Sau khi bàn bạc, chia sẻ kiến thức của mình cho các nhân viên dưới quyền minh.
Bân chưa từng làm sếp trong thế giới cũ, hắn chỉ làm lãnh đạo đội nhóm của các dự án công ty nhiều nhất là vài chục người.
Bây giờ là cả vài ngàn người, trong tương lai có thể là cả vạn, cả triệu, 9 người 10 ý, lúc đấy có mà loạn đầu.Bây giờ trong mấy năm này hắn có cơ hội học tập kinh nghiệm, nhớ lại những kí ức hồi còn đi làm để đúc rút kinh nghiệm nữa.
Hôm nay hắn cùng ra đồng với bà con xem lại cách vỡ đất và chuẩn bị đất gieo mạ.
Những con trâu to khỏe của hắn cung cấp cộng với trâu cũ dùng lỡi cày mới cày phăm phăm trên đồng ruộng.
Lão Trâu cười suốt từ sáng đến giờ, trước đây nhìn trên đồng ruộng lèo tèo vài con trâu.
70 con trâu phân cho 4 làng 1 tính ra mỗi nơi chưa đến 20 con, đã vậy còn phải phân cho bên quân đội hoặc các bộ phận khác để thồ hàng, trên đồng người cày thay trâu, trâu cày thì mãi mới thấy 1 con, mỗi mùa vụ phải huy động cả làng cả lính vào cày.
Bây giờ,Cả cánh đồng rợp bóng toàn trâu.
Giờ mỗi làng cả hơn 200 con trâu, bóng trâu rợp cánh đồng, trâu cũ bây giờ phân cho quân đội và mấy bộ phận sản xuất và cho làng lão Bồ hết rồi, cày ruộng toàn trâu tốt, trâu khỏe.
Đống cày mới chúa công đưa toàn dùng sắt tốt, cày sâu , vỡ tơi hết đất.
Năm nay chắc bội thu cho dù dùng giống cũ.
Bân lúc này đang chỉ dạy bà con nông dân làng cách ngâm giống lúc mới, những người đã được giải phóng sức lao động khỏi kéo cày thay trâu.
Bây giờ trên đồng làng có 200 người đang 1 mình 1 trâu mà vỡ đất, còn lại đang ngồi xem Bân dạy cách ngâm mạ, tay có quyển sổ ghi chép bằng giấy bìa mới cứng cới chiếc bút chì.
Bân khá là phục thằng Tàu khựa người Mãn kia khi hắn biết chọn mục nào cần thiết, giấy, mực bút để gieo con chữ hắn để đầy cả 1 ô không gian và thêm 1 phần ô không gian tiếp.
Giấy hiện đại trắng tinh, các bộ phận khi thấy giấy và những chiếc bút thần kì thì mỗi bộ phận lấy cả 1 xe trâu.
Hắn vừa nói, người dưới vừa chép, làng này gần như ai cũng biết chữ, có thể không nhiều như các nhà nho cả đời chỉ để học viết nhưng người ở đây vài nghìn chữ thì ai cũng nắm được hết, vì họ đã được dạy từ bé đến lớn tích lũy suốt vài chục năm.
Bân nói :
Giống này là giống đã qua lai với các giống khác nhưng người ta chủ yếu tập trung và sản lượng nên năng suất nó rất cao, nhưng hạt gạo khô, ăn nhiều nước.
Mọi người nghe này :
Lượng giống: Lúa lai gieo 1kg/1sào, mọi người không phải lo, tôi có cái cân ( cái cân xanh hàng việt nam chất lượng cao) cho mọi người đây rồi.
Mọi người nhìn rõ kí hiệu này nhá, đây là 1 kg, cái kim này chỉ số này là 1 kg.
Thời gian ngâm: Trong quá trình ngâm nước cứ 6-8 tiếng, khoảng 3-4 canh giờ với các giống lúa,phải thay nước đãi chua một lần.
Ngâm đến khi hạt no nước (hạt sưng mép) thì ủ nóng cho hạt nứt nanh.
-Kích nhiệt trước khi ủ: Lăn đảo lượng thóc giống đã ngâm no nước vào chậu nước ấm rát tay, sau đó nhấc lên để ráo rồi đem ủ.
Có thể ủ trong thùng gỗ hoặc đào hố đất để ủ.
Bà con cần kiểm tra, khi lô hạt giống đã nứt nanh đều thì xử lý mộng mạ như sau: Tốt nhất là ngày ngâm nước, đêm ủ ấm liên tiếp như vậy khoảng 2-3 ngày là có mộng mạ khỏe đem gieo.
- Chuẩn bị
Nền gieo: Có thể gieo trên nền sân, nền vườn, bờ mương máng…nếu gieo trên nền đất cần lót nền bằng bao bố, hoặc nilon có chọc lỗ.
Đây mọi người xem này đây là nilon chọc lỗ tôi chuẩn bị cho mọi người, thiếu bảo lão Trâu lên kho làng chính lấy thêm, còn cái nilon là cái gì mọi người không cần biết, không phải để ý cái đấy, nền gieo phải bằng phẳng, thoát nước, tráng nắng.
1kg thóc gieo 3-4 m2, đây là cái thước mét, cứ 2 lần thước mỗi cạnh hoặc nếu như mọi người dùng theo hình chữ nhật thì đầu trên 1 thước này và dài 3-4 thước này là xong.
Dụng cụ tôi sẽ cấp đầy đủ, đội mộc của lão Thảo tôi đã bảo họ làm thước rồi, có gì bảo trưởng làng qua lấy.
.
Bùn: Lấy ở ao hồ, mương máng, sông ngòi ...!nơi có nước ra vào, không lấy ở nơi ao tù, nước đọng hoặc dưới bóng cây to có lá rụng.
Chủ động lấy bùn sớm cho hả hơi và trộn đảo đều với trấu xay, sau đó, vun gọn và phủ nilon giữ ẩm cho bùn.
Tốt nhất trộn vào bùn khoảng 0,5kg lân Supe đã đập mịn hoặc 1 kg phân vi sinh Azotobacterin để gieo 3-4 m2 mạ.
Mọi người bỏ qua cái tên đi vì khó đọc, chỉ biết phân này tốt cho phát triển của mạ, phân super thì nói luôn là lân, phân vi sinh Azotobacterin thì đọc là phân vi sinh.
Trong phân này có hàng trăm vạn, hàng ngàn vạn con sinh vật nhỏ mắt thường không nhìn thấy được, nó giúp cho đất màu mỡ hơn, mạ dễ hấp thu hơn.
Sau vài năm là không cần bón nữa lúc này ruộng ta thành ruộng tốt nhất giao châu.
Sau này, chỉ cần bón phân ủ là tốt rồi, còn phân ủ thì chiều ta sẽ dạy mọi người cách làm.
- Cách gieo
Đánh bùn nhuyễn và đều, gạt phẳng lớp bùn dầy khoảng 1 đốt ngón tay , không làm bùn qúa dầy, quá lỏng.
Gieo đi gieo lại nhiều lần cho đều, nên gieo vào buổi sáng để tranh thủ tận dụng nhiệt độ ấm vào ban trưa.
-Chăm sóc mạ.
Giai đoạn gieo mạ vụ xuân thường nhiệt độ còn thấp nên để có cây mạ khỏe bà con cần lưu ý:
Sau gieo cần làm khum vòm che phủ kín bằng nilon trắng để chống rét cho mạ, có thể thay bằng vải trắng, nếu mọi người không có ta cấp cho nilon.
Khi đó, sức nóng trong luống mạ cao hơn nhiệt độ bên ngoài 1 khoảng.
Do vậy, bà con chỉ che nilon kín khi trời rét.
Nếu trời ấm phải mở dần nilon tránh để nhiệt độ trong nilon quá cao cây mạ sẽ yếu, trước tiên mở dần nilon 2 đầu, sau đó, mở 2 bên cạnh cho mạ làm quen với môi trường, hạn chế chết rét sau cấy.
Nếu đêm rét ngày ấm thì ngày mở đêm che kín.
Trước cấy, 1-2 ngày phải mở hết nilon để mạ được tôi luyện với môi trường tự nhiên.
Khi mạ lên mũi chông có thể rắc cát sông hoặc sỉ than đập nhỏ để giữ ấm chân mạ
Giữ ẩm thường xuyên cho mạ, tuyệt đối không để mạ khô nứt nẻ.
Khi mạ có 2,5-3 lá thật sau gieo 12-15 ngày, nhiệt độ trên 15oC là cấy được, không để mạ lâu mạ dễ bị chết chòm.
Còn cái nhiệt độ 15 độ là gì thì trên nhà chính của làng ta có treo cái nhiệt độ đó, khi nào được thì ta sẽ báo.
Nếu xuất hiện hiện tượng chết chòm cần thay đổi môi trường nền gieo bằng 1 trong các cách:
-Nếu mạ đủ tuổi cấy và nhiệt độ >15oC tiến hành cấy ngay.
- Nếu mạ chưa đủ tuổi cần gửi mạ ra ruộng: Be bờ xung quanh luống mạ, đưa nước sạch vào ngâm qua 1 đêm hôm sau tháo hết đi, làm liên tiếp 2-3 lần sẽ hạn chế chết chòm.
Giảng giải 1 thôi 1 hồi, thêm cả làm mẫu, Bân giao việc lại cho lão Trâu, cỏ kho nilon, kho phân.
Chiều đến hắn ra đồng giảng giải cho bà con cách ủ phân chuồng, phân người để tạo mùn bón ruộng, loại lá cây nào kết hợp dể ra mùn tốt nhất cùng với thời gian.
Ai không hiểu có thể hỏi hắn, mọi người nhao nhao lên hỏi.
bân cũng trả lời và làm mẫu cho mọi người xem.
Từ đó trẻ con hàng ngày ngoài đi học còn có công việc là nhặt phân trâu.Bân cũng đến từng nhà dể kiểm tra chuồng trại, nhắc nhở mọi người xây lại chuồng trại đúng quy cách.
Cách ủ ấm chuồng trại, trâu bò vào những ngày đông giá rét như này.
Mọi người răm rắp nghe theo, Con trâu là tài sản quý nhất đời họ.
họ giữ như giữ của, ai cũng mong những con trâu này sang năm đẻ cho họ 1 con nghé béo mập là họ có trâu riêng của mình rồi.
Hăn là con nhà nông, hồi bé cũng làm ruộng, chăn nuôi VAC , bố mẹ làm công chức nhà nước nhưng ở nhà vẫn có vài mẫu ruộng đẻ cày, mặc dù từ bé đến lớn hắn không biết cày trâu là gì vì có máy rồi.
Hắn nhớ hồi học tiểu học và THCS, cô giáo nhiều lần ra đề tả con trâu hoặc miêu tả cách trồng lúa và thu hoạch đồng ruộng nhà em, trên cánh đồng.
Bài văn con trâu thì không sao nhưng bài văn tả cách trồng lúa và thu hoạch lúa của hắn luôn bị điểm 2-4.
Vì đơn giản cô cần miêu tả cách làm thủ công, côn trâu đi trước cái cày đi sau, còn nhà hắn và cánh đồng quanh đấy do cách gia đình công chức nhà nước không có thời gian nên họ thuê người hoặc dùng máy thay thế hết rồi.
Trong lớp lại phân ra 2 phe, 1 bên con cái nông dân và 1 bên con cái công chức nhà nước.
Bài văn kiểu này của hắn và đám trẻ cùng cơ quan với bố mẹ hắn luôn điểm kém như vậy vì đứa chưa làm ruộng bao giờ, đứa có làm nhưng dùng máy.
1 lũ chưa cày thì tưởng tượng viết lủng cà lủng củng, đứa biết thì kể toàn máy.Bài văn viết ngắn ngủn đọc chả tý cảm xúc nào vì máy làm rồi ai quan tâm cảm xúc của nó thế nào, Đến khâu gieo mạ, trồng mạ cây mà 1 lũ cũng phang cả máy gieo mạ, máy trồng mạ cầm tay vào, Lũ chưa làm bao giờ thì tụi nó xem ti vi thấy nước ngoài người ta gieo bằng máy ngồi trên điều khiển như xe cũng chém vào.
Cuối cùng ăn điểm kém cả lũ, cô giáo toàn phê câu cú lủng củng , không hiểu đề bài.
Đọc cho cả lớp nghe thì cô giáo và đám con nông dân phì cười, hắn cũng chốt 1 câu : “ lạc hậu như tui bay bao giờ ngóc đầu lên được”.
cô giáo hạ điểm của hắn xuống 1 và cho về chỗ, TỤI BAY có khác nào chỉ cả bà ( đoạn khác có thể là nghĩ nhưng đoạn kể về hồi đi học là quá khứ của tôi, tác giả truyện này.
Nghĩ lại vẫn thấy cay.)
Bân lại mất thêm mấy ngày nữa để đi đến các chỗ còn lại nói lại cho người dân về cách làm giống lúa mới vì Lão Trâu cũng không hiểu hết được.
Bân động viên thôi cứ làm dần lấy kinh nghiệm, sau vài năm thì không chỉ ông mà mọi người ai cũng thành chuyên gia để đi dạy dỗ người khác.
Lúc đấy chỉ cần ngồi 1 chỗ chỉ tay 5 ngón là được, lúc có việc quan trọng mới xuống đồng.
Trong mấy ngày này đi xuống ruộng với bà con Hắn dẫn theo lão Thảo, chỉ cho cho lão những loại cây gì chữa bệnh gì mà thuốc nam có, vì đây là chuyên môn nhưng không chuyên ngành của hắn.
Rất nhiều loại cây thời này người ta chưa biết công dụng của chúng.
Hắn cũng trao cho ông bộ Nam dược thần hiệu của Tuệ tĩnh bằng chữ Hán để ông nghiên cứu.
Hăn xuống khám bệnh và chữa bệnh cho mọi người, cung cấp các loại thuốc tây, thuốc đông y như trị ỉa chảy, kiết lị, sốt rét, kháng sinh, hạ sốt,viêm phổi nhất là thuốc tẩy giun cho những người dân ở đây thông qua hắn khám chữa bệnh, phân thành từng liều nhỏ..Hắn cũng thăm khám, chữa bệnh cho cả những người lính, người nông dân, thợ săn bị thương tật, người thì gãy tay chân, người thì nhiễm trùng mưng mủ lâu ngày,người thì vết thương có hoại tử và dòi v…vvv..v.
Hắn ở mỗi làng vài ngày là mỗi ngày bị tra tấn bởi tiếng hét và hú của người dân ở đây mỗi sáng và mỗi tối.
Họ hú hét vì kinh sợ khi thấy những con giun, con sán to đùng dài ngoãng từ trong bụng mình đi ra theo đường phân.
Họ hú hét vì vui mừng khi thấy người thân của mình thoát khỏi cửa tử khi hết sốt, hết nằm mê, người có thể đứng lên đi lại hay cử động được tay chân.
Loạn hết cả đầu, mất hết cả ngủ.
Mọi người thì sướng rồi, hắn thì mệt,may có Lão Thảo và để tử đi cùng phân phát thuốc cho mọi người nếu không hắn cũng mệt chết.
Đồng thời hắn cũng bảo ông khi về lại làng chính sẽ phân bộ phận chữa bệnh của ông thành 2 phần là dược phẩm và khám chữa bệnh do ông chủ quản.
Để chuyên môn hóa từng lĩnh vực, nâng cao chuyên môn từng người, nhanh chóng đào tạo ra người người mới, tự chủ nguồn cung thuốc, chứ 2 cái gộp chung thế này biết bao lâu mới có thầy thuốc chữa bệnh cho mọi người .Nhất là lúc chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh cần 1 lượng lớn người có chuyên môn, có trình độ và thuốc men.
Mà cái gì chứ 3 cái này thời cổ đại không bao giờ thiếu.
Đợt đi chỉ dạy các làng này hắn có cái nhìn tổng thể hơn về kinh nghiệm làm nông của người Việt.
Họ hơn người Hán nhiều về mặt trồng trọt cũng như sản lượng, vì họ là vùng đất không đóng băng, bên Phương Bắc thì có 1 vụ 1 năm và thêm mấy tháng ngắn ngủi trước mùa đông để trồng hoa màu.Chính vì thế mà người Việt Khá ít nạn đói, chủ yếu bị đói do chiến tranh, thiên tai nhưng triều dình hong kiến không khắc phục mà thôi.
Nhờ vậy mà Dân số người Việt dù bị người Hán đàn áp, giết hại hoặc chiến tranh tàn phá nhưng dân số phục hồi rất nhanh và tăng dân số rất nhanh.
Chúng ta hãy nhìn vào cuộc kháng chiến 30 năm chống pháp và Mĩ sẽ thấy.
Chết như ngóe ý mà dân vẫn tăng do không bị đói, sau chiến tranh tăng nhanh kinh khủng, 50 triệu người trong 40 năm.
Những ngày tiếp theo hắn qua chỗ Thị Vân để dạy mọi người chữ mới và số mới.
Thị Vân và những người dạy học sau khi được Ban dạy dỗ nguyên 1 ngaỳ với bảng xanh phấn trắng thì họ đã hiểu sơ sơ cách viết cũng như ghép chữ rồi, tất nhiên bảng 29 chữ thì chưa thông, số từ 1-9 cũng thuộc rồi.
Họ vừa sợ vừa mừng vì lại có loại chữ dễ dàng nhớ và hiểu nhanh đến vậy, đây là họ mới dùng 1 ngày thôi đấy, nếu như 1 tháng , 1 năm thì sao.
Họ dạy học cả bao năm mới học thông nhưng viết chưa thạo hết, nhưng cái chữ này chỉ cần vài tháng đến 1 năm là được rồi, trẻ em còn nhanh hơn vì chúng ngoài ăn và học cả.
Bân quyết định sẽ bổ túc cho họ, thỉnh thoảng hắn sẽ lên lớp, chữ mới và số mới sẽ dạy người lớn đầu tiên, còn trẻ con vẫn học chữ hán nhưng kèm thêm học số và phép tính ,sau khi chúng lớn sẽ dạy chữ sau.
Hiện tại hắn cần người biết chữ Hán để dịch đống sách của thằng khựa kia để lại mình hắn không kham nổi, hắn không có thời gian để dịch chúng.
Mới cả toàn Giao châu dùng chữ Hán, nhiều đứa trẻ ở đây sẽ dùng chữ Hán khi Hắn phái ra ngoài làm việc, chúng bắt buộc dùng chữ Hán, vì vậy cần 1 lượng người lớn biết chữ Hán, thậm chí tiếng Hán để làm việc.
Bân tiếp tục chạy tới đám lò gốm, khu rèn , chỗ nghề mộc.
Hắn mang ra đống bàn xoay đạp chân dùng, hắn còn cùng các công nhân ở đây nghiên cứu bản vẽ của lò gốm mới để nung nhiều hơn, tốt hơn và ít bị hư hại hơn cho họ nghiên cứu và đắp lò mới
Các công cụ như bào, cưa, rìu sắt, búa, đinh,tiện, dùi bằng sắt, dấy nhám bản thiết kế các loại giường,bàn ghế cho xưởng mộc.
hắn cũng bảo những người thợ lành nghề khi làm quen công cụ mới thì hắn sẽ dạy họ cách dùng máy .
Khu rèn thì có đặt 1 số thứ như mẫu thiết kế bếp kiềng, bếp trấu, mùn cưa, củi không khói cho họ làm ngoài ra đặt hàng các mẫu xong nồi, chảo, dao, kéo, mà hắn cho mọi người.
Lượng sắt, đồng trong kho và binh khí cũ vẫn đủ để rèn, Ngoài ra Bân còn nói cho Lão Tượng bản vẽ lò nung của người Hán cũng như cách rèn sắt của người Hán vào thời kì thịnh trị nhất nhà Đường để họ luyện tập.
cái gì cũng phải từ từ đi lên, khi mình biết trước thì cứ nói cho họ từ từ để họ tích lũy kinh nghiệm, tri thức, chứ 1 phát ăn ngay sau này bị nhiều vấn đề xảy ra.
Hắn cũng đưa cho họ cái nhiệt kế và cách xem xét nhiệt độ sắt thông qua muối để họ thử nghiệm đánh dấu hình dạng nào là nhiệt độ bao nhiêu.
Sau này cứ căn cứ vào đấy mà làm không cần nhìn.
Bân cũng yêu cầu thu lại đống vỏ lon nước ngọt đã qua sử dụng những người được uống để hướng dẫn mọi người làm nồi nhôm đầu tiên trên thế giới.
Cái này dễ dàng lắm vì nhôm nhiệt độ nóng chảy rất thấp và dễ tạo hình.
Lão Lâm, Tùng cũng được dặn dò đi để lưu ý bảo vệ 3 nơi này vì trong đây toàn là thứ cơ mật có thể thay đổi cách cục toàn thiên hạ, nhất là với người Hán, lộ ra ngoài chắc chắn sẽ khiến tiến trình giành độc lập của dân tộc khó khăn hơn và nhiều biến số không dự đoán được.
Cả 2 người vâng dạ và cam kết không ai có thể đột nhập nơi này.Hắn cũng thăm nơi ở của 2 lão này và cùng 2 lão bàn luận về quân sự và đào tạo binh lính cũng như cách thức gián điệp của bân thông qua hắn đc đào tạo cũng như qua các bộ phim, cuốn sách mà hắn đọc được về quân sự cũng như tình báo.
Bân cho Lão Lâm vào trong đám quân lính của lão Tùng lấy ra 1 số lượng nhỏ binh lính sáng dạ, khéo léo, để đào tạo 1 lực lượng riêng biệt cho ngành tình báo Lão lâm chuyên thâm nhập lấy cắp, bắt cóc và ám sát.
Lão Lâm vui mừng lắ vì lão đã có chi quân đội riên của mình rồi.
Lão Bàn sau 3 tuần giời bôn ba giao thiệp bên ngoài với Lão Phần thì hôm nay đã quay trở lai, 2 người tuy mệt nhưng mặt mày rạng rỡ.
Vừa vào cửa cả 2 chắp tay nói:
-Thưa chúa công! 2 lão may mắn không làm nhục mệnh chúa công giao phó.
Bân nhìn lên 2 người này, tuy quần áo có chút bụi bẩn nhưng mặt mày rạng rỡ đầy sức sống do ăn uống đủ chất cũng như công việc hoàn thành nên vui vẻ.
Bân chạy đén mời 2 người ngồi ghế, lấy ra 2 lon bò húc cho 2 người này uống cho lại sức.
Lão Phần nói trước :
-Thưa chúa công tổng cộng thuộc hạ đã đi 28 làng,bản của cả người Việt lẫn người Mường, thêm 2 trại gia đình tàn binh của Lí Phật Tử như theo những gì tôi biết và theo như thông lão Lâm cung cấp,.
- Ngoài ra tôi phát hiện 1 trại, do những người dân trốn chiến tranh, bắt phu lúc quân Tùy kéo xuống lập ra và 1 trại cướp mới thành lập khoảng 1 năm lại đây do một số tên từng làm giang hồ thời Lí phật tử, sau đó vì quân Tùy kéo xuống chúng trốn lên núi làm cướp và thu thập dân cư chạy nạn lập ra cái trại cướp này.
Tuy nhiên, bọn hắn hiện tai mới làm vài vụ nhỏ lẻ không đáng kể.
Do người không nhiều và lương thực cướp được cũng như của người dân mang theo còn nhiều.
Trước Tết vào tháng củ mật hoặc sau Tết chúng có thể làm vụ lớn do chúng tôi có cho người lên núi thăm dò thì nghe thấy chúng kháo nhau rằng là lương thực chỉ đủ ăn hết tháng giêng.
Lão Bàn thưa :
-Thưa chúa công, 5 làng gần thì qua lời nói và những hiểu biết của tôi về họ thì họ mừng quýnh.
Họ thề chỉ cần chúng ta làm được như những gì ta nói thì họ sẽ quy thuận.
Còn 10 bản người Việt nằm trong những chỗ thâm sơn cùng cốc đói kém xa trung tâm, ít người, tầm bằng làng bồ hoặc ít hơn, cả làng chỉ có 3-4 con trâu.
Chúng tôi có tặng họ muối gạo, Muối thì họ đủ ăn, gạo thì tăng thời thời gian cầm hơi cũng như giảm người chết đói năm nay đến lúc thu hoạch thôi ạ.
Họ chấp nhận quy thuận chúng ta, tôi nghĩ chúng ta nên cấp tốc hỗ trợ họ lương thực và muối , trâu, nông cụ để họ trung thành với chúng ta thật tâm.
-Còn lại 5 làng người Việt là những làng lớn và nhiều người, có nhiều giao dịch với người Tùy nên tôi mới chỉ đến xem xét tình hình và đặt quan hệ mua bán
-8 bản người Mường còn lại thì có 2 bản quy thuận chúng ta do những người ở đấy trước đây từng đi lính, làm chỉ huy thời Triệu Việt vương và Lí Phật tử.
Họ thoái chí nên về ở ẩn bản lâu rồi, nhiều người trong đó tôi quen thời đi lính và nhiều cũng quen cả thằng Tán nữa.
Khi tôi nói tình hình chúa công thì họ cũng vui mừng lắm nhưng họ muốn gặp mặt bằng được chúa công.
Còn 6 bản còn lại thì có 2 bản liên hệ chặt với quân Tùy, lão Phần chỉ đặt quan hệ buôn bán, còn 4 bản kia sống khá khép kín, chỉ trao đổi buôn bán, chúng ta phải thu phục họ dần.
Bân nói :
-2 vị bôn ba sau bao ngày như vậy đã mệt rồi, hôm nay cơm nước ta đãi.
Còn chuyện 2 vị vừa nói ta sẽ lắng nghe và mang ra bàn bạc với mọi người.
trong 1-2 ngày tới sẽ có kết quả thôi.
Đúng là có nhiều chuyện muốn gấp không gấp được mà muốn chậm cũng không chạm được.
-Lão Phần, mai ông nói chuyện với Lão Lâm về việc lúc nào có cơ hội tìm hiểu khu Đầm Dạ Trạch nơi mà Triệu Việt Vương xay dựng căn cứ chống quân Lương xem.
Người đã cải tạo khu đấy nuôi sống vài vạn người, xem xem nó có người sinh sống không và những người đấy là ai.
Nếu là con cháu người xưa theo Triệu Việt Vương thì chúng ta thử thu phục họ xem để có 1 căn cứ nuôi quân ở đấy.
Mấy chục năm rồi không biết họ còn ở hay người khác, nếu còn ở thì không biết sau bao năm tấm lòng còn không ?
Lão Phần :
-Vâng thưa chúa công