Nửa năm trước, Tùng Tâm lên thành phố nộp tài liệu, xếp hàng xin tài trợ cho học sinh tiểu học mắc chứng tăng động, đăng ký vào quỹ từ thiện.
Tết đến, cuối cùng tiền cũng được duyệt.
Phụ huynh cầm số tiền đó lập tức đi mua gạch và xi măng, xây thêm một tầng nhà mới, còn chừa lại ba nghìn tệ để tặng Tùng Tâm làm quà cảm ơn.
Tùng Tâm từ chối, nhưng phụ huynh vẫn cố, cười nói: "Con tôi chỉ năng động thôi, đâu có bệnh gì, chẳng cần gặp bác sĩ."
Tùng Tâm bỏ đi, đến nhà hiệu trưởng đúng ngày rằm, đập cửa xin nghỉ việc.
Hiệu trưởng già bảo: "Cô Tùng Tâm, cô nên nghĩ đến trái tim già yếu của tôi chứ."
Tùng Tâm không quan tâm, kiên quyết nghỉ việc.
Hiệu trưởng già nói: "Cô vẫn còn quá trẻ."
Ông khuyên Tùng Tâm dạy hết kỳ sau rồi tính, Tùng Tâm trở về, sau đó lại đến đập cửa lần nữa.
Hiệu trưởng nhận ra sự cứng rắn của cô giáo Tùng Tâm chẳng khác gì hồi nhỏ, giống như ngày xưa đi tìm đàn anh để đánh nhau.
Đám học sinh tiểu học đến chơi nhà Tùng Tâm, hỏi: "Sao cô không mời giáo viên nước ngoài về dạy cho bọn em? Cô thiên vị à?"
Tùng Tâm bực bội nói: "Cái này gọi là dạy theo năng lực từng người, chứ không phải thiên vị. Ba từ một giờ mà cũng phải cần giáo viên nước ngoài sao? Để giáo viên trong nước dạy là được rồi."
Học sinh lại hỏi: "Nếu bọn em chăm chỉ, rất chăm chỉ học từ vựng thì sao ạ?"
Tùng Tâm suy nghĩ một lúc rồi nói: "Nếu các em vừa chăm chỉ vừa giỏi, cô sẽ mời giáo viên nước ngoài dạy lớp hè cho các em."
Đám học sinh phấn khích vì chưa bao giờ gặp người nước ngoài bằng xương bằng thịt.
Chúng kéo tay Tùng Tâm đòi chơi trò "Củ cải ngồi xổm."
Tùng Tâm cự tuyệt: "Chơi với các em, cô không bị hạ gục sao?"
Bọn nhỏ cười ngặt nghẽo, như thể kế hoạch đã bị phát hiện.
*****
Tùng Tâm đến thăm xưởng sửa xe của anh Vân, xưởng có vị trí đẹp, rộng rãi, làm ăn từ sớm, lại quen biết nhiều người để xử lý xe tai nạn, hồi vốn nhanh, còn thuê thêm vài thợ sửa xe.
Anh Vân chuẩn bị một thùng rượu Mao Đài, Tùng Tâm hỏi: "Để tự uống à?"
Anh Vân điềm nhiên trả lời: "Vay kinh doanh, tặng quà là không tránh được, nhỡ đâu xin được khoản vay lãi thấp hơn, phải biết đầu tư chứ."
Tùng Tâm nói: "Rượu trắng hóa ra lại là tiền tệ."
Anh Vân nói: "Tặng quà, đổi lấy tiền mặt, đầu tư tăng giá, người Trung Quốc cứ thế mà sống."
Tùng Tâm nói: "Được rồi, chắc em học nhiều quá hóa ngu."
Tùng Tâm nghĩ về chuyện nghỉ việc, hỏi Gia Mộc xem nếu không làm giáo viên thì cô nên làm gì.
Gia Mộc đáp: "Nội trợ."
Tùng Tâm nói: "Dễ bị khinh thường lắm."Edit: FB Frenalis
Gia Mộc cười: "Nội trợ thích đi du lịch đây đó."
Mắt Tùng Tâm sáng lên.
Gia Mộc lắc đầu, lại cười.
Trang trại đang thử nghiệm trồng ngô ngọt Hokkaido, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, không thể chỉ dựa vào những hạt cà phê vô vọng.
Gia Mộc bận rộn với việc viết đơn xin trợ cấp nông nghiệp, còn việc có được duyệt hay không, cuối cùng có nhận được năm mươi phần trăm số tiền hay không thì không ai dám chắc.
Luật lệ của xã hội là như vậy, mỗi tầng lớp đều phải để lại chút gì đó.
Trác Trác trở về vào kỳ nghỉ đông, rất bối rối hỏi Tùng Tâm: "Tại sao bạn mới của em toàn là con nhà giàu hoặc con nhà quan, lại vừa thông minh vừa xinh đẹp, mà còn lễ phép nữa?"
Tùng Tâm trêu: "Trác Trác, em đã mở mang tầm mắt rồi đó."
Trác Trác lại nói: "Em không thích viết diễn văn, cũng không thích viết báo cáo thực hành xã hội."
Tùng Tâm nói: "Trường em học đào tạo học sinh theo tiêu chuẩn của lãnh đạo, sau này dù làm nghiên cứu khoa học, kinh doanh hay chính trị, đều phải giỏi kỹ năng này."
Trác Trác hiểu, Tùng Tâm nói tiếp: "Em về nhà dành nhiều thời gian cho bố mẹ đi."
Trác Trác đồng ý.
Tùng Tâm thường xuyên gặp mẹ Tú Tú, nhưng đã một năm không gặp bố cô.
Bố cô nhờ Gia Lân lái xe xuống vào dịp Tết, mang theo một cốp xe đồ vật, truyền đạt ý rằng cô là đứa con vô ơn.
Tùng Tâm nói: "Chán quá."
Gia Lân hỏi: "Em còn học được chán đời nữa sao?"
Tùng Tâm nói: "Em sắp chuyển lên núi ở ẩn, cắt đứt mọi liên hệ với thế giới này."
Gia Lân nói: "Vậy em định dùng điện do xã hội cung cấp, ăn gạo do xã hội trồng à?"
Tùng Tâm bực bội nói: "Nếu em tiếp tục làm giáo viên, chắc chắn em sẽ bị rối loạn lưỡng cực mất."
Gia Lân hỏi: "Sắp dạy đủ ba năm rồi à?"
Tùng Tâm chỉ đáp ừ một tiếng.
Gia Lân nói: "Lâu hơn anh tưởng, một con lợn rừng mà cũng có thể đứng trên bục giảng, thật là đáng nể."
Tùng Tâm bảo anh hai của mình cút đi.
Gia Lân cười ha ha.
*****
Mùa hè, Tùng Tâm tự bỏ tiền thuê giáo viên nước ngoài, trả phụ cấp ăn ở và đi lại để dạy học sinh tiểu học một buổi học tiếng Anh ở thị trấn.
Thực ra, ở những nơi tài nguyên hạn chế, phương pháp giáo dục cao cấp là điều khó thực hiện.
Tùng Tâm coi như giúp bọn trẻ mở rộng tầm mắt.
Sau đó, cô bình thản nộp đơn xin nghỉ việc, trường nhanh chóng tìm được giáo viên mới thay thế, không gây ảnh hưởng đến ai.
Nhưng không ai ngờ hiệu trưởng già lấy ra một quyển vở cũ, bên trong là bài văn mà Tùng Tâm viết hồi học tiểu học, đầy ắp những ước mơ về việc sau này khi cô làm giáo viên, sẽ cải cách thế nào, yêu thương trẻ em ra sao, xây cầu trượt, mở rộng căn tin, và tuyệt đối không như những thầy cô vô dụng của cô hồi đó... Quả thật, con người có ước mơ bao nhiêu thì trường học có điều kiện lớn bấy nhiêu.
Nhìn lại ước mơ ngây thơ đó, Tùng Tâm thầm khóc trong lòng, tự trách mình không nên để lại chứng cứ chỉ trích giáo viên.
Lời phê của thầy hiệu trưởng khi xưa, nói rằng Tùng Tâm rất có lý tưởng.
Cô cầm quyển vở về nhà, có lý tưởng thì cứ tiếp tục mà xây dựng thôi.
Gia Mộc thấy quyển vở của cô, vừa đọc vừa cười, vì trong đó cũng có viết về anh, khen ngợi nồng nhiệt rằng anh là người bạn tốt nhất trên đời.