Khẩu AK Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại

Chương 44: 44





Buỗi lễ thành lập làng diễn ra cực kì long trọng ở cả 2 làng, các quan mặt mày rạng rỡ, quan bà cũng chẳng kém khi Bân cho người của hắn trước khi mua chuộc quan lại thì mua chuộc vợ của họ trước.

Nhờ vợ của họ tác động mở lời thì mọi việc mới hanh thông, đi cửa sau kín gió luôn là lựa chọn đúng đắn, chứ trước mặt thì ai cũng làm khó.

Lễ làm cực kì linh đình, đủ mọi loại lễ, quan khách có chỗ ngồi phục vụ trà nước và bánh, người dân thì đứng xem, đã thế quan trên còn được đọc diễn văn khai mạc, phát biểu cảm nghĩ.

Tất nhiên việc này đã báo từ trước, ngài quan huyện lệnh đã dành ra cả tuần để viết bài diễ văn cho việc thành lập cái làng cũng như công sức thành lập của hắn.

Tới ngày, ngài mở cuộn lụa ra đọc, đọc lê thê keops dài 1 canh giờ, người hầu phải châm cho ngài mấy tuần trà rồi.

dân không chịu nổi nữa vì nghe không hiểu cũng như mệt, ngài tuy được ngồi đọc nhưng uống đống trà ngài cũng mót quá rồi.

Khi ngài đọc xong diễn văn thì tràng pháo tay hô rầm trời, ngài cũng nđược người hầu đưa xuống nhà sau giải quyết nỗi buồn.

Huyện bà và quan huyện lệnh được kiệu từng người vào 1 trong đình để làm lễ kéo tượng và hô thần nhập tượng, trên tượng phủ tấm vải đỏ vẽ đầy lá bùa.

Khi quan lớn kéo tượng và tung bùa ra cho người dân thì mọi người tranh cướp chút vải và bùa.

Những người đứng đầu làng hoan hô vỗ tay vang rôi, quan bà thì vừa cười vừa phe phẩy quạt lông ngỗng, quan huyện lệnh thì cũng hoan hô theo.
Sau đó, là tiết mục đánh chén, hôm nay làng hội lớn nên trưởng làng cho làng mổ 5 con bò và 1 con trâu mở tiệc.

Thời này việc giết trâu bò bị cấm trừ trâu bệnh, già chết hoặc trâu bị gẫy chân , bị thương mất khả năng lao động mới bị thịt, còn không cấm tiệt.

đây là điều lệnh chung của các nước đồng văn.

Mặc dù thời nhà Tùy đã ban bố lệnh giết trâu bò nhưng các quý tộc luôn có cách lách mỗi khi có dịp lễ lớn đó là cho người lên quan phủ báo nhà có con trâu chết rồi chạy ít tiền cho xong truyện.

Các quan cũng biết việc này nhưng mắt nhắm mở cho qua vì có khi cả năm họ mới làm 1 lần, bình thường chẳng ai giết trâu bò cả vì nó rất quý, nó là lực lượng lao động sản xuất lương thực.

Việc làng giết trâu bòi đã báo lên quan huyện, quan huyện cũng cho qua vì họ làm thịt vì mình mà, nên kệ đi.
2 làng được đặt tên là Kim Thành và Liên Tỏa, 2 cái tên này do 2 tên quan huyện lệnh đặt vì 1 thằng họ Kim và 1 thằng có cô vợ yêu tên Liên, 2 cái tên có ý nghĩa thành bằng vàng tỏa ánh kim và đóa sen nở.

Bân mới đầu đặt tên 2 làng là Đa Nem và Tre cho giống với tên nghề truyền thống 2 làng, nhưng tên vừa trình lên quan bị quan gạt phắt vì cho rằng tên ấy quá quê mùa.

Hắn là thành hoàng làng cơ mà, tên không thể quê mùa như thế được nên 2 tên quan huyện lệnh đổi tên 2 làng luôn.


Tuy nhiên, tên cũ vẫn được giữ làm mật khẩu 2 làng.

Có người nói với Bân lầ sao lại để cho lũ xâm lược làm thành hoàng làng ? Bân trả lời :
-Kệ đi cho công việc thông thuận, lại có được sự nâng đỡ của chúng.

Chưa kể sau này khi đại nghiệp phục hưng dân tộc, phục hồi tổ quốc thành công, chúng ta làm chủ thì thay thành hoàng làng cũng được chứ sao.
-Thành hoàng là nơi thờ tự những người có công lập làng và có công với đất nước, bọn xâm lược kia cho chúng tung tẩy lúc đầu đi, sau này xử cũng không muộn.

Tượng bằng gỗ dễ cháy lắm, khi có được thiên hạ thì đúc tượng bằng đồng cho những người con tại làng đấy hi sinh vì tổ quốc làm thành hoàng.
Bân đọc lịch sử về Tùy dạng đế thấy tên này sẽ làm rất nhiều việc năm 608 đến 609, 2 năm này là năm cực thịnh cuối cùng của nhà Tùy.

Sức dân đã căng hết cỡ, 610 không phát triển và đén 612 sau khi thua Cao Câu Ly nướng hơn 1 triệu quân cộng thêm lượng lớn dân phu thì nó bắt đầu xuống dốc.

Điều đó chứng tỏ Bân đã đoán sai, giai đoạn đầu, hắn đã quá ỷ vào trí nhớ của mình mà đoán sai thời điểm diễn ra cuộc chinh phạt Cao Câu Ly đầu tiên.

Chính vì vậy mà dự định bỏ tiền mua chức của hắn ngâm trong nước, kế hoạch chưa đẩy kịp tiến độ, mặc dù đã đẩy nhanh hơn 1 chút nhưng Tùy dạng đế vẫn đánh Cao Câu Ly sớm 2 năm so với dự định của hắn.

Hắn nhầm lần thứ nhất với lần thứ 3 do quá tự tin kiến thức lịch sử của mình.
Năm 608, sức dân Nhà Tùy đã căng như dây đàn, tuy nhiên chưa đến mức phản loạn, Giao Châu tuy không phải đưa người nhưng vật tư và vàng Bạc cũng như lúa gạo lại bị đánh cao thuế, trung thu nhiều nơi.

Tất cả để phục vụ cho công cuộc xây dựng cho các đại công trình, mà xứ Giao Châu ngoài ngọc trai , gỗ quý còn có nhiều vàng, nhất là vùng đông bắc( vùng Tây bắc lúc này chưa nhập bản đồ nước ta, cũng như nhà Tùy).

Ngọc trai, vàng bạc đồ trang trí cho cung điện 1 phần không nhỏ từ vùng này mà ra cả, trong nước bị vét người làm dân phu thiếu người trồng trọt cày cấy thì có lúa gạo ở đây bù vào.

Thuế tăng, giá cả trong nước các mặt hàng tăng, đến lão Phần cũng nói chở lương thực đi bán qua đường biển cũng đã tăng 2 phần lãi do nhiều thợ bị bắt xây dựng công trình.

Không phải nhà Tùy Nhân Từ không bắt phu Giao Châu mà bởi vì Giao Châu quá ít người, dân phu dùng cho quân đội và quan lại tại đây sử dụng đã là cực hạn rồi, lấy đi thì lấy ai trồng lúa, đãi vàng , khai mỏ, lấy gì mà cung cấp cho trung nguyên đang thiếu thốn hàng hóa, lương thực, vật tư do bắt phu quá độ.

Chưa kể vùng này mới chiếm được, mới bình định, văn hóa, ngôn ngữ khác biệt hẳn người Hán, nếu làm căng thì dân chúng hò nhau làm loạn thì khốn, lúc này vật tư cung cấp cho trung nguyên bị cắt đứt khi các công trình đang dang dở, lại phải tốn quân, tiền, dân phu đi dẹp loạn, mất nhiều hơn được nên chúng không làm.
Nhờ vậy mà Bân tăng cường cho thương đội của mình mua bán vật tư hàng hóa như gỗ, muối, gạo vải vóc cho nhà Tùy thông qua con đường buôn lậu, nhất là muối.

Muối là vật tư tối quan trọng , triều đình nắm trong tay, nhưng vẫn để cho các đại gia tộc buôn lậu do số triều đình tung ra thi trường còn xa mới đủ, vì vậy mà mắt nhắm mở cho các thế gia buôn lậu bù chỗ thiếu, mếu không chỉ có kẻ klichs động người dân phản loạn thì nguy.

Tất nhiên, số muối các thế gia buôn lậu cũng không có đủ, vì họ không thể nào lớn bằng triều đình, muối của họ còn trộn cả sỏi lẫn cát để tăng sức nặng bán cho được nhiều.


Hàng của họ đã thiếu mà còn đầu cơ hàng để muối lúc nào cũng ở giá cao.

Tuy nhiên , Bân không ngu mà mang bán muối mình làm ra cạnh tranh với các đại gia tộc, hắn chọn con đường an toàn hơn là tìm 1 – vài đại gia tộc thương nghị cung cấp muối cho họ để họ bán cho nội địa.

Chén canh thị trường nội địa hắn không dành lấy 1 cắc, vì hắn không có đủ sức cũng như không đủ ảnh hưởng, chỉ cần hắn ngo ngoe vào là bị dìm bằng chết bằng đủ thủ đoạn.

Do đó hắn trở thành nhà cung cấp hàng với giá cả thấp hơn 1-2 giá thì sẽ không bị ai soi mói cũng như thu được nhiều lợi hơn mà không bị chén ép.
Chuyến đi tìm đối tác bán muối này hắn đã lên tàu cùng Lão Phần, vì hắn muốn đi đó đi đây mở mang đầu óc cũng như tăm thú các nơi trong cả nước lẫn TQ.

Hiểu rõ hơn quan hệ xã hội thời đại phong kiến đễ chuẩn bị cho các chính sách tiếp theo cho hợp thời đại, chứ mù tịt thế này thì đưa chính sách dù nhân văn, tiến bộ thì cũng thành hỏng.

Đơn cử thời này mà ra chính sách 1 vợ 1 chồng, gia đình 2 con, bình đẳng nam nữ thì có mà phản cả lũ, mà nó còn kìm hãm phát triển của xã hội, ngay trong bộ máy hành chính của hắn chỉ có 10% là nữ, 1 tỷ lệ cực kì hiếm có thời phong kiến.

Hắn cũng m,uốn thăm 3 trung tâm làm muối lậu của mình, xem nó phát triển và xây dựng thế nào, có cần làm những cái gì để phát triển thêm không, hay thiếu thốn cái gì để bổ sung.

Ngoài ra hắn cũng nhân việc này để lên kế hoạch tương lai kìm hãm nhà Đường hùng mạnh, nếu như bọn chúng mà chiếm được Hồ muối Chaka nằm ở huyện Ô Lang, tỉnh Thanh Hải, Tây Tạng thì nguy to.

Lúc này khó có ai có thể ngăn được chúng vì hồ muối này quá lớn, trữ lượng quá nhiều, dân trung quốc hiện đại 1,4 tỷ dân còn ăn không hết, chứ số dân bé như lỗ mũi kia thì thừa mứa.

Nhất là Hoàng tộc Lý thị độc quyền hồ muối, cung cấp đủ muối cho dân chúng chèn ép được các thế giá, nâng cao địa vị cũng như quyền lực, dân Hán ăn đủ muối thì sẽ khỏe phây phây, lúc này đại nghiệp của hắn càng khó , nhất là việc lấy lại toàn bộ lãnh thổ nước Nam Việt cũ càng khó hơn.
Bân lên Tàu để đi vào nam, hắn không bị say sóng lắm do đã nôn mấy lần rồi, giờ phải nằm xuống cho giảm cảm giác say sóng.Ngày xưa hắn đi tàu nhiều, mới đầu có say nôn mật xanh mật vàng, sau đó quen thì không sao nữa, mà hắn cũng đã có thuốc chống say.

Nhưng có điều hắn không để ý là thời hiện đại tàu thuyền có hệ thống cân bằng, tùy vào giá tiền cũng như độ lớn của tàu mà có hệ thống cân bằng bình thường hay cao cấp.

Những siêu du thuyền, thuyền chở hàng công suất lớn hay các con đặt làm riếng cho các tỷ phú thì hệ thống tự cân bằng cực kì hiện đại, người bên trong gần như không phát hiện sự tròng cành của sóng, trừ khi sóng quá lớn hoặc gặp bão.

Thuyền bình dân cũng có nhưng kém hơn nên con người ta có say sóng nhưng nhẹ.

Còn thời bây giờ thì làm gì có hệ thống đấy chứ, hắn lĩnh trọn 100% sự chòng trành này nên ăn đủ, dù đã có thói quen từ trước cũng như thuốc chống say.

Đó là lý do vì sao mà thời này ít người có thể tham gia hải quân cũng như đóng tàu biển cực kì khó so phải chống lại 100 % sức biển với các kết cấu chủ yếu bằng gỗ.


Không phải ai cũng chú ý đến hải quân do hải quân là 1 món vũ khí đốt tiền với đủ mọi huấn luyện lâu hơn cũng như chất lượng gỗ thượng thừa, lại yêu cầu người tham gia có tố chất cao.

Đánh trên bờ dễ hơn, tốn ít tiền hơn, nên các quốc gai phát triển lục quân và buôn bán trên bờ, tàu chủ yếu cũng là gần bờ cho giảm chi phí mà đi nhanh hơn, dễ xác định phương hướng, lại chở được nhiều hàng hơn, thu nhiều lợi nhuận hơn.

Thế kỷ thứ 7 các thương nhân châu âu và tây á, nam á mở ra con đường biển rõ ràng thì buôn bán bằng tàu thuyền ngày 1 tăng mạnh, nhưng cực kì nguy hiểm do đá ngầm, thuyển không chịu được, cướp biển , bão tố.

Các quốc gia sâu trong lục địa cũng như TQ vẫn ưu tiên sử dụng con đường tơ lụa xuyên qua sa mạc.

Đó cũng là 1 trong những lý do vì sao mà con đường tơ lụa với những thương nhân lạc đà tồn tại lâu tới năm 1400 mới chấm dứt.
Quay lại hành trình của Bân, nó cũng chòng trành không kém con sóng, klhi mỗi lần đến căn cứ làm muối lậu khác nhau thì hắn lại xuống tàu theo bộ dạng khác nhau.

Bến đầu tiên thì nằm mà cáng xuống với khuôn mặt trắng bệch, nến thứ 2 thì ngồi kiệu xuống với khuôn mặt vàng ệch do nôn cả mật đắng nghét, bến thứ 3 thì đã quen và uống thuốc say sóng nên đã đi được dù phải có người dìu xuống nhưng mặt xanh như tàu lá chuối.

Cả đám cục 2 đi theo bảo vệ lúc đi thì oai phong lắm, người phun đồ mồm ngậm điếu thuốc, lúc đi tàu còn nôn hơn hắn do đều là vịt cạn, bơi sông thì ok, nhưng sóng biển đánh vỡ mặt, tất cả đều chung 1 kiểu như hắn, nằm, ngồi, dìu.

Chuyến đi bình thường mất có mấy ngày mà nhờ sự say sóng của hắn và đồng bọn nên mất hơn 1 tháng mới thăm xong.

Lúc lên tàu di khỏi căn cứ cuối cùng hắn đã đẻ lại 1 số vật tư cho họ thay thế vì vùng biển, đồ kim loại dễ hỏng và tuổi thọ ngắn hơn dù được tra dầu, bôi mỡ cũng như sơn và làm bằng thép không gỉ.

Thời hiện đại không lo do có cái mà thay thế được, chứ thời này không có cái sản xuất , hỏng 1 cái là ít đi 1 cái, dù người của hắn đã ddue khả năng sửa chữa thay thế phụ tùng.
Lúc đi hắn đã quen phần nào sóng biển, nhưng bụng vẫn nôn nao, ăn cơm chỉ được lưng bụng , ăn no thì nôn ra hết, đám thủy thủ thì không sao cả, chúng vẫn ăn no như thương, không ăn không có sức làm việc cũng như sức chống chịu khắc nghiệt của đi biển.

Chuyến di ngược gió này tốn sức hơn nhưng đáng đẻ hắn đi.

Theo như Lõa phần nói thì hào tộc thế gia truyền thừa nghìn năm có trên dưới 10 gia tộc vẫn phong quang hay 5-700 năm, vài trăm năm vẫn có thế lực lớn của trung nguyên khá nhiều tầm vaì chục gia tộc.

Họ lũng loạn chính trị cũng như kinh tế Trung Nguyên như nghìn năm Thôi, Lô, Bùi, Vương, Trịnh, Khổng, Mã, Triệu, Tiêu, Đậu vvvvv…..

Dưới ngàn năm có Trưởng Tôn, Hà, Đỗ, Ngụy, Triệu, Vũ Văn, Lộ v.v.v.v.v.v mỗi thé lực hùng cứ 1 phương và mỗi vùng sẽ có các gia tộc hình thành vòng trong lợi ích, 1 vài ngành nghề kinh tế trọng điểm vùng đó mà hoàng quyền khó lật đổ.

Do vậy mà có thể gọi chung là Hào thộc thế gia Sơn đông, Thục, Hà Nam, Quan Trungv.v.v.v.v.

Ngay cả vùng đất Nam Việt cũ cũng phải tìm các Hào tộc vùng này, kể cả người Việt lẫn Hán, mà các Hào tộc người Việt vùng này đều có dòng máu người Hán do các ông chủ gia tộc có thể có vợ người Hán cho dễ sống.

Chưa kể nếu như vùng Lĩnh Nam thì phải tìm cường hào người Việt vì họ có thế lực lướn hơn các phân nhánh gia tộc người Hán vì họ sống đây lâu đời còn người Hán chưa chú trọng phát triển vùng này.

Vì Vậy phải tìm đúng người theo vùng, nếu không thì sẽ bị chèn ép hoặc không thành việc.
1 ngày cuối tháng 3 dương lịch hắn đã đi đến sông Châu Giang ngã ba biển Đông rồi theo đường sông tiến vào thành Phiên Ngung, nơi mở đầu triều đại Nam Việt nhà họ Triệu, cũng là nơi mở đầu nghìn năm Bắc Thuộc của dân tộc Việt.
Phiên Ngung trở thành thủ phủ của tỉnh Quảng Đông thời hiện đại hay Quảng châu thời Phong Kiến.

Năm 214 TCN, khi nhà Tần khống chế được người Bách Việt trên địa bàn đất Lĩnh Nam đã lập Phiên Ngung làm trị sở quận Nam Hải.


Cuối thời Tần (tương đương với thời đại An Dương Vương nước Âu Lạc), viên quan nhà Tần là Triệu Đà cát cứ vùng Lĩnh Nam đặt tên nước là Nam Việt, đóng đô tại Phiên Ngung mang tên là thành Việt.

Đến thời Tam Quốc, nước Đông Ngô bá chiếm vùng Lĩnh Nam, kiểm soát Giao Châu (khi ấy bao gồm cả vùng Lưỡng Quảng và miền Bắc Việt Nam).

Đông Ngô tu sửa thành Việt ở Phiên Ngung, dời thủ phủ của châu Giao từ huyện Quảng Tín về Phiên Ngung.

Năm 226, Đông Ngô chia Giao Châu ra làm hai châu: Quảng Châu gồm các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô và Giao Châu (mới) gồm các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và cử Sĩ Huy, con của Sĩ Nhiếp làm thái thú quận Cửu Chân, nhưng Sĩ Huy không tuân lệnh mà dấy binh chiếm giữ quận Giao Chỉ.

Thứ sử Giao Châu (mới) là Đái Lương và thứ sử Quảng Châu là Lã Đại cùng hợp binh tiến đánh và giết chết mấy anh em Sĩ Huy.

Do lực lượng ly khai Giao châu đã bị dẹp, Đông Ngô lại sáp nhập Quảng Châu với Giao Châu như cũ, phong Lã Đại làm thứ sử Giao Châu.

Đến năm 264, vì Lã Hưng nổi lên chiếm Giao Chỉ theo về Tào Ngụy (rồi Tây Tấn kế tục), Đông Ngô mới lại cắt mấy quận phía Bắc mà chính quyền này còn chiếm giữ, đặt thành Quảng Châu (trị sở tại Phiên Ngung) như hồi năm 226; còn 4 quận kia vẫn thuộc Giao Châu (trị sở tại Long Uyên, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), được nhà Tấn phong cho Hoắc Dặc làm thứ sử từ xa.

Khi tướng Đông Ngô là Đào Hoàng chiếm lại được Giao châu năm 271, chính quyền này vẫn để Quảng châu và Giao châu như hồi năm 264 không nhập lại và duy trì đến sau này.Cái tên Quảng Châu vốn là tên châu, tên tỉnh, người dân quen với việc gọi tên thành phố theo tên tỉnh trong một khoảng thời gian dài khiến cho cái tên Phiên Ngung dần bị lãng quên.
Phiên Ngung thời Phong kiến cổ đại là 1 thành trì cực lớn, tường thành cao, rộng, hào sâu, đủ sức chống chịu nhiều cuộc tấn công, thành này được thiết kế vừa cho quân sự vừa cho thương nghiệp.

Vì nó là thủ đô của nước Nam Việt, chưa kể sau khi Nam Việt sụp đổ, thời 2 bà Trưng hay thời Tam Quốc, Ngũ đại thập quốc thì nó luôn là mục tiêu tranh đoạt các phe , mỗi phe lên cầm quyền lại xây dựng thêm nên nó cực kì kiên cố.

Phiên Ngung nên nó vốn dĩ là thương cảng cực kì sầm uất, thuyền bè , người ngựa các nới đổ vào trao đổi hàng hóa nên nó cũng là nguồn thu lớn nhất vùng lĩnh nam.

Vì vậy càng là mục tiêu các phe phái quân sự tranh giành, các đại gia tộc cả Hán ở Trung Nguyên lẫn Việt đều ra sức tranh giành thị trường và ảnh hưởng.

Các nơi khác ở Giao châu có thể các gia tộc người Hán Trung Nguyên không phát triển mấy, nhưng ở Phiên Ngung lại khác hoàn toàn.

Các gia tộc cạnh tranh cực kì khốc liệt, vì Lĩnh Nam không có thời gian người Việt Làm chủ lâu dài qua các cuộc khởi nghĩa như ở Giao Châu, người Hán đến đây sống nhiều do các gia tộc muốn Phát triển và người Hán di cư vì chiến tranh tại Trung nguyên.

Do đó mà vung Lĩnh Nam có sự đồng hóa và phát triển cao hơn Giao Châu, Đặc biệt Phiên Ngung nới có số lượng người Hán đông nhất và áp đảo người ViệT, nhìn từ bên ngoài nó giống như thành thị ở Trung Nguyên hơn là vùng đất mang bản sắc người Việt.
Vì Vậy mà tiếng nói cũng như văn hóa vùng lĩnh nam có nhiều nét pha trộn Hán Việt khác hơn với Giao Châu, tiếng nói cư dân ở đây với người Việt thì chả khác nào ông miền bắc với ông miền trung nói chuyện với nhau vậy , câu được câu chăng.

Ngôn ngữ trong thành thị thì ngôn ngữ chung là tiếng Hán, nhưng nó có pha âm sắc tiếng Việt địa phương nên người Hán trung nguyên tới đây nhiều từ nghe không hiểu.

Tuy nhiên, may mắn đó là vùng đồng bằng gần hoặc trong thành thị lớn tập trung đông dân cư, còn các vùng xa và vùng núi, thành thị nhỏ thì do người Việt kiểm soát, mặc dù vẫn có đồn binh lính người Hán trông coi thì người dân vẫn giữ nét bản sắc của mình mặc dù yếu tố Hán hóa nhiều hơn 1 chút so với người Giao Châu.

Người dân vùng này nhìn 1 cái vẫn nhận ra người Việt từ hoa văn trên quần áo hay Trống, chiêng bằng đồng hoặc bằng da.

Người dân ở đây nói chuyện với người Giao châu vẫn hiểu được rõ ràng với nhau, tuy nhiều chỗ khó hiểu khó nghe do âm sắc vùng địa phương và chịu ảnh hưởng 1 chút từ ngôn ngữ người Hán được Việt Hóa do mượn từ.
Chi khi chiếu lệnh khai phát giang nam người Hán di cư cực lớn xuống phía Nam phát triển và cuộc di cư người Hán xuống phía Nam cuối thời nhà đường với các triều đại như Nam đường, cuộc di cư thời Nam Tống, thời cuối triều đại nhà Minh lập triều đại Nam Minh mới xóa sạch văn hóa, tiếng nói và tách biệt hẳn người vùng lưỡng quảng, lĩnh nam ra khỏi cộng đồng người Việt .