Đàn Lang

Chương 19



Sau bữa yến tiệc, đám phó tỳ phủ Hoàn lại bắt đầu bận tâm về hôn sự của Công tử.

Nguyên do chủ yếu chính là vì Ninh Thọ huyện chúa.

Sự yêu mến của Đại Trưởng công chúa dành cho Ninh Thọ huyện chúa bộc lộ rõ mồn một không chỉ qua hành động mà còn cả lời nói, đây là chuyện xưa nay chưa từng có. Trong số thân bằng cố hữu giữ mối giao hảo xưa nay của phủ Hoàn cũng có không ít hoàng hoa khuê tú, từ xuất thân, dung mạo, phẩm cách đều mười phân vẹn mười. Trong đó có cả các bậc giai nhân thường xuyên được xếp trong các truyền kỳ nơi phố phường như “Lạc Dương tứ mỹ” hay “Kinh kỳ ngũ tú” gì gì đó, mỗi lần nhắc đến đều khiến cho người ta cực kỳ hâm mộ. Nhưng Đại Trưởng công chúa chưa từng biểu hiện ra có hứng thú đặc biệt với ai, càng đừng nhắc đến nghị hôn.

Có điều, Ninh Thọ huyện chúa lại là ngoại lệ, không chỉ được Đại trưởng công chúa khen ngợi không ngớt, tặng cho lễ hậu mà sau yến tiệc còn đặc biệt hỏi han Dự Chương vương về hôn sự của nàng.

Dựa theo quan hệ của hai nhà, Đại Trưởng công chúa và Dự Chương vương là thân thích, lại có giao tình từ thủa thiếu thời; dựa theo thân phận, Ninh Thọ huyện chúa xuất thân tôn thất, xét phong hào ở trong chi thứ cũng là dạng nổi bật.

Chuyên này phát sinh bất ngờ, không chỉ khiến cho một số kẻ vốn kiên định đứng về phía Nam Dương công chúa nhanh chóng dao động mà còn làm cho một đám tiểu tỳ non nớt ôm mộng tưởng huyễn hoặc về Công tử tan nát cõi lòng.

Huệ Phong còn đặc biệt vất vả từ phủ Hoài Âm hầu chạy tới phủ Hoàn, lôi kéo tay tôi, mắt tóe hung quang – “Ta nghe nói Ninh Thọ Huyện chúa kia giỏi nhất là nói ngon nói ngọt, đêm ngủ thì ngáy, trên mông còn có một nốt ruồi.”

Tôi thở dài – “Nhưng phàm là chuyện ở trong phủ thì đều phải nghe theo lời công chúa, nếu như công chúa yêu thích thì chúng ta cũng đâu có cách nào.”

Huệ Phong nghiến răng nghiến lợi nói – “Ta thấy nếu như Công tử không thích thì Đại trưởng công chúa cũng chẳng làm gì được. Bình thường nếu như Công tử có nhắc đến Ninh Thọ Huyện chúa thì cô cứ đem lời ta nói truyền đạt lại cho Công tử nghe. Nàng ta nhất định là còn rất nhiều điểm xấu không muốn để người ta biết, đợi ta đi dò la được sẽ về kể cho cô nghe!”

Tôi vẫn cần Huệ Phong ở phủ Hoài Âm hầu trông nom Thẩm Xung cho tôi vì thế đành phải gật đầu lia lịa.

Kỳ thực Huệ Phong đã lo thừa rồi bởi vì Công tử chưa từng đề cập đến Ninh Thọ Huyện chúa. Hiện giờ ở trong lòng hắn, người đáng để nhắc đến nhất chính là Tần vương.

Sau buổi tiệc tết Trung nguyên ở trong cung, nghe nói sức khỏe của Đổng Quý tần ở đã dần dần khá lên.

Rất nhiều người cho rằng không lâu nữa Tần vương sẽ rời khỏi Lạc Dương, nhưng chẳng ngờ y không những không có dấu hiệu muốn đi mà trái lại còn có tin tức truyền ra rằng Tần vương dường như có ý định muốn ở lại Lạc Dương thêm một thời gian dài.

Mấy ngày sau, Tần vương xuất hiện tại buổi nhã tập của An Hương hầu Đổng Lộc, huynh trưởng của Đổng Quý tần.

Công tử cũng có mặt ở đó.

Khách khứa đến dự tiệc không phải là vì Tần vương mà là để gặp Công tử. Song nằm ngoài dự đoán của chúng nhân, mặc dù hàng năm thân tại biên thùy nhưng Tần vương đối với chuyện huyền đàm hoặc các thú vui phong nhã lại chẳng hề lạ lẫm. Thậm chí, trong lúc đối đáp y còn có thể khiến cho danh sĩ như Hoàng lão á khẩu không đáp lại được, khiến cho chúng nhân phải lau mắt mà nhìn, ngợi khen không ngớt.

Sau một hồi yến ẩm nhàn hạ, Tần vương và Công tử cùng ngồi phẩm trà nghe đàn.

Y lớn hơn Công tử nhưng sở thích hai người lại khá hợp nhau. Lúc cùng tán gẫu chuyện phiếm, Công tử phát hiện y và mình cùng yêu thích thư pháp của Đỗ Bá Độ*. Hai người trò chuyện vô cùng hứng khởi, còn múa bút luận bàn một phen, xem chừng rất thỏa chí.*_Đỗ Bá Độ là một danh sĩ dưới thời Hán Chương Đế, rất giỏi thảo thư.“Chẳng trách mà Tử Hoài huynh lại đi theo Tần vương, quả là toàn tài.” – Lúc hồi phủ, Công tử tán thưởng nói.

Tôi nói – “Chẳng lẽ Công tử cũng muốn đi theo Tần vương?”

Công tử lắc đầu – “Thấy người tài đức lại ngẫm lại mình, tự nhiên sẽ lấy đó làm gương, hà tất phải đi theo.”

Tôi nói – “Ta nghe nhiều người nói Tần vương sẽ ở lại Lạc Dương, nếu quả thực như vậy thì có lẽ ngài ấy cũng sẽ giống như Lương vương,Triệu vương, được triều đình phong cho một chức quan. Ngày ấy tại yến tiệc, Thánh thượng và Tần vương có vẻ như thật sự hòa thuận, thiết nghĩ những lời bàn tán trước đó đều chỉ là những lời đồn vô căn cứ mà thôi.”

Công tử cười nhạt – “Ngài ấy ở lại, rồi cũng giống như Lương vương và Triệu vương, nhận bừa một chức Thái thường* hoặc Đại hồng lư** hay sao?” – Hắn nói – “Nếu quả như thực sự hòa thuận thì Tần vương sao lại đi những bảy năm trời?”*Thái thường 太常: chức quan nắm giữ việc lễ nghi ở tông miếu. **Đại hồng lư 大鴻臚: chức quan quản lí việc các dân tộc thiểu số đến triều.Công tử rốt cuộc cũng không phải kẻ ngốc, tôi yên lòng lại tiếp tục hỏi – “Nếu là như thế, vậy thì vì sao hiện tại Tần vương lại quay trở về? Chẳng lẽ đúng như những lời biểu công tử đã nói, ngài ấy đoán chắc rằng Thánh thượng không dám động đến ngài ấy?”

“Lời của Dật Chi chỉ đúng một phần.” – Công tử hỏi vặn lại, – “Thánh thượng vì sao phải động đến Tần vương?”

Tôi trả lời – “Tần vương tay nắm trọng binh, lại lòng lang dạ sói.”

Công tử lắc đầu – “Theo lời của Tử Tuyền thì số lượng binh mã trong tay Tần vương không đủ để tạo thành mối đe dọa. Năm đó, khi Thánh thượng vừa mới kế thừa đại thống, thiên hạ còn chưa ổn định, Tần vương lại nắm binh mã trong tay, tất nhiên cần phải kiêng dè. Nhưng hiện tại, Thánh thượng đã ngồi vững giang sơn, Tuần Thượng lại vừa mới bình định được Tây Bắc, uy danh triều đình đương lúc cực thịnh, xưa đã sớm không bằng nay. Ta lại hỏi nàng, nếu như nàng là một kẻ giàu có, trong nhà lại nuôi một con chó dữ không dám cắn lại chủ nhân, nàng sẽ gϊếŧ chết con chó hay là giữ nó lại để trông nhà?”

Tôi cười nói – “Tất nhiên là giữ lại trông nhà rồi.”

Công tử cũng mỉm cười.

Đây chính là ưu điểm của Công tử. Mặc dù trong một số chuyện thường ngày, hắn có vẻ lơ mơ không hiểu sự đời nhưng chung quy vẫn không hổ là dòng dõi quý tộc, đối với mấy chuyện thủ đoạn nằm bên dưới lớp mặt nạ mũ áo chỉnh tề vẫn khá là thông thấu.

“Công tử quả nhiên cơ trí, mắt sáng như đuốc.” – Tôi làm ra vẻ hiểu ra, nịnh nọt nói.

“Chẳng qua chỉ là chút đạo lý tầm thường mà thôi, không đáng nhắc đến.”

Hắn ra vẻ thản nhiên nhưng khóe miệng lại khẽ cong lên đắc ý, giống như một đứa trẻ vừa được người lớn khích lệ.

“Nghê Sinh” – Qua một hồi, Công tử bỗng nhiên nói – “Chẳng phải trong thư phòng ta còn có mấy bức tranh chữ của Đỗ Bá Độ hay sao? Nàng hãy chọn lấy một bức đưa tới tặng cho Tần vương.”

Tôi kinh ngạc.

Đỗ Bá Độ chẳng khác nào Tề Tương thời Hậu Hán, lối chữ thảo tinh diệu đến mức đương thời có một không hai, đến nay vẫn không có kẻ nào sánh được. Số lượng tranh chữ để lại đến nay vô cùng ít ỏi, Công tử chỉ sưu tầm được mấy bức, mà còn phải bỏ một số bạc lớn mới mua về được.

“Công tử.” – Tôi nói – “Mấy bức tranh chữ kia, bức nào rẻ nhất cũng phải năm mươi lượng vàng.”

Công tử ừ một tiếng, nói – “Vậy thì sao?”

Tôi – “… …”

Còn đây chính là khuyết điểm của Công tử. Có một số chuyện, hắn tuy rằng sáng tỏ nhưng đối với dạng người tài năng xuất chúng như Tần vương, hắn chẳng những không ngại ngần kết giao mà còn ra tay vô cùng hào phóng.

Tôi vừa nhẩm tính xem năm mươi lượng vàng có thể mua được bao nhiêu mẫu ruộng tốt ở Hoài Nam vừa thở dài trong lòng. Con vua cháu chúa coi tiền như rác, đúng là loại cùng hung cực ác.Công tử là chủ nhân, muốn tặng gì tất nhiên là tùy ý hắn. Hôm sau, tôi chọn một bức phú do Đỗ Bá Độ viết, sau khi đưa cho Công tử xem qua mới đặt vào trong hộp gấm, đưa đến vương phủ của Tần vương.

Mặc dù đã nhiều năm Tần vương không trở về Lạc Dương nhưng vương phủ vẫn để đó, chỉ là trước cửa hơi quạnh quẽ. Hiện tại tuy y đã trở về nhưng nơi này cũng chẳng thay đổi nhiều lắm, trước cửa ngựa xe vẫn ít ỏi, có chăng là tăng thêm mấy tên thủ vệ cao lớn trông cửa mà thôi.

Nghe nói từ sau khi Tần vương quay về Lạc Dương vẫn luôn ở trong cung bầu bạn với Đổng Quý tần cho nên tôi mới yên tâm mà lớn mật tới đây.

Có điều không ngờ y lại có mặt trong phủ.

Sau khi thông báo lai lịch xong, chẳng bao lâu liền có một nội quan đi ra dẫn tôi vào phủ.

Tôi vội nói – “Tiểu nhân phụng lệnh của chủ nhân tới tặng lễ, trong phủ còn có việc gấp đang chờ, không tiện ở lại lâu, xin nhờ nội quan thay tiểu nhân trình lên hộ.

Nội quan nhìn tôi, cười cười – “Cô nương là Vân Nghê Sinh?”

Tôi sửng sốt, đáp – “Đúng vậy.”

“Vậy thì phải rồi.” – Nội quan nói – “Điện hạ có lời, mời cô vào trong, nếu như có việc khác, điện hạ sẽ thay cô lo liệu.”

Tôi nhìn nội quan, đáy lòng bỗng nhiên lại dâng lên một dự cảm bất thường.

Tôi thường đi theo công tử nên đối với các vương phủ ở Lạc Dương, gần như đều từng tới cả, để so sánh thì cũng chẳng khác biệt quá nhiều. Thoạt nhìn thì có thể nhận ra được là trong phủ vẫn luôn có người coi sóc, nhưng tôi tớ không nhiều. Hoa cỏ cây cối trong đình viện mọc cao lộn xộn, thềm đá nơi hành lang gấp khúc còn phủ đầy rêu xanh.

Thư phòng của Tần vương nằm ở phía sau hậu viện. Lúc tôi tới liền nhìn thấy ngay một con suối nhỏ chảy vắt ngang qua vườn, đình các bố trí dọc theo con nước, mặc dù được chạm trổ vô cùng tinh xảo bắt mắt nhưng kiểu dáng lại nhã trí đơn giản, toát lên một vẻ cổ xưa khác biệt.

Tôi đi theo nội quan qua một cây cầu nhỏ, tiếng nước chảy róc rách bên tai, xuyên qua bóng râm của hàng hòe xanh mát, đi thêm vài bước là có thể trông thấy Tần vương đang nhàn nhã ngồi ở trong đình.

Y mặc trường bào rộng rãi, một mình ngồi trên lương tháp*, ngay cả một kẻ hầu quạt ở bên cạnh cũng không có. Y cầm sách trong tay, thong thả lật giở, dáng vẻ tùy ý, hoàn toàn chẳng có chút nào giống với vị phiên vương trẻ tuổi chinh chiến ngàn dặm trong lời truyền tụng của chúng nhân mà ngược lại lại giống như một văn sĩ nhàn rỗi quanh năm chỉ ở trong nhà.

TruyenHD*_lương tháp 凉榻

Có lẽ là nghe được động tĩnh, Tần vương ngẩng đầu lên.

Sau khi tôi bước lên hành lễ, liền trình lên hộp gấm.

“Công tử nhà nô tỳ biết điện hạ yêu thích thư pháp của Đỗ Bá Độ nên đặc biệt lệnh cho nồ tỳ đem bức phú này đến đây, dâng tặng điện hạ.” – Tôi nói

“Ồ?” – Tần vương lấy quyển trục từ trong hộp gấm trên tay nội quan, đặt ở trên án, tự mình trải ra.

Y ngắm nghía một hồi rồi lộ ra nụ cười.

“Nếu đã là ý của Nguyên Sơ, ta từ chối thì thật bất kính.” – Y dứt lời liền rời mắt đi, không tiếp tục cẩn thận ngắm bức phú trên bàn nữa mà bảo nội quan ban ngồi cho tôi, lại sai dâng trà.

Tôi vội vàng nói – “Nô tỳ không dám.”

“Hửm?” – Tần vương nhìn tôi, ngữ khí bình thản – “Có gì mà không dám?”

Thấy y hoàn toàn không có vẻ gì như là muốn thả tôi về, tôi chỉ đành vâng lời ngồi xuống.

Trong đình viện vô cùng yên tĩnh, có thể nghe thấy được cả tiếng chim kêu lích rích trên ngọn cây.

Tần vương nâng chén trà trên án lên nhấp một ngụm rồi lại đặt xuống.

“Cô nhớ rằng ngươi tên là Vân Nghê Sinh, đúng không?” – Y hỏi

“Đúng là nô tỳ.” – Tôi trả lời.

“Ngươi là người Hoài Nam?” – Y lại hỏi.

Tôi nhìn y, lặp lại nói – “Đúng vậy.”

Tần vương nghiêng người dựa vào bằng kỷ, cười nhạt – “Nhất định là ngươi đang suy nghĩ, cô làm thế nào biết được đúng không?”

Tôi cũng chẳng cố lảng tránh, cười nói – “Nô tỳ đúng là đang nghĩ như vậy, chẳng hay vì sao điện hạ lại biết?”

Tần vương – “Ngươi đoán xem.”

Tôi – “… …”

Thần sắc của y tựa như đang hứng thú đùa giỡn, lại tựa như thực sự chờ tôi trả lời.

Tôi biết y tuyệt đối không thể dựa vào khẩu âm mà đoán ra được. Tuy phương ngữ của Hoài Nam khác với Lạc Dương nhưng từ nhỏ tôi đã đi theo tổ phụ, vô cùng rành rẽ phương ngữ của các vùng khác. Ở Hoài Nam, tôi có thể nói giọng của người Hoài Nam, mà ở Lạc Dương tôi cũng có thể dùng khẩu âm của người Lạc Dương để nói chuyện, cho tới bây giờ chưa từng bị người khác phát hiện.

“Chẳng lẽ điện hạ từng hỏi thăm về nô tỳ?” – Tôi nói

Tần vương không phủ nhận, nói – “Ước chừng là ngươi cũng muốn hỏi vì sao cô lại hỏi thăm về ngươi, đúng không?”

Đây đích xác là một vấn đề lớn. Bắt đầu từ lúc nội quan nói Tần vương yêu cầu tôi vào phủ thì tôi đã biết ngày hôm nay chắc chắn không thể trôi qua một cách thoải mái được.

“Thiết nghĩ có lẽ là vì chuyện gieo quẻ bói ở ải Già Hồ kia.” – Tôi nói

“Không hoàn toàn đúng.” – Tần vương nhìn tôi, khoan thai nhả từng chữ một – “Ngày ấy ở trong cung, khi ta nhìn thấy ngươi liền lập tức cảm thấy vô cùng quen mặt.”

Tôi giả vờ ngây thơ, kinh ngạc nói – “Chẳng lẽ trước đó điện hạ từng gặp nô tỳ ư? Ở Hoài Nam?”

Tần vương mỉm cười, tiếp tục nhấp một ngụm trà, không trả lời mà lại hỏi – “Tổ phụ của ngươi tên là Vân Trọng, đúng không?”

“Đúng vậy.”

“Cô dù bất tài nhưng cũng từng nghe đến tên Vân thị. Tộc này, tổ tiên là Vân Hoành thuộc học phái Tạp Gia* thời Tiên Tần**, từng là tộc lớn một phương, trong số con cháu có rất nhiều kỳ mưu dị sĩ, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, sử luận không gì là không am hiểu, chư hầu đều muốn chiêu mộ. Sau này triều đại thay đổi, vào thời Tây Hán, Hán Vũ Đế bãi truất bách gia***, Vân thị dần không còn đất dụng võ. Mãi cho đến khi xảy ra Mãng binh loạn thì Vân thị mới lại một lần nữa được trọng dụng, nhiều người được phong hầu bái tướng, lần thứ hai hưng thịnh trở lại. Nhưng sau đó Đậu Hiến**** loạn chính, Võ Lăng hầu Vân Triều bởi vì phụ tá Đậu Hiến mà bị chém, nhiều người của Vân thị đều bị liên lụy hạ ngục, từ đó biệt vô âm tín. Đến tận đương thời mới lại có người xuất sĩ, đó chính là vị tộc thúc của ngươi, Vân Hoành.” – Tần vương cười cười – “Tiếc là ông ta và Vân Triều giống nhau, đều theo nhầm người cho nên mới bỏ mạng.”*_học phái Tạp Gia (là một học phái thời Tiên Tần, dung hợp các học thuyết thành một **_Tiên Tần (tiếng Trung: 先秦; bính âm: Xiānqín), cũng gọi Tiên Tần thời đại (先秦時代) là khoảng thời gian phân chia lịch sử Trung Quốc thời cổ đại, là cách gọi chung về thời đại trước triều đại Nhà Tần của Trung Quốc (tức là trước năm 221 TCN). ***_ BÃI TRUẤT BÁCH GIA, ĐỘC TÔN NHO THUẬT (đọc thêm về sự kiện tại đây TruyenHD) ****_Đậu Hiến (Chữ Hán: 竇憲:? - 92), biểu tự Bá Độ (伯度), là một ngoại thích thời Đông Hán, anh trai của Chương Đức Đậu hoàng hậu.Tôi nói – “Nhọc công điện hạ hỏi thăm nhiều như vậy, nô tỳ thật sự được sủng ái mà lo sợ”

Tần vương lắc đầu – “Thế nhưng về tổ phụ của ngươi thì ta lại không hỏi thăm được gì, không mấy tường tận.”

Tôi nói – “Tổ phụ của nô tỳ chẳng qua chỉ là một văn sĩ, cả đời si mê nghiên cứu học vấn, không có sở trường nào khác.”

“Thật sao?” – Tần vương lại không nghĩ vậy – “Người trong vùng đều nói ông ấy phiêu bạt bên ngoài nhiều năm, bảy năm trước mới hồi hương định cư. Nhưng ông ấy lại có bản lĩnh kỳ lạ, thông thiên văn tường địa lý.”

Tôi nói – “Điện hạ chắc cũng hiểu rõ, những học vấn đó chẳng qua chỉ là tổ truyền.”

Tần vương không tiếp tục gặng hỏi nữa mà ngược lại chuyển chủ đề khác – “Nói đến bảy năm trước, cô trái lại lại nhớ tới một chuyện.”

Ánh mắt của y phảng phất như chìm trong hồi ức – “Khi đó, Tiên đế bệnh nặng, đúng lúc đó Lạc Dương lưu truyền Toàn Cơ tiên sinh xuất hiện, lòng cô nhiều điều rối rắm liền đi tìm gặp để xin ngài ấy chỉ điểm. Phải mất rất nhiều công sức nhưng cuối cùng cũng có thể gặp được. Chẳng ngờ, khi đó ngài ấy đã hạ một câu sấm khiến cho cô vô cùng chấn động, tức giận. Lúc đó, cô rất muốn cùng Toàn Cơ tiên sinh lý luận đến cùng nhưng ngài ấy lại chẳng hề biến sắc, còn nói với cô rằng nếu muốn giữ mạng thì trong vòng bảy năm không thể quay về kinh. Rồi sau đó, Toàn Cơ tiên sinh phẩy tay áo bỏ đi, không bao giờ… còn thấy xuất hiện nữa.”

Tôi yên lặng không đáp, chờ y nói tiếp.

“Mấy năm gần đây, cô cũng dần quên lãng chuyện này, vẫn luôn cảm thấy hồi ức như một giấc mộng, cho đến tận ngày ấy khi nhìn thấy ngươi.” – Tần vương nói – “Năm đó, khi cô gặp Toàn Cơ tiên sinh, bên cạnh ngài ấy có một đồng tử, thiết nghĩ nếu như đồng tử ấy vẫn còn sống thì hiện tại có lẽ cũng có dáng vẻ như ngươi.”