Dẫn Theo Nhãi Con Chạy Nạn: Ta Dùng Không Gian Tích Trữ Vật Tư

Chương 2: Thân Thế Đáng Thương



Mạch Tuệ xuống giường, quan sát căn nhà gỗ đơn sơ này, trên nóc nhà ở góc phòng còn thủng một lỗ, tuyết rơi đang lọt ào ào qua cái lỗ đó, toàn bộ căn nhà lạnh giống như hầm băng, Mạch Tuệ không nhịn được mà rùng mình.

Sau đó nàng đi vào nhà bếp kiểm tra, mở nắp lu gạo ra, lắc đầu, mở tủ bát ra cũng lắc đầu, ngay cả nước trong lu nước cũng chưa thay từ ba tháng trước, lúc này cũng đã đóng băng.

Mạch Tuệ thở dài, quay người đi vào phòng củi, khi ra ngoài lại lắc đầu tiếp.

Nhìn bông tuyết to trên trời, nàng có hơi tuyệt vọng.

Mẹ của nguyên chủ là Bạch Khương Đình, con gái thứ hai của Bạch gia, từ nhỏ đã mất mẹ, mẹ kế cũng không tốt với nàng.

Cho nên lúc trưởng thành không chịu nghe lời, không màng khuyên can, đòi gả cho người cha mồ côi của Mạch Tuệ là Mạch Thạch Đầu, nhà chỉ có bốn bức tường.

Điều này khiến quan hệ cha con giữa Bạch Khương Đình và Bạch lão cha vốn đã xa cách vì bị mẹ kế gây chia rẽ nay đã hoàn toàn rạn nứt, mẹ kế nhìn trúng Mạch Thạch Đầu có sức làm việc cho nên giả bộ nhân từ giữ mẹ nữ chính và cha ở nhà làm việc thay nàng ta, nhưng lại ngấm ngầm chèn ép không ít.

Ai ngờ không lâu sau, Mạch Thạch Đầu mắc bệnh phổi, tuy không truyền nhiễm nhưng không làm việc nổi nữa, mẹ kế chia nhà qua loa, cho bọn họ một mẫu ruộng và nửa mẫu đất trồng rau để bọn họ sống ở đầu đông thôn tự sinh tự diệt.

Mạch Thạch Đầu chết rồi, không bao lâu sau thì Bạch Khương Đình cũng ra đi, để lại con gái lớn Mạch Tuệ và một đôi long phụng thai bốn tuổi là Mạch Lạp và Mạch Cốc.

Bạch lão cha nhất thời không đành lòng mới đón các cháu về sống ba tháng, mỗi ngày đều phải giúp gia đình làm việc mới cho ăn cơm nóng.

Mặc dù như vậy nhưng trong lòng bà ngoại vô lương tâm vẫn luôn không cảm thấy thoải mái, nhân lúc Bạch lão cha bị bệnh, ngay giữa ngày tuyết rơi lớn đuổi mấy đứa nhỏ ra khỏi nhà.

Đúng vào lúc nguyên chủ chết lạnh, Mạch Tuệ xuyên qua.

...

Mạch Tuệ bê cái thang gỗ cũ mèm trong phòng củi ra, lại kéo theo hai bó rơm khô, nàng dựng thang bên tường rồi run rẩy leo lên, lấp mái nhà lọt gió đó lại.



Không còn gió lùa, không còn tuyết rơi, cảm giác căn phòng cũng hơi ấm lên một chút.

Trong nhà không có củi khô, Mạch Tuệ muốn nấu ít nước nóng để uống cũng không làm được.

Cũng không có gì ăn, lại đang là mùa đông giá rét, vạn vật đều điêu tàn.

Mạch Tuệ đỏ nước bẩn trong cái lu đó đi rồi đặt trong sân đựng tuyết, ăn tuyết chí ít cũng phải sạch một chút mới không dễ đau bụng.

Hai đứa nhỏ rúc trong cửa nhà, răng va lập cập vào nhau, gió rét thổi qua khiến cơ thể nhỏ bé đó lập tức hiện ra ngoài.

Cho dù về Bạch gia ở được ba tháng nhưng bà ngoại bất lương vẫn không cho bọn họ ăn no mặc ấm như cũ.

Mạch Tuệ lại một lần nữa thở dài: “Hai đứa vào nhà đi, a tỷ ra ngoài tìm ít đồ ăn.”

Hai đứa trẻ muốn đi theo, nhưng vừa chạy ra khỏi sân, một chân giẫm lún vào tuyết không sao rút ra được, cuối cùng bị Mạch Tuệ rút lên như nhổ củ cải, cũng chỉ ngoan ngoãn ở nhà trông nhà.

Ngày này tuyết rơi nhiều, Mạch Tuệ lại mặc không đến mấy lớp áo, lạnh đến run cầm cập, một tay xách cái cuốc, một tay cầm giỏ rau, lòng vòng bên bờ sông một cách không có mục đích, nàng muốn tìm ít rau dại có thể ăn về ứng phó trước đã.

Trong sân vì đã rất lâu không có người ở, nữ chính và các em cũng mới bị đuổi ra ngoài cho nên tuyết tích khá dày.

Nhưng trong mảnh ruộng hoang này dù rằng tuyết lớn rơi xuống, nhưng vì có thôn dân cứ dăm ba hôm lại di chuyển qua nên tuyết tích cũng không quá dày. Mạch Tuệ dùng quốc gạt tuyết ra, tìm rất cẩn thận, không tìm được thì chỉ có nước chết đói thôi.

Ông trời phù hộ, thật sự để nàng tìm được một luống tế thái hay còn gọi là thử khúc thảo. Lúc nhỏ nàng cũng từng ăn với bà nội, mang đi gói sủi cảo vị cũng thơm ngát và ngon miệng, cho nên tết vừa về quê, Mạch Tuệ đã thích ra bờ ruộng tìm tế thái.

Nàng ngồi xổm xuống, kích động đào một mớ tế thái ra rồi nhét vào trong giỏ rau, tuy rằng trông rất nhiều nhưng luộc nước sôi lại teo đi chỉ còn một bát nhỏ, hoàn toàn không đủ cho ba người bọn họ ăn.

Nhưng nhiều hơn thì cũng không có.