Hai Tờ Di Chúc

Chương 37




bác bị bộ máy hơi tồi đấy. Cẩn thận kẻo bị liệt máy giữa hồ là hết đường vào bờ được đó nghe !
Ái Lan hứa với bạn :
- Yên trí đi Diễm Anh ! Mình sẽ cẩn thận đề phòng ! Không sao đâu !
Mặt trời lên cao đã tới hai con sào rồi. Ái Lan nôn nóng lên đường thám hiểm. Khổ một nỗi, Diễm Anh và các bạn còn cứ tíu tít sửa soạn hành trang mãi chẳng xong khiến em tưởng chừng như họ sẽ không bao giờ rời khỏi trại cả.
Sau hết, may sao khi quay nhìn lại, Ái Lan đã thấy mọi người đeo ba lô gọn ghẽ trên lưng, hướng về cánh rừng nứa đặt bước. Diễm Anh còn ngoái cổ nhìn bạn, giơ tay :
- Ái Lan ! không đi cùng tụi này, đừng có tiếc rẻ nghe !

Chờ ọi người đi khuất sau đám lá xanh, Ái Lan nhắm hướng hồ La Ngà bước mau. Mấy phút sau, em trông thấy bác Cai Sĩ đang té nước cọ rửa chiếc xuồng máy. Ái Lan có ý định đi thám hiểm khu biệt thự một mình, không muốn để ai biết, liền bảo bác Cai :
- Bác cho tôi thuê xuồng một tiếng đồng hồ đi bác !
Bác Cai Sĩ vui vẻ :
- Cô lái lấy một mình hả ? Mà cô biết lái không chứ ?
- Chưa ! Bác chỉ giùm tôi một chút là tôi điều khiển lái được à !
Nửa giờ sau, Ái Lan đã vui mừng thở một hơi dài khoan khoái. Khói máy nổ êm, rung chuyển nhè nhẹ và đưa chiếc xuồng xa dần bờ, mũi quay ra phía giữa hồ. Ái Lan cho xuồng từ từ chạy dọc theo bờ. Mặt nước phẳng lặng như chiếc gương soi. Mũi xuồng rẽ sóng phát ra tiếng kêu như xé lụa. Ái Lan nhẹ tay cầm vững tay lái trực chỉ phía bờ còn hơi xa, ngay trước mắt : nơi tọa lạc biệt thự của ông Phạm Văn Phàm. Miệng em lẩm bẩm :
- Chỉ cần anh gác dan Y-Ba cho phép mình vào thăm thú một chút là được.
Nhưng đột nhiên giàn máy đang nổ êm dòn bỗng phát ra những tiếng "pực, pực", mới đầu còn cách quãng, chỉ phút sau đã nổ liên tiếp như một tiếng rên dài rồi tắt hẳn luôn cả tiếng máy. Ái Lan thảng thốt :
- Ủa ! Sao kỳ vậy ? Chắc hết xăng rồi, nguy quá !

Em cúi xuống mở nắp bình xăng : đầy ắp. Ghé sát coi giàn máy, Ái Lan đưa tay soát lại mấy sợi dây điện. Thường ngày em ít khi để ý đến vấn đề máy móc, nhưng nhờ bản tính thông minh, nhận xét và ghi nhớ rất nhanh, nên về động cơ các loại xe hai bánh và xuồng máy, em biết được nhiều điều hơn các bạn.
Lời báo trước của Diễm Anh lại văng vẳng bên tai. Đồng thời ngước mắt nhìn lên, Ái Lan đã thấy thấp thoáng tòa biệt thự của ông Phàm ở đằng xa phía cuối hồ, lấp ló qua mấy lùm cây lớn rậm.
Xắn hai ống tay áo, Ái Lan cúi xuống giàn máy. Sau hơn một tiếng đồng hồ hì hục tháo ráp lung tung, kết quả : vẫn im lìm, máy không chịu nổ. Em lắc đầu chán nản :
- Hừ ! Mình bị giam hãm trên mặt hồ suốt ngày hôm nay rồi. Và như vậy cũng có nghĩa là không thể mò tới thám thính tại biệt thự nhà ông Phàm được nữa.
Ái Lan uất ức tưởng có thể phát điên lên, vì đích đã hiện ra trước mắt mà lại không thể đi tới được. Có lúc em định bỏ đại xuồng, nhảy xuống nước, bơi lại, nhưng gạt bỏ tức khắc dự tính đó. Lý do : Cho rằng có thể tới nơi, leo lên bờ rồi đột nhập biệt thự của ông Phàm được, nhưng làm cách nào quay trở về địa điểm trại hè ở Prenn ? Sau cùng, Ái Lan đành phải buông xuôi tay, ngồi xuống đợi chờ, may ra có một chiếc xuồng của khách nhàn du nào bất chợt đi ngang không.
Từng phút, từng giờ lúc này tưởng chừng như dài vô tận. Theo sóng nước dập dềnh, chiếc xuồng lững lờ trôi dần mãi ra giữa hồ. Đối với Ái Lan, thời gian như ngưng lại. Em bực mình tự nhủ :

- Phen này mà mình thoát thân lên bờ được, thì lần sau, các thêm tiền cũng không thèm đặt chân lên cái xuồng mắc dịch này nữa.
Xui xẻo hơn nữa là bữa đó sao lại tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một chiếc xuồng nào khác, ngay đến cả một chiếc thuyền đánh cá cũng không nữa. Ái Lan băn khoăn tự hỏi : Không biết làm cách nào cho ra khỏi cái cảnh khó khăn này. Chưa hết ! Mặt trời chói chang nóng bỏng. Trên nắng xuống, mặt nước lại phản chiếu hắt lên, khiến Ái Lan cảm thấy như bị thiêu đốt, nóng không thể nào chịu được nổi. Thêm nữa, cái bao tử rỗng tuếch của em bắt đầu làm khổ em không ít. Ái Lan hậm hực :
- Thế là lỡ mất dịp may đi thám thính tòa biệt thự của ông Phàm. Diễm Anh đối với mình tốt hết sức, nhưng vô tình làm sao biết được ý định của mình và rồi sẽ không rời mình ra nửa bước. Làm sao mà lẻn đi một mình được đây ? Chỉ còn một cách báo cho Diễm Anh biết là mình có việc cần phải về Đà Lạt gấp. A, nhưng trước hết, cần làm cách nào để vào bờ được đã chứ ? Một khi đặt chân lên bờ được, thay vì về thẳng Đà Lạt, mình sẽ tìm đường mon men tới khu biệt thự đó. Mình ra về, Diễm Anh và các bạn chắc sẽ buồn lắm, nhưng xét ra chỉ còn mỗi cách đó là có thể tìm ra cái đồng hồ của cụ Tú Doanh được mà thôi.
Rồi loay hoay tìm cách giết thì giờ, Ái Lan quay ra lấy nùi giẻ, tháo chút xăng, đoạn lúi húi lau chùi giàn máy. Ngoảnh lại, mặt trời đã gác núi, sau gần hai tiếng đồng hồ mà Ái Lan tưởng chừng như có hai phút, bộ động cơ xuồng đã nhẵn bóng như gương. Em ngắm nhìn bộ máy sạch sẽ, thích thú :