Theo thời gian càng về sau, các nước lúc đầu kiên quyết không sử dụng dịch vụ giao thông vận tải của S quốc bắt đầu bối rối, xã hội của họ kẹt cứng theo sự t·ê l·iệt giao thông vận tải của họ, giờ các nước này phải đối mặt với ba sự lựa chọn:
Một là trở lại thời kỳ hơi nước: tàu hỏa, thuyền bè sử dụng động cơ hơi nước xình xịch bí bo...
Hai là bỏ tiền sử dụng dịch vụ giao thông vận tải của S quốc.
Ba là cúi đầu xưng thần, xin vào làm thành viên ngoại vi của Liên Minh Thịnh Vượng để có tư cách mua máy bay, tàu thuyền, xe lửa chạy bằng điện...
Lựa chọn một giữ được sự độc lập, nhưng càng về sau đất nước càng giựt lùi. Lựa chọn hai đơn giản, lựa chọn 3 là tối ưu.
Cuối cùng trong vòng nữa cuối năm 1961, 7/10 quốc gia lựa chọn gia nhập làm thành viên ngoại vi, 3 / 10 các quốc gia lựa chọn sử dụng dịch vụ giao thông vận tải của S quốc, trong đó có cả Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô, Ấn Độ.
...
Bên ngoài thế giới gió thổi mây phun, phong vân dũng động. Bên trong S quốc tình cảnh ngày một tốt đẹp.
Hầu như đi đâu cũng thấy nhà gạch xanh mái ngói đỏ au. Phong trào xây nhà cho dân của tập đoàn Hưng Nam quét ngang tất cả nhà tranh vách đất, nơi phong trào đi qua, không còn thấy bóng dáng của một mái nhà tranh hay nhà lá nữa.
(PS: gạch xanh sản xuất theo công nghệ mới, bề ngoài có màu xanh rêu, bóng loáng như gạch men, lúc thi công sử dụng keo để kết dính. Ưu điểm là chắc chắn, nhẹ nhàng, không thấm nước, không cháy, cách âm khá tốt, và không cần phải sơn phết làm đẹp bên ngoài nữa.)
Nhưng vừa xây nhà xong, các công nhân xây nhà lại chuyển sang làm vài công trình rất lớn: đường cao tốc Bắc Nam, đường sắt liên thông Nam Bắc nối thẳng qua Đại Thịnh đế quốc, liên thông với cả Myanmar.
Các công trình càng làm càng lớn, số lượng tiền tài thế gian đổ vào càng nhiều. Giang Bình An lấy tiền ở đâu ra?
Thời gian ban đầu, hắn sử dụng vàng bạc đá quý trong không gian trữ vật, nhưng đến tháng 6 tình hình đã khác. Sau cuộc họp báo do siêu mỹ nữ Venus, các phú hào trên thế giới bắt đầu thử nghiệm.
Đầu tiên là trường hợp trẻ hóa. Đây chỉ là phục hồi làn da, cơ bắp, nội tạng với ba cấp độ. Ai muốn phục hồi phải ghé khu điều dưỡng ở S quốc mỗi năm hai lần, mỗi lần 10 ngày, và dĩ nhiên với một số tiền không nhỏ.
Chỉ 10 ngày sau, 5 trường hợp đầu tiên đã thành công tốt đẹp, làm cả thế giới sửng sốt, 60-70 tuổi tóc bạc da mồi lại trở lại 30-40 tuổi, cơ thể săn chắc, lấy lại nét thanh xuân và các nội tạng hoàn toàn khỏe mạnh.
Ngay lập tức, 40-50 trường hợp khác đăng ký ngay gói phục hồi trẻ hóa 5-10 năm. Trường hợp phục hồi này hoàn toàn khác với Hồi Xuân đan mà Giang Bình An cho Thịnh Đế Phổ Nghi và chủ tịch Hà uống, đan dược đó là chữa hết hẳn, còn gói phục hồi này phải làm liên tục, thu tiền liên tục.
Nhưng các phú hào tuổi già thấy hoàn toàn giá trị khi lấy lại được một lần nữa thanh xuân đã mất, tiền tài đối với các đỉnh cấp phú hào đôi khi chỉ là một con số.
Bên cạnh số lượng phục vụ trẻ hóa liên tục tăng lên, số lượng khách đăng ký chữa bệnh u·ng t·hư, đãng trí ở người già... cũng tăng lên nhanh chóng.
Đúng như Venus đã trả lời họp báo, tập đoàn Trường Thọ không cần chứng minh, chỉ cần thu tiền chữa bệnh sau đó những bệnh nhân được chữa khỏi là những trường hợp quảng cáo sống tốt nhất cho tập đoàn.
Một đồn mười, mười đồn trăm. Tiếng lành vang xa. Danh từ đi du lịch S quốc chữa bệnh trở nên quen thuộc với mọi nơi trên thế giới.
Nhưng người nghèo và người có thu nhập trung bình trên thế giới chỉ nhìn mà không có tiền tham gia, đặc biệt là chữa bệnh u·ng t·hư và đãng trí.
Ngay trong lúc họ thất vọng, tập đoàn Trường Thọ đã đưa ra một giải pháp hầu như là toàn vẹn.
Giải pháp rất đơn giản, ai có nhu cầu chữa trị cho người thân cứ đăng ký sau đó đi qua Niger cải tạo hoang mạc trừ nợ dần dần. Như vậy vừa chữa trị cho người thân vừa có việc làm lương cao ổn định, tránh thoát việc bị thất nghiệp ở quê hương.
Phía tập đoàn Trường Thọ chỉ tốn một ít dược phẩm, nhưng phía hoang mạc bên Niger lại được bổ sung rất nhiều lao động.
...
Khi tập đoàn Trường Thọ hoạt động tưng bừng, vừa thu tiền của các phú hào cho Giang Bình An sử dụng, vừa gửi lao động qua Niger, thì nhu cầu cao của họ về dược liệu còn khởi động phong trào trồng trọt, chăn nuôi dược liệu và thú rừng.
Tất cả các dược liệu trong rừng được thống kê, đánh dấu, quản lý... Những tiều phu dần dần chuyển nghề qua gieo trồng và thu hoạch dược liệu bán cho các đại lý thu gom ở từng bản làng heo hút.
Ban đầu họ không quen, không muốn làm, nhưng các tay đầu nậu thu mua gỗ được chính quyền gom lại chuyển hết về miền xuôi để họ tham gia sản xuất dụng cụ gỗ từ nguồn gỗ to lớn mà các nước khác bán qua S quốc. Không có lý nào gỗ ở S quốc dư thừa mà để tiều phu tiếp tục chặt cưa cây rừng nguyên sinh cả!
Các tiều phu bị mất nguồn thu nhập, chặt cây, xẻ ván ra không ai mua, bắt buộc phải chuyển nghề làm dược liệu. Các thợ săn cũng vậy, tất cả thương lái mua thịt rừng đều biến mất, thay thế cho thương lái mua thịt thú rừng chăn nuôi, họ còn hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống để thợ săn chuyển hình.
Tuy bước đầu còn khó khăn vất vả, nhưng giá tiền mua dược liệu gieo trồng và mua thú rừng chăn nuôi còn cao hơn cả dĩ vãng cưa gỗ và săn thú... Chính giá tiền cao hơn đã dần chải vuốt mối quan hệ giữa tiều phu, thợ săn và nhóm thương lái mới. Trong việc này, chính phủ đã khéo léo vận dụng đúng sức mạnh của đồng tiền, vì vậy thu phục được từ từ lòng dân ở các khu vực miền núi hẻo lánh.
...
Song song với khu vực miền núi, chính phủ cũng dành sự chú ý rất nhiều về miền biển.
Nước ta từ Nam chí Bắc trải dài theo biển Đông, cuộc sống của ngư dân bấp bênh và nguy hiểm. Sợ nhất là giông tố bất thường, một đi không trở lại, các vùng miền biển tình trạng vợ mất chồng, mẹ mất con, cháu mất ông... xảy ra rất phổ biến, nó nhiều hơn rất nhiều so với miền núi.
Nỗi sợ thứ hai là không có thu hoạch, bị lỗ lã phải nợ nần chồng chất. Mỗi một chuyến gọi người đi đánh cá là một bài toán hóc búa, tiền nhân công, tiền xăng dầu, tiền hao hụt tàu thuyền, rồi tiền thức ăn, thuốc men... thậm chí có những vùng khi ra biển còn phải trông chừng c·ướp biển ví dụ như ở vịnh Thái Lan.
Giang Bình An đã lên kế hoạch với chủ tịch Hà chấn chỉnh lại hết hoạt động đánh bắt cá biển toàn S quốc. Chủ yếu là giải quyết bằng được ba vấn đề của ngư dân và một vấn đề riêng do Giang Bình An đặt ra.
Đầu tiên là đội thuyền, hoàn toàn nhập mới 100% tàu thuyền hiện đại từ khu công nghiệp của Đại Thịnh đế quốc, tiền chưa có thì chính phủ cho vay. Dựa trên cơ sở thuyền mới này cả ba vấn đề của toàn ngư dân S quốc đã được giải quyết gọn gàng, công việc đánh bắt cá biển không còn là trò chơi may rủi đầy nguy hiểm nữa.
Thuyền mới mua rất hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc hoàn hảo, chủ yếu thông qua vệ tinh. Như vậy t·hiên t·ai giông bão là đã bị loại vì được hệ thống vệ tinh thông báo rất chi tiết, chính xác.
Vấn đề nguy hiểm thứ hai là về nhân hoạ, tức c·ướp biển, cũng được vệ tinh theo dõi sát sao, bất kỳ tàu thuyền lạ nào đến gần đều được cảnh báo. Sau đó nếu là c·ướp biển thì quá dễ, trên thuyền mới có hệ thống súng Laser, có thể cắt đôi thuyền của c·ướp biển từ khoảng cách 1-2 km. Khi thuyền của c·ướp biển chìm, ngư dân S quốc có cứu c·ướp biển không?
Câu trả lời khẳng định là... có. Không phải vì nhân đạo mà là vì chiến lợi phẩm. Dù c·ướp biển không có tài sản, nhưng bản thân chúng chính là chiến lợi phẩm, chỉ cần đưa về cho lính đánh thuê là nhận được tiền, bọn c·ướp biển sau đó sẽ qua thẳng hoang mạc Sahara phơi nắng nhổ cỏ.
Và như vậy, hàng ngàn hàng vạn thuyền đánh cá hiện đại của ngư dân chính là lực lượng tuần tra bảo vệ vùng biển Đông của S quốc tốt nhất. Theo lý thuyết, có Giang thủ tướng thì không có nước nào dám xâm nhập S quốc, nhưng bọn c·ướp biển thì khác, bọn chúng tre già măng mọc, hết lớp này đến lớp khác, không muốn làm mà muốn hưởng, chỉ thích đi c·ướp phá. Giờ gặp đội thuyền hiện đại mạnh mẽ của ngư dân S quốc, băng c·ướp biển nào lộ diện thì băng đó xóa xổ.
Thiên tai và nhân hoạ không còn lo nữa, vấn đề cuối cùng của ngư dân liên quan đến thu hoạch. Và vấn đề này cũng được giải quyết gọn bằng thiết bị dò tìm cá siêu hiện đại trên thuyền.
Tất cả đàn cá lớn nhỏ trong biển Đông và trong vùng biển quốc tế đều hiển thị rõ ràng, làm cho ngư dân không còn lo không bắt được cá mà chỉ phải lo lắng việc... phải bắt cá gì? Bắt như thế nào? Bắt bao nhiêu thì hợp lý...
Những câu hỏi này tuy khó nhưng Giang Bình An và chính phủ đã giải quyết hết cho ngư dân bằng một tổng đài. Tổng đài này thu thập hết thảy tình hình cá biển, sau đó nhanh chóng đưa ra sách lược đánh bắt cá nào, ở đâu, bao nhiêu, bao giờ... để tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, cũng như đàn cá không bị tận diệt.
Có tổng đài này tồn tại, ngư dân chưa ra biển thì đã biết mình sẽ thu hoạch cá gì, bao nhiêu, lời lỗ như thế nào. Nhiều ngư dân rất bỡ ngỡ, họ không ngờ có ngày đi bắt cá biển mà như lấy đồ trong túi vậy, quá dễ dàng. Nhưng những lão ngư dân có cái nhìn thấu triệt hơn, họ cho ra một đánh giá làm ai cũng phải đồng ý:
- Hừ, có gì lạ đâu. Khi xưa chúng ta đi biển, cầu thần bái Phật rất nhiều. Nhưng lúc có lúc không, thậm chí một đi không trở về. Còn giờ nước ta đã có Thần Tiên Thủ Tướng, có vị thần tiên sống này phù hộ, không lấy cá như trong túi sao được?
- Nói như vậy cũng phải. Nhưng sao Thần Tiên Thủ Tướng và chính phủ quy định nghiêm ngặt lưới đánh cá phải có mắc lưới thật to, tuyệt đối không cho sử dụng lưới cào, mắc lưới nhỏ?
- Các ngươi đi biển cả đời mà còn không hiểu biển và yêu biển bằng Thần Tiên Thủ Tướng sao? Không cho sử dụng lưới cào và mắc lưới nhỏ là để bảo vệ biển. Như vậy con cháu đời đời mới có cá biển mà ăn. Mắc lưới nhỏ bắt hết cá bé thì cá lớn ở đâu ra?