Dương Thần

Chương 6: ĐẠI THIỆN BÍ BỔN



"Ân? Trời không còn sớm nữa, ta phải trở về rồi. Đồ lão hôm nay cùng tiểu tiên sinh nói chuyện đi. Tiểu tiên sinh hẳn là một người đọc sách đáng tin cậy, Đồ lão có thể để cho hắn chỉnh lý lại tàng thư."

Nguyên Phi ngẩng đầu lên nhìn sắc trời, đột nhiên đứng dậy, nhún người một cái đã đi xa ngoài ba mươi bước, sau mấy lần nhún người liền biến mất ở trong sơn lâm.

Nguyên Phi nói đi là đi, không có nửa điểm dây dưa, sạch sẽ.( chắc ý nói là đi không để lại dấu vết)

"Thật đúng là kiếm tiên hiệp nữ." Hồng Dịch nhìn động tác thân hình của Nguyên Phi, ngoài miệng tán thưởng và đối với thân phận của nữ tử thần bí này lại càng ngày càng tò mò.

"Tiên sinh hay là tới thăm tàng thư của ta đi." Đồ lão làm như muốn tìm người khoe tàng thư của mình, sau khi nói chuyện hai ba câu lập tức thỉnh Hồng Dịch vào trong thạch động thăm tàng thư của hắn.

Sơn cốc phía nam có một cái thạch động, hiển nhiên là địa phương mà đám hồ ly ở, thạch động rất rộng lớn, phạm vi ước chừng khoảng năm sáu trăm bước, cao cũng tầm năm sáu thân người, sau khi đi vào thì giống như một cái điện phủ cũng không có một chút cảm giác rằng bị câu thúc.

Phía trên thạch bích của thạch động có đục rất nhiều lổ nhỏ, trên lổ nhỏ có châm một ngọn đèn dầu nhỏ, dầu không biết là loại dầu gì mà mang theo một mùi thơm ngát, nhưng lại không có khói làm cho cả thạch động rất sáng và ánh lửa cũng không lay động.

Mà toàn bộ bốn phía thạch động đều là những giá sách bằng gỗ, trên giá sách đều bày rất nhiều thư tịch, đủ loại, đại bản có, tiểu bản có, có bản viết tay, có bản thạch ấn, có bản khắc gỗ, chất giấy cũng có đủ loại, có giấy làm bằng tre trúc, đàn giấy(giấy làm bằng cây bạch đàn), trù thư, da dê cuốn, thậm chí còn có đan thư làm bằng thiết!

Bốn phía vách tường, hơn mười cái giá sách, dưới góc tường, còn chất thành đống vô số sách chất giấy đã ngả vàng . Có những bộ cổ tịch kinh văn bị tàn khuyết.

Tất cả sách trong thạch động này ước đoán sơ sơ chừng có khoảng hơn mười vạn quyển sách.

Nhiều sách như vậy, lấy chính tàng thư trứ danh của Võ Ôn hầu phủ "Lang huyên(1) thư ốc" so ra vẫn kém. Hồng Dịch lúc còn nhỏ, mẫu thân còn chưa mất, từng đi qua Võ Ôn hầu phủ"Lang huyên thư ốc" , lúc ấy ngóng vào bên trong đã rất kinh ngạc khi nhiều thư tịch đến vậy, nhưng sau khi mẫu thân chết, cũng không có tư cách đi vào.

Mà Hồng Dịch ngày thường đọc sách, một là toàn phải bỏ bạc ra mua, hai là mượn chung quanh, sao chép ra.

Bất quá sách tốt bên trong các hiệu sách cũng không khả năng để sao chép mà mượn cũng khó có thể mượn được. Nên hiện tại bỗng nhiên lại nhìn thấy nhiều sách đến như vậy, trên mặt hắn nhất thời lộ ra vẻ mặt giống như đi vào bảo khố. Cũng quên rằng một ổ hồ ly tại sao lại có nhiều tàng thư như vậy.

"Đại tàng kinh? Hoa nghiêm kinh? Vãn sinh kinh? Như thế nào đại bộ phận đều là kinh Phật?" Hồng Dịch đi đến một cái giá sách lớn trước mặt, rút ra một quyển sách, mở ra trong là một quyển kinh văn Phật giáo được khắc lên gỗ, phía sau còn có một con đấu đã lâu đời, con dấu là"Đại Thiện tự" . Là một quyển sách cổ, nếu được bán trong hiệu sách có thể giá trị không ít tiền.

Lại giở mấy quyển khác, phía sau sách cũng đều có khắc con dấu "Đại Thiện tự" .

"Đây là sách Đại Thiện tự." Hồng Dịch nói: "Hơn nữa ngững quyển sách này, kinh sử tử tập, kinh văn…. đều để cùng nhau, căn bản không có phân loại, chỉ sợ lúc đọc tìm không được tốt."

"Cái này, lão hủ kỳ thật cũng hiểu được không nhiều, đối với phân loại bộ sách, cũng không thật hiểu biết." Trên bì mao Đồ lão hơi hơi hồng, hình như là cảm thấy có chút ngượng ngùng.

Kỳ thật Hồng Dịch nói như vậy là còn nhẹ, bình thường tàng thư của những nhà gia đình gia giáo người ta đều phân loại cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp.

Mà sách bên trong ngôi thạch thất này rất lộn xộn lung tung, thật giống như là một nhà mới phát tài , nghĩ rằng muốn đem trong nhà mình trang trí thành gia đình gia giáo có học, nên bỏ tiền ra mua rất nhiều sách nhưng lại sắp xếp một cách tùy tiện.

"Kỳ thật những sách này là năm đó Trung Châu Đại Thiện tự bị tiêu diệt, lúc phá tự là chúng ta từ bên trong chùa mang ra." Đồ lão cảm thán nói: " Một tòa Đại Thiện tự to như vậy, tăng lữ trên vạn, hàng năm mùa thu, có hơn ngàn hòa thượng xuống vùng nông thôn đi thúc giục địa tô,. Một tầng một tầng đại điện, bào mã điểm hương, đèn chong ngày đêm không thôi, cả ngày lẫn đêm đèn đuốc sáng trưng. Đáng tiếc bị đại quân công phá, miếu thờ huy hoàng bị cho một mồi lửa, tài bảo bị lấy không còn. Ai, thành bại hưng vong, thật sự chỉ là mộng ảo mà thôi."

"Bào mã điểm hương. . . . . . . Nguyên lai Đồ lão các ngươi là từ Trung Châu Đại Thiện tự di chuyển đến Ngọc kinh thành Tây sơn." Hồng Dịch cuối cùng cũng biết được lai lịch của đám hồ ly này.

Trung Châu Đại Thiện tự, nằm ở trung bộ Đại Kiền vương triều, là một tòa cổ tháp ngàn năm, cường thịnh tới cực điểm, bên trong rất nhiều bộ sách đều có ghi lại về ngôi chùa hùng vĩ này. Nghe nói ngôi chùa này, một tầng lại một tầng đại điện, vào mỗi buổi sáng, tiểu hòa thượng muốn dâng hương lên Phật tổ Bồ Tát thì phải phi ngựa mới có thể xong được. Cho nên mới có câu 'bào mã điểm hương' vừa nói.

Đồng thời, ngôi chùa này cũng là thánh địa võ học, là thánh địatu hành , còn là thánh địa tài phú.

Chùa không cần nộp thuế, ruộng đất lại nhiều, hương hỏa lại hưng thịnh, ngàn năm tích lũy, phú khả địch quốc ( giàu ngang với một nước).

Chỉ tiếc, vào hai mươi năm trước, bởi vì Đại Thiện tự liên lạc với dư nghiệp tiền triều có ý đồ mưu phản nên bị đại quân thanh trừ, cổ tháp ngàn năm bị phó chi nhất cự ( ý nói bị đốt rồi).

Nghe nói ngôi chùa này ngàn năm tích lũy, tài phú lấy được khiến cho tài chính Đại Kiền vương triều được củng cố chưa từng có.

Mấy thứ này, bên trong bút ký của nhiều người đọc sách đều có ghi lại nên Hồng Dịch cũng biết được rất rõ ràng.

" Đàn hồ ly này khẳng định là hồ tộc ở vùng phụ cận Đại Thiện tự. Dù sao hòa thượng không sát sinh, ở lại chỗ đó cũng an toàn, hơn nữa cũng có thể học được không ít thứ này thứ nọ. Bất quá hồ ly dù sao cũng chỉ là hồ ly, mặc dù có linh tính, hiểu đạo lý, biết tu luyện, nhưng vẫn không bằng nhân loại."

Lúc này, trong lòng Hồng Dịch đối với hồ tộc yêu quái có một cái hiểu biết rõ rằng.

"Không biết tiên sinh có thể hay không giúp ta sắp xếp lại thành một cái phân loại? Ngôi tàng thư thất này, là bảo bối của thuần hồ tộc ta, chờ sau này đám tiểu hồ ly có thể xem hiểu văn tự, có thể tiến vào đọc sách, coi như là thư hương môn đệ, hồ tộc ta chỉ dựa vào phòng sách này, ít nhất cả đời sẽ không đần độn thoát khỏi kiếp cầm thú chỉ biết ăn tươi nuốt sống."

*Chú thích:

(1) Lang huyên: nơi để sách của Thiên đế trong chuyện thần thoại.