Đu Đủ Xanh

Chương 26



Editor: Frenalis

Tùng Tâm đang quét lá trong rừng, những chiếc lá cây bên cạnh ngôi nhà gỗ rơi rụng, mang lại cảm giác vô cùng tĩnh lặng.

Gia Mộc đang viết thư pháp, mỗi khi viết hỏng, anh sẽ mang ra đốt để đun trà, còn những bức đẹp thì được Tùng Tâm giữ lại.

Thỉnh thoảng Tùng Tâm cũng cầm bút viết thử, từng nét chữ dường như muốn thoát ra khỏi lồng.

Gia Mộc cười, nói cô thích hợp với cuộc sống tự do.

Tùng Tâm phát hiện một tổ ong vò vẽ to như quả bóng đá, cô chọn hướng, ngắm nhìn dãy núi xa, rồi chuẩn bị dùng chổi để "chơi golf".

Góc đánh không chuẩn, tổ ong rơi ngay dưới chân Gia Mộc, đàn ong bay ra, anh nhanh tay dùng giỏ tre úp tổ ong lại.

Tùng Tâm đứng đó cười.

Gia Mộc gọi cô lại, Tùng Tâm hỏi: "Có việc gì sao?"

Anh hỏi: "Đi xem Tứ bất tượng không?" (1)

Cô hỏi: "Tứ bất tượng nào?"

Anh đáp: "Là con sơn dương, từ rừng núi đến dòng suối uống nước, để lại dấu chân."

Cô hỏi: "Mới đến phải không?"

Anh gật đầu.

Tùng Tâm và Gia Mộc cùng nhau leo rừng, ngắm dòng suối bên cánh cò trắng bay lượn, hoặc nhìn chú chim bói cá đậu trên cành lau sậy.

Một con sơn dương từ thung lũng xuất hiện, đi đơn độc. Trên cổ nó có bờm như ngựa, hình dáng giống như một con bê non, là loài thú kỳ lạ hiếm gặp trong núi non sông nước.

Gia Mộc hái được một cây linh chi, để trên bàn thưởng ngoạn hoặc đem hầm canh cũng đều được.

Núi rừng luôn hào phóng, không như những nơi đông đúc con người, nơi mà người ta luôn so đo tính toán.

Tùng Tâm phơi thuốc, bó từng bó lại, có loại giải rượu, có loại chống viêm, cũng có loại dùng làm thuốc bổ.

Mùa này có thể nấu rượu, lọc bã rượu qua rổ tre rồi đổ vào chum.

Trời về thu đông, đêm trở lạnh, bên bếp lửa đỏ hầm nồi đất, Tùng Tâm thích ăn bò thái lát nhúng rượu nếp, Gia Mộc bỏ thêm đảng sâm, kỷ tử, thục địa vào nồi, hương thơm ngào ngạt.

Cuộc sống như vậy mới thực sự thú vị, hai người có tửu lượng khá tốt, uống xong còn có thể trèo cây.  Edit: FB Frenalis

Một người rung cây hạt dẻ xuống, người kia nhảy nhót nhặt vỏ như thuở còn nhỏ.

Dù có chơi đùa thế nào, chỉ cần ngủ một giấc là quên hết, chỉ nhớ món hạt dẻ hầm thịt kho.

Xuống núi rồi, lại cảm thấy vô vị.

*****

Những học sinh không hoàn thành bài tập, chắc chắn sẽ là những người đầu tiên bị loại khỏi cuộc đua dài của hệ thống giáo dục tuyển chọn.

Tùng Tâm mở lớp phụ đạo cho đám học sinh tiểu học, chỉ đồng hành cùng chúng được một thời gian ngắn, đảm bảo rằng chúng biết đọc biết viết là đủ.

Vài học sinh nói: "Cô giáo làm khó dễ!"

Tùng Tâm điềm nhiên hỏi: "Ai dạy các em từ 'làm khó dễ' cao cấp thế này?"

Mấy đứa nhỏ liếc mắt tránh né.

Tùng Tâm nói: "Về bảo bố mẹ các em rằng, đây gọi là dịch vụ VIP, không phải làm khó dễ."

Cô nhẹ nhàng vuốt chiếc thước trên bàn, nói: "Lần sau còn nói những lời khiến cô không vui, cô sẽ cho các em hiểu thế nào là làm khó dễ thực sự."

Đám học sinh có phần e ngại Tùng Tâm, miệng lẩm bẩm đòi chuyển lớp, nhưng vẫn tiếp tục làm bài tập.

Sau đó, quả nhiên chúng chuyển lớp thật.

Giáo viên nam lớp bên rất thân thiện, không làm bài tập thì đứng phạt ở cuối lớp, mỗi ngày đều thả lỏng.

Thế là thành tích lớp Tùng Tâm trong kỳ thi kiểm tra ở các thị trấn lân cận luôn đứng đầu.

Nhưng cô cũng chẳng thấy điều đó có ý nghĩa gì lớn.

Giáo dục công lập mang tính phổ cập, được tài trợ từ ngân sách công, giáo viên dạy theo tốc độ tiếp thu của học sinh trung bình.

Kỳ thi tuyển chọn chỉ nhằm phân loại và cấp bằng khác nhau cho học sinh, để phân bổ nguồn lao động xã hội vào các vị trí khác nhau.

Công bằng tuyệt đối không tồn tại, gia đình nào vượt trội cũng không quan trọng đối với xã hội, quan trọng là mỗi vị trí đều có người thay thế, đảm bảo guồng máy quốc gia tiếp tục vận hành.

Trong xã hội này, có quá nhiều người chẳng làm được gì lớn lao.

Trường học, không tránh khỏi việc trở thành đối tượng để những gia đình thất bại đổ lỗi.

Tùng Tâm thở dài một tiếng, nghĩ rằng nghề giáo này thật thấp kém, đợi hiệu trưởng già nghỉ hưu là cô sẽ rời đi.

Cô không ngờ rằng ngày đó lại đến nhanh như vậy, thầy hiệu trưởng già bị chẩn đoán mắc bệnh phổi do dị ứng bụi và phải nghỉ hưu vì bệnh tật.

Trước khi nhập viện, thầy dặn dò các giáo viên vùng quê phải kiên trì bám trụ vị trí của mình.

Nhưng người xưa thật quá ngây thơ, số lượng lớp học giảm dần qua từng năm, thì còn ai ở lại bám trụ nữa đây?

Tùng Tâm nghĩ, khi không còn lớp học nào nữa, cô cũng sẽ lui về ở ẩn.

(1): "Tứ bất tượng" (四不象) là một thuật ngữ trong văn hóa Trung Quốc dùng để chỉ một loài sinh vật huyền thoại trong các câu chuyện dân gian. Tên gọi này có nghĩa là "bốn không giống" (tứ = bốn, bất = không, tượng = giống), ám chỉ việc sinh vật này có những đặc điểm không hoàn toàn giống với bất kỳ loài vật nào cụ thể. Nó thường được miêu tả là mang những đặc điểm của nhiều loài động vật khác nhau.

Trong truyền thuyết, tứ bất tượng thường được xem là một loài linh thú hiền lành và mang lại may mắn. Một số câu chuyện còn gắn loài vật này với thần thoại về vua Nghiêu và vua Thuấn, hai vị vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Loài sinh vật này đôi khi được coi là phương tiện di chuyển của các bậc đế vương hoặc thánh nhân.

---------------------------------------