- Hoài Như, có chuyện này không?
Tần Hoài Như nãy giờ nghe tình lang nhắc tới hoàn cảnh của mình thì nàng đã thương tâm nước mắt rơi lã chã, nay nghe cha vì thương nàng mà quát hỏi, nàng vội gạt lệ bước tới trước cha mẹ mà quỳ xuống đáp lời:
- Dạ thưa cha mẹ, thật sự có như vậy. Từ ngày làm dâu nhà họ Giả, con chưa từng một ngày được sung sướng hay hưởng phước. Thứ mà con thu được nhiều nhất là tiếng mắng chửi vào lỗ tai và đòn roi đấm đá vào thân mình.
- Sao con không về báo với cha mẹ?
- Dạ con sợ cha mẹ mang tai tiếng và sợ nếu về nhà ở thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho trong nhà.
Nghe tới đây cả bốn người lớn đều trầm mặc, đây là thực tế không thể chối cãi, muốn lấy lại công bằng hoặc bênh vực con cháu thì phải có bản lĩnh, phải có tiền có lương, chứ thân mình còn lo không xong thì sẽ chẳng lo cho ai được, kể cả con ruột của mình.
Mọi người đến lúc quẫn bách cuối cùng còn phải bán vợ đợ con để kiếm miếng ăn, để mà sinh tồn... Tất cả đều là do cái hoàn cảnh khốn kiếp hiện tại cơm không đủ no, áo không đủ ấm này gây ra hết thảy.
Thấy câu chuyện có tác động theo đúng ý mình, mọi người đều đã cảm thông cho hoàn cảnh bế tắc của Tần Hoài Như, lúc này Giang Bình An đứng lên đi đến trước mặt cha mẹ của Hoài Như sau đó chấp tay bái hai người và lên tiếng:
- Bá phụ bá mẫu, Hoài Như đã khổ sở bế tắc, tiểu chất lại có duyên với nàng, ta một thân một mình, nhà cửa hai ba nơi, gia tài khá giả, lương thực dồi dào... Tiểu chất xin phép bá phụ bá mẫu chấp nhận cho ta được giải cứu cho Hoài Như khỏi cái địa ngục kia. Sau này ta hứa sẽ cho nàng và các con của nàng ăn no mặc ấm cả đời, đồng thời cũng sẽ làm tròn bổn phận con rể trợ giúp bá phụ bá mẫu bên nhà cũng được ăn no mặc ấm.
Cả nhà lặng im như tờ, Giang Bình An và chị em hai người đã biết trước nên không có gì, chỉ là bốn người lớn lại bị kinh động rất nặng.
Cha mẹ Tần Hoài Như thì đỡ hơn một chút, họ chỉ là thương xót con gái ruột của mình khốn khổ, nay có chàng thanh niên tài tuấn đứng ra xin phép chấp nối mà thôi, việc này tuy có đường đột nhưng lại quá đỗi bình thường, không có gì ghê gớm lắm.
Chỉ có cha mẹ của Tần Kinh Như là hoang mang tột độ, rõ ràng Tần Kinh Như nói đợi nàng đủ 18 tuổi thì Giang Bình An sẽ qua cưới hỏi mà, vừa mới nãy Tần Hoài Như cũng nói rõ ràng túi gạo kia chính là lễ vật của Giang Bình An... Giờ Giang Bình An đứng ra xin chấp nối với Tần Hoài Như là sao?
Cha của Tần Kinh Như nổi nóng, tính lên tiếng chất vấn mấy lần nhưng cố gắng kiềm nén vì gặp được con gái Tần Kinh Như nắm tay giữ chặt lại, nàng nói thầm kêu cha mình hãy nhẫn nại một chút.
Cha của Tần Hoài Như lên tiếng:
- Bình An tiểu chất có tâm giúp đỡ Hoài Như ta thấy rất vui, nhưng tiểu chất tính giúp thế nào?
- Dạ thưa bá phụ, hiện tại luật pháp có cho ly hôn, chỉ cần Hoài Như bị đánh, bị tổn thương có nhiều người làm chứng thì có thể nhờ chính quyền can thiệp cho nàng ly hôn. Sau khi Hoài Như ly hôn thì tiểu chất sẽ chuẩn bị nhà ở chỗ khác cho nàng và con nàng ở, rồi ta và Hoài Như sẽ kết hôn sống chung. Bá phụ bá mẫu có đồng ý không?
- Ha ha ha... có gì mà không đồng ý, tiểu chất là người mà bọn ta biết rõ tận gốc rễ, nếu tiểu chất và Hoài Như có duyên đến được với nhau thì bọn ta rất tán thành.
Giang Bình An nghe đến đây thì lại bái hai ông bà một bái rồi đổi giọng xưng hô:
- Vậy tiểu tế xin cảm ơn nhạc phụ nhạc mẫu đã chấp nhận. Nhưng vẫn còn một vấn đề mà tiểu tế phải nói ra, nó liên quan đến Tần Kinh Như.
Khi xưa ta và Kinh Như cùng lớn lên, nàng mấy năm nay giúp đỡ chăm sóc ta rất nhiều, nàng quyết tâm chỉ gả cho ta và ta cũng đã đồng ý đợi nàng tới 18 tuổi sẽ cưới.
Nhưng bây giờ duyên phận ràng buộc, ta sẽ cưới Tần Hoài Như trước để cứu giúp nàng. Sau đó khi Tần Kinh Như đủ 18 tuổi thì ta sẽ cưới Kinh Như.
Ta biết chuyện này thiệt thòi cho Hoài Như và Kinh Như, nhưng từ xưa đến nay, trai năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường, cả Hoài Như và Kinh Như đều đã đồng ý về sống chung cả đời không hối hận. Vậy kính xin các bá phụ các bá mẫu rộng lòng thương xót chấp nhận cho chúng ta được toại nguyện!
Tần Kinh Như nghe đến đây thì cuống quýt chạy xuống quỳ gối kế bên biểu tỷ để tỏ ra đồng lòng, Giang Bình An tuy không quỳ nhưng cũng quay qua bái một bái cha mẹ của Tần Kinh Như.
Lúc này không khí lại trở lại lặng im như tờ, bốn người lớn lặng lẽ nhìn nhau, ngầm hỏi ý nhau qua ánh mắt.
Không khí có vẻ khá căng nhưng Giang Bình An thì lại không có gì lo lắng cả, hắn biết rất rõ hoàn cảnh xuất thân trong loạn ly lửa đạn của lớp người lớn. Đối với họ chuyện năm thê bảy thiếp là quá thông thường, ngay cả hai chị em ruột thịt gả chung một chồng còn chả là gì huống chi là hai chị em họ, miễn là gả cho người đàng hoàng, gia cảnh khấm khá cho con mình đừng chịu khổ là được.
Quả nhiên chỉ 1-2 phút, sau vài cái gật đầu xác nhận, cha của Tần Hoài Như đại diện cho hai bên gia đình lên tiếng:
- Giang Bình An hiền tế, cảm ơn con đã nói ra tất cả ngay bây giờ, như vậy cả hai gia đình chúng ta sau này sẽ có sự chuẩn bị tâm lý trước mà không mâu thuẫn. Điều này là rất tốt, mích lòng trước được lòng sau, nhưng bá phụ nhớ là luật pháp sửa đổi chỉ cho cưới một người vợ thôi thì làm sao hiền tế cưới hai vợ như lúc xưa được?
- Dạ lúc đó con sẽ ly hôn giả vờ với Hoài Như và lại kết hôn với Kinh Như, sau đó cả ba vẫn sống chung một nhà.
- Cách này tuy có trắc trở nhưng cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Vậy bá phụ đại diện cho cả hai gia đình chấp nhận con làm hiền tế cả hai bên. Sau này hy vọng các con sống với nhau hòa thuận êm ấm, bạc đầu giai lão.
Nghe đến đây, Giang Bình An biết mọi chuyện đã ổn, hắn vội sắp xếp lại ghế cho bốn người lớn ngồi lại cạnh nhau, sau đó hắn quỳ ở giữa, Hoài Như và Kinh Như quỳ hai bên bái ba bái cao đường, xem như chính thức ra mắt.
Cả ba người lại tiếp tục châm trà, dâng trà cho bốn người lớn, họ nhận trà mà trong lòng vui vẻ nên cười ha hả.
Giang Bình An lại tiếp tục làm tròn bổn phận hiền tế, hắn lật tung hai tấm bạt phủ hai bên vách nhà để lộ ra hai phần sính lễ mà hắn đã chuẩn bị từ trước cho hai bên nhà vợ.
Nếu ở kiếp trước của Giang Bình An thì sính lễ kiểu này chắc khó mà cưới được vợ vì mỗi phần sính lễ quá đơn sơ:
Một bao lì xì đỏ: 100 đồng tiền
Một bao gạo ngon 100 cân.
Hai bao tải to khoai tây, mỗi bao 150 cân.
Hai bao tải to bột bắp, mỗi bao 150 cân.
Một bao cá to 100 cân.
Một bao tôm 40 cân.
Một nửa con heo nguyên tảng 100 cân.
Một lu gốm nhỏ đựng 20 cân dầu hạt cải.
Ấy thế mà hai phần sính lễ này lọt vào mắt của mọi người trong phòng, kể cả Hoài Như và Kinh Như, thì chúng lại trở nên to lớn giá trị không thể tưởng tượng nổi.
Cả bốn người lớn trải qua thương hải tang điền, đói khổ quanh năm suốt tháng, họ nhìn phần lễ vật cực phẩm này mà tay chân run lập cập, phải biết rằng hiện giờ mọi người đi hỏi vợ, đưa ra được vài cân thịt heo, một chục cân bột mì thì đã là lễ khá nặng rồi.
Bốn người lớn nhìn nhau sửng sốt rồi lắc đầu cười khổ, mỗi phần sính lễ của hiền tế đưa ra, cho dù là đi cưới cả một hai chục cô vợ trong thời buổi này thì cũng đã dư sức rồi, đằng này hiền tế lại chuẩn bị cả hai phần giống hệt nhau cùng một lúc, không hơn không kém, không nặng không nhẹ bên nào cả.
Lúc này mọi người mới nhớ lại lời nói của Giang Bình An, đây quả thật không phải là lời nói suông:
"... sẽ làm tròn bổn phận con rể trợ giúp bá phụ bá mẫu bên nhà cũng được ăn no mặc ấm"
Ăn no và mặc ấm, mặc ấm tuy cũng quan trọng nhưng lại thua xa ăn no. Huống chi chỉ cần có cái ăn, đem một ít cái ăn đổi lấy cái mặc thì đã tha hồ mặc ấm rồi, còn nếu kẹt thì cứ lấy củi đốt lò là ấm áp ngay thôi.
Mọi người nhìn sính lễ đầy ắp hai bên vách nhà, chúng dư sức đảm bảo cho họ ăn no, thậm chí là ăn ngon luôn nữa kìa. Cha của Tần Hoài Như nhìn cha của Tần Kinh Như, hai người lôi kéo nhau ra góc phòng thủ thỉ thương lượng riêng. Cuối cùng vẫn là cha của Tần Hoài Như đại diện lên tiếng:
- Tâm ý của hiền tế chúng ta đã biết và nhận lấy, nhưng sính lễ này quá nặng và quá nhiều chúng ta không thể thu hết được, không thể để hiền tế đào hết của cải chỉ vì chuẩn bị sính lễ cho chúng ta. Sau này cuộc sống còn dài, hiền tế còn phải tích cóp lo cho gia đình, lo cho con cái. Chúng ta chỉ xin nhận mỗi nhà một phần năm sính lễ, xem như là hưởng phước con cái, chống đỡ qua mùa đông này là tốt lắm rồi.
Cha mẹ của Tần Kinh Như và mẹ của Tần Hoài Như nghe vậy đều gật gù tán đồng, nhưng Giang Bình An lại đứng lên khuyên bảo:
- Cảm ơn các nhạc phụ nhạc mẫu cảm thông và suy nghĩ cho tiểu tế. Nhưng có một điều nhạc phụ đã nói sai rồi.
- Điều gì?
- Nhạc phụ nói tiểu tế phải đào hết của cải để chuẩn bị hai phần sính lễ này, điều này là không đúng. Tiểu tế ta có tài lực cuồn cuộn không lẽ để cho hai gia đình bên vợ phải ăn đói mặc rét hay sao?
Cả gian phòng khách lại một lần nữa chỉ còn lại tiếng hít thở dồn dập vì lời nói kinh thiên của Giang Bình An, trong đầu mọi người đều bán tín bán nghi, họ nghĩ rằng Giang Bình An nói xạo, thổi da trâu, khoác lác... nhưng vấn đề là Giang Bình An khoác lác để làm gì, họ đâu có gì để hắn phải khoác lác để lường gạt.
Không lẽ khoác lác để ép mọi người nhận sính lễ quá nặng này sao? Hay là khoác lác để lên mặt ta đây? Điều này thật vô nghĩa, vì chỉ cần hai phần sính lễ này thì địa vị của Giang Bình An cũng đã cao ngất trời mây rồi.
Như vậy nếu không khoác lác thì sao? Hoặc nếu Giang Bình An nói chỉ đúng 1/100 thì cũng đã kinh khủng lắm rồi.
Cuối cùng vì đã biết sơ sơ của cải của tình lang nên Tần Hoài Như vẫn là người tỉnh táo trước nhất, nàng run giọng hỏi han quan tâm:
- Chàng có nhiều của cải như vậy thì có mạo hiểm gì không?
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại