Mộng Đổi Đời

Chương 20



Uông Trường Xích không ngờ rằng Tiểu Văn lại khóc đến độ sưng đỏ cả mắt đến như vậy. Vừa bước chân ra khỏi cửa thì mẹ Tiểu Văn, Lưu Song Cúc đồng loạt khóc nấc lên, bố Tiểu Văn và Uông Hòe cũng thấy mắt mình cay xè, suýt khóc. Tiểu Văn thì khỏi nói, ôm từng người khóc như mưa như gió. Riêng Uông Trường Xích như một người ngoài cuộc, ngoác mồm cười nói oang oang rằng, đây đâu có phải là đi ở tù, việc gì phải phung phí nước mắt nhiều như vậy. Nhưng sau khi rời khỏi nhà, Tiểu Văn lại tràn trề lạc quan khi đi ngang qua sườn núi, leo lên xe, suốt quãng đường dài không hề ngủ gật, thấy cái gì hỏi cái nấy. Nhưng sau khi đến thành phố không đầy một tuần, Tiểu Văn đã bắt đầu khóc.

Đó là một buổi chiều tối, Uông Trường Xích đi tìm việc vẫn chưa về, Tiểu Văn đang nấu cơm trong bếp. Tiếng pháo đì đùng xa xa, tiếng còi xe inh ỏi dưới lầu, tiếng xì hơi từ nồi cơm điện… tất cả những âm thanh ấy hòa tấu lại với nhau khiến cô cảm thất nhớ nhà. Tiểu Văn nhớ những âm thanh đón tết ở que nhà, nhớ giọng quát tháo con cái của mẹ, nhớ mùi thơm của luống tỏi, luống rau ngoài vườn, nhớ mùi hăng nồng của phân lợn trong chuồng, thậm chí cô còn nhớ cả ngọn gió lạnh thổi qua sườn núi và những tảng băng nổi lập lờ trên mặt giếng nước… Vừa nghĩ, vừa nhớ, vừa thái rau xắt thịt và khi cô cầm mất cọng hành lên thì nước mắt đã lã chã rơi xuống. Tiểu Văn đưa tay gạt nước mắt nhưng không thể nào lau khô và cứ thế, cô vất con dao xuốn bàn, bưng mặt khóc. Trong tiếng khóc của cô, tiếng xì hơi của nồi cơm điện không còn rõ nữa, dãy lầu đối diện bỗng tối om, những cọng rau đã được thái xong trên thớt dần dần trở nên mờ mờ tỏ tỏ, căn phòng tối hẳn lại không còn trông thấy bất cứ đồ vật gì. Khi màn đêm bắt đầu buông xuống bào trùm lên không gian không quen thuộc, tất cả đều hỗn độn, lạ lùng. Không bật đèn, Tiểu Văn ngồi đó, nhớ nhà và khóc, khóc rồi nhớ nhà, hình như lúc này con người Tiểu Văn chỉ còn lại hai chức năng ấy. Khi cô đang khóc ngon lành thì Uông Trường Xích trở về, nghe tiếng khóc mà không thấy người, lo lắng lên tiếng trong ban đêm:

- Tiểu Văn à, có chuyện gì thế?

- Em muốn về nhà!

May mắn thay, ngày ấy Uông Trường Xích đã nhận được một bản hợp đồng, cậu đang ngâm nga một khúc hát đi lên lầu hai và không hề nghĩ rằng, nước mắt đang chờ đợi mình. Uông Trường Xích bật đèn, đưa bản hợp đồng cho Tiểu Văn, nói:

- Không phải em ước ao được thành phố sao? Ngồi chưa ấm chỗ em đã đòi về là vì lý do gì?

Tiểu Văn nhìn chăm chăm bản hợp đồng nhưng đọc không hiểu câu nào. Uông Trường Xích ôm chặt Tiểu Văn, nói:

- Thôi mà, đừng khóc nữa. Em mà khóc là con mình sinh ra sẽ run mãi đấy.

Tiểu Văn cố nín tiếng khóc nhưng đôi vai vẫn còn rung lên nhè nhẹ như thể cô khóc vẫn chưa đủ, chưa thỏa cơn nghiện. Uông Trường Xích nói tiếp:

- Anh đã thề là khi con mình được sinh ra, nó không phải nghe thấy tiếng gió lùa qua khung cửa, không nhìn tháy nước mưa chảy qua mái nhà rơi xuống, có khung cửa kính, có rèm cửa, có nền lát đá. Lúc này, những điều kiện ấy về cơ bản anh đã có được, chờ anh nhận tháng lương đầu tiên, anh sẽ đưa em đi siêu thị.

- Mỗi lần nhìn thấy hành tươi là em lại nhớ nhà. Ở quê, em đã từng lọn hành tươi lại thành từng nắm để đi tặng cho mọi người, còn ở đây hành được tính từng cọng, được đặt lên bàn cân để bán, đúng là khó sống.

- Từ nay về sau em đừng mua hành nữa là được chứ gì.

- Nhưng, em thấy cải trắng cũng nhớ nhà.

- Không mua cải trắng nữa.

- Thế thì ăn gì?

- Ăn những thứ em thấy mà em không nhớ nhà.

- Không có những thứ ấy thì nghe tiếng tây bắc em cũng nhớ nhà.

- Thôi thì chúng ta ăn thịt vậy. Ăn thịt chắc em không nhớ nhà, đúng không?

- Cũng nhớ. Ăn một miếng thịt lại chợt nhớ đến bố mẹ không được ăn, ông nội không được ăn, anh và chị dâu không được ăn, dựa vào cái gì mà chỉ có chúng ta được ăn?

Uông Trường Xích lặng người vì khong ngờ là tình cảm của Tiểu Văn với gia đình lại sâu đậm đến như vậy. Những lời của Tiểu Văn khiến cậu có đôi chút chạnh lòng:

- Nếu lúc này quay về thì không những chúng ta là đổ bỏ đi mà ngay con của chúng ta cũng không tránh khỏi số kiếp ấy, lúc ấy chúng ta sống mà còn hy vọng gì?

- Có thể chờ đến khi con chũng ta đủ tuổi đến trường, lúc ấy chúng ta lại lên thành phố.

- Liệu con chũng ta có thích ứng được với cuộc sống thành phố không?

- Nhưng em chịu không nổi. Từ sáng cho đến tối không có một người để nói dăm ba câu.

- Nói chuyện với con, nó nghe và hiểu được lời em nói đấy.

- Cuộc sống ở thành phố không như suy nghĩ của em, chẳng có gì vui cả.

- Không có tiền thì sóng ở đâu cũng không có gì gọi là vui.

Vừa nói, Uông Trường Xích vừa bóp nhẹ lên vai Tiểu Văn. Cô đứng dậy vào phòng vệ sinh rửa mặt, Uông Trường Xích tiếp tục xào rau. Trong bữa ăn, Tiểu Văn hỏi:

- Anh hợp đồng làm việc gì?

- Thợ nề.

- Lại tiếp tục mệt, tiếp tục khổ sao?

- Không mệt, không khổ thì không có tiền.

Công trường xây dựng cách chỗ trọ của hai người không xa lắm, chỉ cần đi qua hai ngã tư là đến. Mỗi sáng, khi Tiểu Văn vẫn còn chưa thức giấc, Uông Trường Xích đã ra công trường. Cậu mua ba chiếc bánh bao nóng hôi hổi ngay dưới tầng một tòa nhà, vừa ăn vừa đi thẳng về công trường, hết ba chiếc bánh bao cũng là lúc chân bước vào cổng công trường. Dừng chân trước cửa phòng trực ban, cậu uống một cốc nướ rồi đội mũ bảo hộ lao động, đi thẳng lên các tầng lầu. Công việc của Uông Trường Xích là xây tường, tức là lúc nào cũng phải đứng trên giàn giáo để xây tường cho các căn phòng và cả hành lang. Do có kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian giúp chú Hai xây nhà nên những bức tường dưới bàn tay của Uông Trường Xích luôn thẳng tắp, bằng phẳng hơn nhiều so với những người thợ khác, nhiều lần được trưởng nhóm An Đô Lão biểu dương. Chủ thầu bao hai bữa cơm trưa và cơm tối. Mỗi tối, Uông Trường Xích nhận phần cơm của mình rồi mang về nhà trọ ăn cùng với Tiểu Văn. Tiểu Văn nấu thâm bát canh, xào thêm ít rau bày chung lên bàn, bữa cơm nào cũng có canh, có rau, cảm giác về một gia đình dần dần hình thành. Thi thoảng công trường cũng cho công nhân ăn bữa tươi, có nghĩa là thêm một ít thịt hoặc cá vào trong khẩu phần, Uông Trường Xích đều dành toàn bộ phần cá hoặc thịt cho vợ. Tiểu Văn không nỡ ăn, đẩy thịt về phía chồng, đẩy qua đẩy lại, không ai nỡ ăn miếng thức ăn ngon lành ấy. Một người nói:

- Anh làm việc nặng, không ăn không có sức.

Người kia lại nói:

- Em đang nuôi con, ăn không thịt thì chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho con. 

Đẩy đẩy nhường nhường một lát, thỏa hiệp cuối cùng luôn nghiêng về phía Tiểu Văn bởi cô cũng cùng có chung ý nghĩa như Uông Trường Xích: Con vẫn là trên hết.

Dần dần, Uông Trường Xích ít nói hẳn. Mỗi đêm về đến nhà trọ, ngoài việc ăn cơm ra chỉ còn tắm rửa, làm xong hai việc ấy là cậu đã ngã lăn ra giường. Khi Tiểu Văn rửa xong bát, đến bên giường thì Uông Trường Xích đã ngáy ồ ồ. Tiểu Văn có lay có gọi đến mấy, cậu cũng không hề có phản ứng gì. Mỗi thớ thịt trên người Uông Trường Xích đều trở nên căng cứng, Tiểu Văn lay gọi không được thì ngồi bên mép giường qua sát đôi mắt trũng sâu thâm quầng, nhìn làn da đen đúa thô nhám, chú ý đôi lông mi rung rung nhẹ nhàng của Uông Trường Xích. Móng tay Uông Trường Xích dài ra, Tiểu Văn cắt giúp; mũi Uông Trường Xích bị bụi đóng đặc quánh, Tiểu Văn dùng khăn ngoáy sạch. Mẹ ơi, ngay cả lúc Tiểu Văn lấy ráy tai, Uông Trường Xích vẫn không tỉnh, hình như toàn thân Uông Trường Xích không còn phản ứng gì với bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Trong những lúc mệt mỏi nhất, mỗi ngày Uông Trường Xích chỉ nói với Tiểu Văn ba câu cụt lủn: Một là, “Không có chuyện gì chứ?” Hai là, “Gắng ăn nhiều một chút”. Ba là, “Anh ngủ trước đây.” Cứ như thế, những lời muốn nói mỗi ngày của Tiểu Văn chưa kịp thoát ra khỏi miệng phải nén xuống tận đáy lòng, nhiều khi chúng vón lại thành cục chắn ngang cổ họng cô.

Tiểu Văn không muốn đi đâu cả, ngoạt trừ duy nhất một chỗ là công trường, nơi Uông Trường Xích đang làm việc, bởi vì hình như địa điểm này đã có một sự liên hệ tiềm ẩn nào đó với cô. Tiểu Văn ngồi dưới bóng cây đối diện với công trường quan sát toàn bộ cảnh tượng trước mắt. Ngôi nhà đã rất cao, đã lên đến tầng thứ mười lăm. Câu biểu ngữ “Thời gian là vàng bạc, tốc độ là lợi tức” được buộc vào chân giàn giáo ở tầng thứ mười. Tiếng động cơ gầm rú, khói bụi mù mịt, những chiếc cần cẩu cao lêu nghêu chuyển bên này quay bên kia. Khi chiếc cần cẩu di chuyển đến ngay đỉnh đầu, Tiểu Văn tự hỏi liệu những gì đang đu đưa trên chiếc dây xích kia có rơi xuống không? Nếu rơi xuống thì liệu nó sẽ nhắm ngay vào đầu mình? Ban đầu, cô cảm thấy rất lo lắng, mỗi lần cần cẩu di chuyển là một lần tim cô lại giật thót. Nhưng nhìn mãi thành quen, thấy nó cũng chẳng đánh rơi vật gì nên Tiểu Văn không thèm quan tâm nữa, ánh mắt lại tiếp tục quan sát những chuyển động khác. Trên những giàn giáo cao chót vót, thi thoảng xuất hiện năm bảy bóng người, nhưng có điều những người ấy không phải là Uông Trường Xích, từ hình dáng của họ, cô có thể khẳng định chắc nịnh như thế.

Một buổi chiều, Uông Trường Xích đi mua giúp thuốc lá cho An Đô Lão, xuất hiện ngay trước cổn công trường. Tiểu Văn lại nghĩ rằng Uông Trường Xích đã nhận ra mình từ bên cao nên chạy ra để đón cô nên đứng dậy vẫy tay chào đón, cực kỳ hưng phấn réo gọi tên chồng. Uông Trường Xích chạy ngag qua đường, giọng hơi gắt:

- Sao em lại ngồi đây?

- Ở nhà một mình chán chết đi được, em muốn đến đây xem anh làm việc.

- Ở đây vừa lạnh vừa bụi bặm vừa ồn ào, em định cho con mình sau này tiếp tục làm thợ nề à?

- Tại sao không phải là làm kỹ sư xây dựng? Không chừng nó còn có thể làm ông chủ bất động sản nữa ấy chứ.

- Không thể. Những ông chủ không bao giờ đến công trường xây dựng. Em nên đi dạo ở các trường học để cho con nghe thấy tiếng đọc sách, tiếng thầy cô giảng bài.

- Nhưng… em chỉ muốn ở gần bên anh.

- Không thể để cho con cái giống như anh, rời khỏi nơi này càng xa càng tốt, đi mau đi!

Uông Trường Xích dùng tay đẩy nhẹ vào người vợ. Tiểu Văn ấm ức:

- Anh đúng là đồ hâm, ngay cả việc nhớ mình mà anh cũng chẳng nhận ra. Từ nay về sau em chẳng thèm nhớ anh nữa.

Uông Trường Xích tiếp tục đẩy vợ, vừa đẩy vừa làu bàu trong miệng:

- Không khí ở đây không tốt tí nào, có nhớ anh thì cứ chờ đến tối anh về hãy nhớ.

- Chỉ còn hai tiếng nữa là anh nghỉ việc chứ mấy?

- Thế thì em đến công việc, quảng trường mà đi dạo, hoặc vào siêu thị cũng được.

- Không có tiền thì vào siêu thị làm gì?

- Chỗ nào sạch sẽ thì em cứ đến chỗ ấy, dù sao thì em cũng không thể đến chỗ này.

Nhưng Tiểu Văn không muốn rời khỏi chỗ này. Cô ấy nhìn Uông Trường Xích bằng đôi mắt của một con chó đang nhìn sợi dây xích cổ trên tay chủ. Uông Trường Xích bị đôi mắt đáng yêu ấy làm cho mềm lòng, sự mệt mỏi bỗng dưng phút chốc tiêu tan như mây như khói, trong lòng câu thoảng một ý nghĩ hạnh phúc biết bao khi có một người như Tiểu Văn dính chặt vào cuộc đời mình.

- Bọn anh là việc trong ấy đều phải đeo khẩu trang, nếu không thì phổi sẽ lập tứ đen thui thôi.

Vừa nói, Uông Trường Xích vừa đưa tay vò đầu Tiểu Văn, ngay lập tức những hạt bụi đen trắng đã bám lên đầu ngón tay cậu ta. Tiểu Văn cũng đưa tay vuốt tóc mình, ngón tay cô cũng bị bụi bám mờ mờ. Uông Trường Xích nói:

- Về đi, nếu không thì phổi của em, phổi của con sẽ đen mất.

- Không khí ở nông thôn tốt hơn ở đây nhiều, anh cho em về quê nhé.

- Chỉ có lá phổi tốt mà không có tri thức thì không ổn.

- Có tri thức mà không có lá phổi thì tốt ở chỗ nào?

Uông Trường Xích lôi từ trong túi quần ra một chiếc khẩu trang giúp Tiểu Văn đeo vào. Cô thử hít thở mạnh, ngay lập tức chiếc khẩu trang dính vào mũi rồi lại phình to ra.

- Tức thở chết đi được