên phương bắc, vừa tròn một nghìn người, cần nhiều người như vậy là vì hiện giờ phương bắc không bình an, cướp phỉ khắp nơi.
Tới khi quân đội cùng đội xe chầm chậm rời khỏi Nguyên Tuyền thành Đường Kính Chi mới thở nhẹ một hơi, số lương thực lần này không ít, hẳn có thể giải nguy phần nào cho thiếu thốn lương thực ở phương bắc.
Giữa trưa, mặt trời treo cao trên không trung, tỏa ánh nắng ấm áp bốn phương, hôm nay thời tiết rất đẹp, tân lang Lưu Kiến người khoác hồng bào đỏ rực, đeo trên người bông hoa lớn màu đỏ, cưới trên con ngựa lớn, mặt mày tươi tỉnh, không ngừng chắp tay với người dân hai bên đường xem rước dâu, theo sau là chiếc kiệu hoa lớn do bốn người khiêng cùng đội ngũ nhạc sư, nha hoàn hạ nhân tạo thành đội ngũ dài chục trượng.
Thông gia với Lưu gia tất nhiên là hào môn có tiếng mới môn đăng hộ đối, đó là Vương gia, kinh doanh tửu lâu.
Lưu Kiến là trưởng tử của Lưu gia, sau này sẽ kế thừa gia nghiệp, từ nhỏ tuy đọc sách, nhưng lại chưa bao giờ tính tới chuyện đi thi lấy công danh, hôm nay mặc áo trạng nguyên lang đi dạo phố, bao nhiêu niềm vui để lộ hết ra mặt.
Cảm giác này không tệ chút nào, sau này phải làm thêm vài lẫn nữa, Lưu đại thiếu gia cười toe toét thầm nghĩ.
Lưu Kiến thấy cổng nhà cao lớn đã hiện ra phía trước, dừng ngựa vịn tay thư đồng tiếp đất, một bà tử mặt mày phúc hậu tuổi trên năm mươi đi tới đưa cho hắn một cái cung lớn quấn lụa đỏ cùng với một mũi tên màu đỏ.
Đó là phong tục đuổi tà, tân lang sẽ giương cung bắn về phía kiệu hoa, xua đi tà khí nhiễm phải trên đường.
Đương nhiên chi bắn nhè nhè thôi, không phải giương hết sức, mím môi bắn thật mạnh vào kiệu đâu, nên "pặc" một cái, mũi tên nhè nhẹ rơi xuống trước càng kiệu hoa.
Đội nhạc dừng trong chốc lát lại tiếp tục tấu lên khúc nhạc vui tươi tưng bừng.
Lưu Kiến giao cung cho bà tử, đi tới đích thân vén rèm lụa đỏ rựa, đỡ tân nương tử toàn thân màu đỏ xuống kiệu, hắn từng tới trước cửa Vương phủ phục kích nửa tháng trời, cuối cùng nhờ nội ứng ngoại hợp, đã được nhìn thấy dung mạo của vị hôn thê.
Hôn thê của hắn tên Vương Yến, tuổi tròn 17, đẹp như tiên nữ, nên hôn nhân này hắn cực kỳ hài lòng.
Đỡ tân nương tử rời kiệu hoa, còn kín đáo nắm tay nàng một cái, Lưu Kiến hớn hở đỡ Vương Yến đi về phía đại môn, ở đó có một cái chậu than cháy rừng rực, muốn tân nương đi qua, ngủ ý cuộc sống sau này sẽ ấm nóng như thế.
Mà cũng có thể là dằn mặt tân nương, ai mà biết được, dẫu sao trên đời này những thứ bề ngoài nói rõ hay, nhưng ai bên trong thì ... Bỏ đi, bỏ đi, ngày vui mà không nói mấy chuyện đó.
Lưu Kiến nhìn cái bồn lửa cháy rất to thì nhíu mày, mép váy của Vương Yến để sát đất, không cẩn thận một chút là cháy ngay, sợ làm kiều thê hoảng. Lúc này Vương Yến chùm khăn kín mít, cho nên không nhìn rõ đường dưới chân, chu đáo nói nhỏ dặn dò nàng.
Có điều dù là thế mép váy của tân nương vẫn bị lửa liếm qua, khói đen bốc lên.
Vượt qua được bồn lửa rồi, hai người lại phải tiếp tục nhảy qua một cái yên ngựa, thay lời chúc phúc cuộc sống sau này được bình yên.
Tiếp đó còn mấy thứ nghi lễ nữa rồi mới vào đại đường, bái thiên địa, bái phụ mẫu, phu thê đối bái.