Mộng Đổi Đời

Chương 35: Thay đổi



Uông Đại Chí nằm trong lồng kính một tháng, ra khỏi lồng kính phải chữa chứng viêm phổi hai tháng nữa. Trong thời gian ấy, nó đã tiêu hết số tiền mà Uông Hòe mang đến. Số tiền ấy Uông Hòe lấy từ đâu ra? Hình như tất cả mọi người đều né tránh câu trả lời cho vấn đề này, hình như đó là một câu trả lời khá nhạy cảm, thậm chí là kỵ húy vì một khi nói ra thì nó sẽ xúc phạm đến lòng tự trọng của Uông Hòe và thậm chí là của tất cả mọi người. Có điều, Uông Trường Xích và Tiểu Văn đều biết rất rõ rằng nó được thu nhặt từ việc Uông Hòe đẩy xe lăn đi mấy mét trên đường phó lại phải cúi đầu cảm tạ trước tấm lòng hảo tâm của ai đó, nếu không tại sao lại có nhiều tiền lẻ và nhiều đồng xu đến vậy. Từ trước đến nay, Uông Trường Xích vẫn phản đối việc Uông Hòe làm hành khất nhưng trên thực tế vẫn phải dùng những đồng tiền lẻ của bố, tâm trạng vô cùng đau khổ, giống như sau khi bán thân thì cảm thấy tủi hổ, sau khi tham ô hoặc hú hóa thì cảm thấy sợ hãi, thậm chí là còn có cảm giác ăn trộm tiền của người khác mà bị phát hiện và bị lột trần truồng trói quặp tay sau lưng đưa đi diễu phố để thị chúng. Mỗi lần dùng một xu một hào, nỗi tủi hổ của Uông Trường Xích lại tăng thêm một phần, mỗi lần nhai một miếng cơm là mỗi lần Uông Trường Xích muốn nôn ra ngay lập tức. cậu thấy toàn thân mình, kể cả tâm linh dính đầy cứt chó, thối không thể nào ngửi được. Do vậy, mỗi lần định ôm Đại Chí vào lòng, Uông Trường Xích đều rửa tay thật sạch, ngay cả cáu ghét móng tay cũng được cậu lấy cho kỳ hết, râu ria cũng được cạo sạch sẽ và cuối cùng là dùng nước nóng súc miệng đến mấy lần.

Uông Trường Xích tìm được một chỗ làm mới trên công trường xây dựng ở đường Giải Phóng, vãn là công việc xây tường. Trong lúc xây tường, Uông Trường Xích cứ suy nghĩ viển vông và đôi lúc giật mình vì ngỡ đang giúp cho Lâm Gia Bách kiếm tiền và những hồi ức về thời gian làm việc trên công trường của Lâm Gia Bách lại choán lấy đầu óc cậu. Càng nhớ lại, Uông Trường Xích càng căm hận Lâm Gia Bách; càng căm hận Lâm Gia Bách, cậu càng cảm thấy mình trong sạch. Lòng thù hận đã phần nào làm vơi đi áp lực tâm lý, giảm nhẹ nỗi tủi nhục. Uông Trường Xích không cho Uông Hòe rời khỏi nhà vì sợ bố tiếp tục cái công việc đáng tủi hổ kia, cũng không cho Lưu Song Cúc đi nhặt rác để không gian phòng trọ không bị ô nhiễm. Tiểu Văn, Uông Hòe, Lưu Song Cúc ngoài việc thay phiên nhau chăm sóc Đại Chí chỉ còn một công việc duy nhất là nấu cơm. Bữa cơm đơn giản đến độ không thể đơn giản hơn được nữa, có lúc thì mỗi người một bát cơm với một món rau xào, có lúc thì một bát bột mì được khuấy đều nấu chín, có lúc thì một chiếc bánh bao không nhân, thi thoảng lắm mới có một đĩa rau xào chung với vài ba miếng thịt lợn đầy mỡ. Khi không có việc gì để làm nữa thì ba ánh mắt thay nhau nhìn vào nhau, căn phòng trở nên chật chội đến khó thở.

Không chịu được sự nhàn rỗi vô vị, nhân lúc Uông Trường Xích đi làm, Lưu Song Cúc lén lút rời khỏi nhà đi nhặt phế liệu, có điều những gì nhặt được trong ngày phải bán cho kỳ hết, nửa cân cũng không dám mang về nhà trọ. Người nhặt phế liệu trong thành phố quá nhiều nên thu nhập của Lưu Song Cúc may lắm cũng vài ba hào mỗi ngày. Mấy hào thì có đáng giá gì, bởi trước đó bà từng đi theo Uông Hòe xin ăn, kiếm được nhiều tiền hơn, môi ngày chí ít cũng được mấy chục đồng, do vậy những gì bà thu được trong ngày không phải là phế liệu, cũng không phải tiền, mà là sự cô đơn lặng lẽ. Những ngày đầu, Lưu Song Cúc đi nhặt phế liệu đến trưa rồi quay về nhà trọ, nhưng sau đó thì đi xa hơn nên quên phắt chuyện phải quay về, thậm chí có nhớ đi nữa cũng chẳng đủ sức để mà quay về. Không quay về, lại không muốn bỏ tiền ra ăn trưa nên Lưu Song Cúc bấm bụng nhịn đói. Chuyện Lưu Song Cúc nhịn bữa trưa cũng không đến nỗi thành vấn đề lớn, quan trọng là bữa trưa bà không về nên Uông Hòe không thể đi vệ sinh, đành phải nín, nín đến độ mặt mày tái nhợt. Tiểu Văn không đành lòng, nhiều lúc phải lên tiếng:

- Bố, để con bồng bố đi vệ sinh nhé.



Những lúc ấy, Uông Hòe luôn lắc đầu quầy quậy, cố gắng giữ chút tôn nghiêm còn lại cho chính mình cho cho con dâu. Uông Hòe nghĩ, cống hiến duy nhất mà ông dành cho gia đình là “nhịn”. Để cái “nhịn” không hành hạ mình quá mức, Uông Hòe ăn ít, uống ít, nói ít. Cứ như thế, không chỉ Lưu Song Cúc tiết kiệm mỗi ngày được một bữa cơm mà ngay cả Uông Hòe cũng tiết kiệm được một phần ba chi phí hằng ngày. Việc tiết kiệm này cũng giống như người khơi nguồn mạch phải biết điều tiết dòng nước chảy sao cho phù hợp với mùa màng mà bất kỳ người có trách nhiệm trong gia đình nào cũng phải thực hiện. Nghĩ thông được điều này. Uông Hòe cảm thấy một khoái cảm bi tráng trong việc “nhịn” của mình.

Nhưng, cho dù Uông Hòe có nhịn đến mấy cũng không thể từ cái nhị đến mấy cũng không thể từ cái nhịn ấy mà sản sinh ra tổng thu nhập trong nhà. Một gia đình năm miệng ân chỉ dựa vào thu nhập còm cõi của Uông Trường Xích thì dù có nhịn đến nỗi toàn gân xanh cũng khó lòng tiếp tục sống, đừng nói là nâng cao cuộc sống. Do vậy, Uông Hòe bàn tính với Tiểu Văn:

- Con có thể giữ được bí mật không?



Tiểu Văn đột nhiên nhớ lại thời gian thời còn ở quê nhà. Trương Ngũ trước khi nói ra thu nhập của Trương Huệ cũng từng hỏi cô câu này. Lúc này, Tiểu Văn đang tin, đang mơ mộng lên thành phố, đầu óc chứa toàn những tưởng tượng hào nhoáng, huy hoàng, xán lạn về thành phố... Uông Hòe lên tiếng:

- Con đang nghe bố nói đấy chứ?



Lúc này hồn Tiểu Văn mới nhập xác về, gật đầu.

- Chỉ cần con mắt nhắm mắt mở là bố ngày nào cũng có thể đem tiền về cho con.



- Trường Xích sẽ mắng con.



- Con không nói, nó không biết.



Tiểu Văn gật đầu, xem như đồng ý, Từ đó, giữa Uông Hòe, Lưu Song Cúc và Tiểu Văn có thêm một bí mật mới. Chỉ cần Uông Trường Xích rời khỏi cửa là Tiểu Văn cùng với Lưu Song Cúc khiêng chiếc xe lăn của Uông Hòe xuống dưới lầu. Tiểu Văn ở nhà chăm sóc Đại Chí, Lưu Song Cúc đẩy xe Uông Hòe đi xin ăn. Họ đi đến quảng trường, ga tàu lửa, bến xe, cổng trường, rạp chiếu phim, cửa hàng bách hóa, nói chung là chỗ nào đông người là họ có mặt. Sắp hết giờ làm việc, Lưu Song Cúc đẩy nhanh xe lăn đưa Uông Hòe quay về. Trên đường về nhà, chiếc túi đeo trên lưng Lưu Song Cúc bay tung trong gió, chiếc mũ vải vốn dùng để nhận những đồng tiền lẻ của mọi người lúc này được đội trên đầu Uông Hòe bị gió hất tung lăn tròn xuống lòng đường. Ngày nào cũng thế, sau khi đi làm về, Uông Trường Xích đều thấy cả nhà bốn người đang đợi mình trong căn phòng chật chội, khi cậu ra khỏi nhà tư thế họ ra sao thì khi quay về, cậu vẫn thấy họ trong tư thế ấy. Họ giống như những chú chim non đang nằm trong tổ chờ chim mẹ quay về cho ăn, chỉ khác biệt một điểm duy nhất là họ không hề lên tiếng nhưng miệng ai cũng điểm một nụ cười nhẹ. Cảnh tượng này ngày nào cũng lặp đi lặm lại khiến Uông Trường Xích cảm thấy căn phòng quá sức chật chội, thở dài thầm nghĩ, tại sao họ lại không ra ngoài đi dạo cho thoáng đãng? Không lẽ ở thành phố này, khi Uông Hòe và Lưu Song Cúc rời khỉ nhà thì ngoài việc nhặt phế liệu hay ăn xin, họ chẳng còn hứng thú gì nữa hay sao?

Một ngày nọ, đầu giờ chiều Uông Trường Xích đã về nhà, lý do là vì ông chủ đang vui vẻ. Ông ta đang vui vẻ vì mới kiếm được một hợp đồng béo bở cho nên phá lệ cho công nhân nghỉ một buổi làm. Về đến nhà, cậu chỉ thấy hai người đang ở yên vị trí buổi sáng, còn vị trí của hai người còn lại thì trống không. Không ngờ được rằng, thấy căn phòng trống vắng hơn thường lệ lại khiến cậu lo lắng và bực bội hơn so với lúc nó chật chội và đày ắp người. Hỏi Tiểu Văn, cô trả lời là bố mẹ ra ngoài đi dạo. Uông Trường Xích tắm xong thì lên giường nằm chơi với Đại Chí. Tiểu Văn nói bóng nói gió:

- Người giàu nứt đố đổ vách mà vẫn cứ miệng ăn núi lở, huống hồ cái gia đình năm miệng ăn của chúng ta chỉ trông chờ vào một tay anh.



- Đúng là khó khăn thật, nhưng chỉ còn mấy ngày nữa là anh lĩnh lương rồi.



- Có một câu tục ngữ gì gì ấy nhỉ, à, chưa mưa...



- Chưa mưa phải lo dệt lụa, câu này anh dạy em lúc nằm viện ở huyện, không ngờ em vẫn còn nhớ.



- Anh nghĩ là với đồng lương ít ỏi của mình vẫn có thể nuôi đủ năm miệng ăn, đúng không?



- Thế em nghĩ sao?



- Anh có dám đảm bảo là không có ai đau ốm không? Vả lại, cũng không phải tiết kiệm cho Đại Chí một ít tiền chứ, nếu không sau này lấy tiền đâu ra để đi học?



Uông Trường Xích thở dài. Đây là lần dầu tiên kể từ ngày Uông Hòe và Lưu Song Cúc đến đây, tiếng thở dài của cậu nghe có vẻ buồn bã đến thế.

- Biện pháp duy nhất là anh hãy để cho em đi làm thuê.



- Thế ai trông coi Đại Chí?



- Không phải là nó còn ông bà nội à?



- Học sẽ biến Đại Chí thành một tiểu hành khất thôi.



- Nhưng nếu như thế này mãi thì chúng ta sẽ biến Đại Chí thành kẻ mù chữ.



-... Em muốn đi làm mát xa như ngày trước? 



- Ngoài việc đó ra thì em còn biết làm gì nữa đâu?



- Dùng loại tiền ấy để cho Đại Chí ăn học, liệu tinh thần em có cảm thấy thoải mái không?



- Không phải gốc ngô nào cũng được phân lợn bón vào nên mới tươi tốt hay sao? Liệu có đóa hoa tươi nào trên cành mà dưới gốc không có bùn đất?



- Uông Trường Xích không tranh luận nữa. Hình như cậu đã bị Tiểu Văn thuyết phục, chỉ đứng nhìn Đại Chí thẫn thờ như đang ngắm nhìn một đóa hoa tươi, một bắp ngô mấy hạt. Những nét trên gương mặt Đại Chí đều đẹp một cách hài hòa, mắt to, tai to, khi cười có hai cái lúm đồng tiền đáng yêu. Tướng mạo ấy biểu hiện sự phú quý trong tương lai. Chỉ vừa tròn ba tháng mà đôi mắt nó đã biết giao lưu với người đối diện, mỗi khi tròng mắt Uông Trường Xích chuyển động thì tròng mắt nó cũng chuyển động theo, Uông Trường Xích nhìn bên trái, nó cũng chuyển sang bên trái, Uông Trường Xích nhìn bên phải, nó cũng chuyển sang bên phải. Chỉ cần nghe tiếng nói của Uông Trường Xích hoặc Tiểu Văn là dù đang khóc, nó cũng lập tức im bặt, chờ cho đến khi tiếng nói dứt, nó lại tiếp tục khóc. Có khi Uông Trường Xích cất tiếng hát, nhất là những bài hát mà cậu dã từng hát cho nó nghe khi còn đang ở trong bụng mẹ là đôi tai của nó lập tức vểnh lên, hai nắm đấm nhỏ xíu cũng quơ quơ theo tiếng hát giống như vỗ tay... Đúng là nhìn mãi mà vẫn khống chán.



Có tiếng gọi đột ngột ở bên dưới lầu, Tiểu Văn dạ một tiếng rõ to rồi mở cửa đi xuống. Lạch cạch một hồi lâu, Tiểu Văn và Lưu Song Cúc mới khiêng được Uông Hòe lên. Uông Trường Xích đưa mắt nhìn hai người, phát hiện cả hai có gì đó không bình thường, đặc biệt là Uông Hòe, hình như ông đang cố ý tránh né ánh mắt của cậu. Uông Trường Xích nói:

- Có phải bố mẹ đi ăn xin không?



Uông Hòe lắc đầu. Lưu Song Cúc nói:

- Bố mẹ chỉ đi lòng vòng chơi ở công viên.



- Nếu hai người đi ăn xin thì không xứng đáng làm ông bà nội của Đại Chí.



- Không đi ăn xin là không đi, anh suy già đoán non làm gì? – Đây là lời Tiểu Văn.



Tiểu Văn chen ngang vào cuộc đối thoại khiến Uông Trường Xích càng sinh nghi.

- Nếu không đi ăn xin thì bố mẹ có dám cho con kiểm tra túi mình không?



Uông Hòe đưa hai tay lên cao, nói:

- Muốn lục soát thì cứ lại đây mà lục soát.



Uông Trường Xích bước đến, ngồi xuống và lộn từng chiếc túi của Uông Hòe ra, nhưng ngoài nửa chiếc bánh bao đã cứng khô ra thì không có bất kỳ thứ gì cả. Uông Trường Xích đưa mắt nhìn Lưu Song Cúc.

- Có lẽ nào mày đang nghi ngờ mẹ? – Lưu Song Cúc chột dạ. 



Uông Trường Xích không nói, đứng lên lục lọi túi áo của Lưu Song Cúc, ngoài một xấp giấy ra thì cũng không còn gì. Tiểu Văn nói:

- Lúc này thì anh đã tin chưa?



- Mọi người hãy cố gắng làm gương cho Đại Chí, đừng có ngày nào cũng nghĩ đến những việc làm mất mặt người khác.



Tiểu Văn nghe thấy câu này thì biết ngay là Uông Trường Xích đang nhắc khéo mình, nhưng cô vẫn nghĩ, chuyện gì có thể khiến người ta mất mặt nhất? Nói đi nói lại cũng chỉ là một tiếng: Nghèo!

Nửa đém, lúc Uông Trường Xích đã ngủ say, Lưu Song Cúc vỗ nhẹ vào người Tiểu Văn, mẹ chồng nàng dâu nhẹ nhàng bò dậy, lần dò ra ngoài cửa sổ, lợi dụng ánh sáng ngoài đường hắt vào đếm tiền. Một đồng, hai đồng, ba đồng... tất cả là hai mươi hai đồng bảy hào năm xu. Tiểu Văn thì thào:

- Khi Trường Xích lục tìm, mẹ giấu tiền ở đâu?



- Dưới đế giày.



- Thiếu chút nữa thì anh ấy đã biết tất cả...



Hai người cười khe khẽ vì măn mắn vượt qua được tai nạn. Có điều, Uông Hòe lại cảm thấy chẳng có gì đáng cười cả ông đưa mắt nhìn trần nhà, trong lòng chất chứa bao mâu thuẫn và có lẽ, mâu thuẫn trong lòng ông lúc này cũng chẳng kém cạnh gì so với Uông Trường Xích.

43 Tiểu Văn lại đến chỗ Trương Huệ làm thuê, mỗi ngày ăn tối xong thì rời khỏi nhà, đi mãi đến ha ba giờ sáng mới trở về. Trước khi rời khỏi nhà, Tiểu Văn trang điểm thật kỹ, trở về lại tẩy trang. Trang điểm rất lâu nhưng tẩy trang thì rất nhanh, chỉ khoảng năm bảy phút là xong. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, cả nhà dường như ngừng thở để dõi theo nhất cử nhất động của Tiểu Văn, cô cũng hạn chế những tiếng động phát ra đến mức tối thiểu, không dám nói năng, không dám thở mạnh, đi lại nhẹ nhàng trog phòng như một con mèo, mở cửa đóng cửa cũng cố gắng thật khẽ, trong lòng ước ao mình có thể biến thành một con kiến để chiu qua khe cửa lọt vào trong nhà.

Có lần, Uông Hòe không nhịn được bèn lên tiếng chất vấn:

- Tiểu Văn làm công việc xoa bóp cho người ta, việc quái gì phải trang điểm, phải bôi son thoa phấn?



- Tại sao không thể thoa son đánh phấn?



Uông Trường Xích hỏi vặn lại bố, còn Lưu Song Cúc thì nói với giọng, vẻ đầy hoài nghi:

- Nó đi xoa bóp cho người ta hay là đi đâu?



- Không đi xoa bóp thì đi đâu?



Uông Trường Xích lại hỏi vặn mẹ. Lưu Song Cúc nghĩ trong lòng là Uông Trường Xích sẽ nhân cơ hội này bày tỏ sự uất ức dồn nén trong lòng, nhưng không ngờ là Uông Trường Xích không trả lời mà còn hỏi ngược lại, thoáng lặng người, nói:

- Con không biết hay cố tình làm ra vẻ hồ đồ?



- Con hoàn toàn không biết.



Lưu Song Cúc quay đầu nhìn Uông Hòe. Ông ta hắng giọng nói:

- Nếu Tiểu Văn làm công việc xoa bóp cho người ta thì mỗi đêm trang điểm một lần là đủ rồi.



- Tại sao bố lại biết là Tiểu Văn mỗi đêm không chỉ trang điểm một lần?



- Mày không mở mắt ra mà nhìn à? Có khi nó rời khỏi nhà thì tô son môi màu đỏ, khi quay về thì là màu nâu sậm. Có khi rời khỏi nhà thì màu cánh sen, trở về lại là màu đỏ.



- Người ta còn phải nói năng, phải uống nước, phải ăn lót dạ đủ thứ, chả lẽ không được bôi lại chút son sao?



- Thế còn chuyện này thì con giải thích thế nào? – Lưu Song Cúc đưa cho Uông Trường Xích một chiếc bao cao su tránh thai. – Cái này mẹ lấy trong ví của nó đấy.



- Căn phòng bé tẹo này lại chứa năm người, Tiểu Văn không mang vật này theo bên người thì không lẽ bọn con phải mời bố mẹ tạm thời ra khỏi nhà để làm chuyện ấy hay sao?



Tay Uông Hòe đập nhẹ lên đùi như muốn nói thêm gì đó, nhưng không hiểu sao lại lặng im. Lưu Song Cúc nói:

- Thì ra là nó mang theo cho con à. Thế thì mẹ đã nghĩ oan cho nó.



- Đương nhiên là mẹ đã nghĩ oan cho cô ấy rồi. Tiểu Văn lấy con khi gia đình mình gặp lúc khó khăn nhất, chưa hề hưởng được một ngày hạnh phúc trọn vẹn, chỉ phải sống trong những ngày vừa khổ vừa mệt, có dễ dàng không? Những người con gái khác thì có bàn trang điểm riêng, còn Tiểu Văn thì sao nào? Mỗi lần muốn trang điểm phải lén lút chạy vào nhà vệ sinh. Để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta, khi trở về cô ấy cũng chẳng dám bật đèn, sờ soạng trong đêm tối để rửa mặt, tắm thì sợ tiếng nước nên chỉ dám mở một nửa vòi nước để chảy rì rì đủ để thấm phía dưới thân. Tiểu Văn hoàn toàn có thể dựa vào lý do phải chăm sóc Đại Chí để khỏi phải đi làm thuê, nhưng cô ấy không làm thế, nửa đêm canh ba vẫn còn phỉa xia bóp chân cho người khác. Cô ấy xoa bóp chân cho bao nhiêu người nhưng liệu đã có ai xoa bóp chân cho cô ấy không? Dựa vào cái gì mà cô ấy lại tự làm khổ mình đến như vậy? Không phải vì cái gia đình này sao? Cái gia đình này có quan hệ như thế nào đối với cô ấy? Nếu mà Tiểu Văn không đẻ ra Đại Chíc thì chúng ta không hề có quan hệ gì với cô ấy, đúng không? Đôi khi con cũng tự hỏi và không thể giải đáp được cho câu hỏi là, tại sao Tiểu Văn lại không từ bỏ gia đình này? Tại sao cô ấy lại khong bỏ đi theo những kẻ lắm tiền?



Một đếm khuya, cửa phòng đột nhiên bị ai đó đập rất mạnh, tát cả những người trong phòng đều tỉnh giấc. Uông Trường Xích bật đèn, mở cửa, nhận ra người đập cửa là lão Từ, sống dưới lầu, chuyên buôn bán đồ tạp hóa và kinh doanh điện thoại. Lão Từ nói:

- Vợ cậu hình như có chuyện gì đó, nếu không thì không gọi điện thoại vào lúc này.



Uông Trường Xích vội vàng mặc quần áo chạy theo lão Từ, chộp vội ống nghe thì nghe thấy ngay tiếng khóc của Tiểu Văn. Tiểu Văn nói cô ấy đã bị bắt, lúc này đang đứng tại phòng lễ tân, ngay dưới chân của khu mát xa chân, Uông Trường Xích phải cầm ngay năm nghìn đồng đến để chuộc người về. Tiền cô ấy gói trong một chiếc áo nhét trong rương. Uông Trường Xích như bị điểm phải hiểm huyệt, đứng chết lặng như trời trồng, cho dù Tiểu Văn đã cúp máy nhưng cậu vẫn giữ nguyên tư thế nghe điện thoại rất lâu, chỉ có chiếc áo khoác hờ trên người là động đậy một lát rồi rơi xuống đất. Lão Từ nhặt chiếc áo lên, hỏi tại sao cậu lại chết đứng như thế, lúc ấy Uông Trường Xích mới cầm lấy áo và đi thẳng lên lầu.

Uông Trường Xích mở rương và tìm thấy chiếc áo ấy, phát hiện trong đó chỉ có hai nghìn tám trăm đồng, bèn hỏi Uông Hòe có tiền hay không? Uông Hòe nói:

- Nếu là để cứu mạng thì trong túi bố còn một ít, nhưng nếu không phải để cứu mạng thì một xu mày cũng không thể lấy được của bố.



Uông Trường Xích nín lặng, đếm đi đếm lại xấp tiền trong tay, làm như đếm càng nhiều thì tiền từ một tờ sẽ hóa thành hai tờ vậy. Uông Hòe hỏi:

- Cuối cùng thì đã xảy ra chuyện gì? Tại sao phải cần nhiều tiên đến như vậy?



Uông Trường Xích không nói gì, vẫn cắm cúi đếm tiền để khỏi phải bộc lộ chân tướng của sự việc. Uông Hòe lại nói:

- Có phải là bị đội chống tệ nạn xã hội bắt khi đang trần truồng phải không?



Những ngón tay đang đếm tiền của Uông Trường Xích đột nhiên run bắn lên, mấy tờ giấy bạc rơi xuống nền nhà, Uông Hòe nói:

- Chuyện này có thể thương lượng giá cả, mày đừng đem theo nhiều tiền đến như vậy.



- Làm sao bố biết là có thể thương lượng?



- Trương Ngũ đã từng bị bắt một lần ở huyện, người ta đòi phạt hắn năm nghìn. Hắn lôi hết tất cả các túi lòi ra ngoài, nói chỉ có một nghìn vừa bán con trâu. Chỉ có năm phút mà tôi đưa cho các ông một nghìn đồng, thế chưa đủ sao? Đội chống tệ nạn xã hội không đồng ý, đòi hắn tạm giam. Hắn vừa khóc vừa lu loa lên rằng, hứn trên còn có mẹ già, dưới còn con dại, mẹ lại mù lòa, con thì tàn tật, vợ lại mắc bệnh ung thư... nói chung là hắn lôi cả tổ tiên tam đại nhà hắn nói xấu một hồi. Nhân viên của đội hỏi, gia đình ông thê thảm như vậy sao lại còn đi tìm gái điếm? Hắn nói, vợ hắn bị ung thư tử cung, không làm chuyện ấy đến mấy năm rồi nên muốn tìm lại hồi ức ngày xưa thôi, các người đều còn trẻ nên không biết, người ta càng già càng muốn nhớ lại những gì đã trải qua trong thời thanh niên. Nhân viên đội phòng chống tệ nạn xã hội cảm động, không lấy con trâu của hắn ta nữa, tha bổng. Người chẳng thiếu tiền, gia cảnh cũng chẳng thê thảm thư Trương Ngũ mà có thể khơi gợi được sự đồng tình thương xót của người khác, có lẽ nào gia đình chúng ta, vừa thê thảm vừa nghèo đói đến tột cùng thế này lại không nhận được sự thông cảm và đồng tình sao? Hay là con đưa bố đi theo để cho bọn họ trông thấy đôi chân của bố, bố lại còn có thể khóc giúp con mấy tiếng, bố không tin là bọn họ không giảm giá cho con...



Uông Trường Xích chỉ chửi đổng một câu: 

- Thật là mất mặt!



Uông Hòe không biết Uông Trường Xích đang chửi ai, chửi ông hay là chửi Tiểu Văn? Chửi xong, cậu cầm hai nghìn tám trăm đồng rời khỏi nhà.

Khi Uông Trường Xích đến bên ngoài phòng lễ tân của khách san, cậu đã thoáng thấy mấy cô gái và mấy gã đàn ông đàn ngồi thành một hàng và đang bị mấy nhân viên của Đội phòng chống tội phạm giám sát. Đàn ông chỉ mặc một chiếc quần lót, đàn bà thì quần áo xộc xệch, tất cả đều đưa mắt nhìn về phía cửa, giống như những đứa trẻ mẫu giáo ngồi chờ bố mẹ đón về. Uông Trường Xích bước qua khỏi cánh cửa và đưa tay lên, Tiểu Văn trông thấy, nói:

- Người nhà của tôi đến rồi.



Một nhân viên đội phòng chống tệ nạn gọi to:

- Gọi anh ta đến đây.



Tiểu Văn hướng về phía cửa vẫy ta, Uông Trường Xích đứng yên, chỉ đưa tay lên vẫy lại, Tiểu Văn nói:

- Anh Hai à, người nhà của tôi rất khó xử, anh cho tôi đi ra để lấy tiền nhé.



Gã nhân viên lại đưa tay vẫy như muốn yêu cầu Uông Trường Xích phải vào gặp anh ta. Uông Trường Xích không thể không bước vào, mỗi bước đi của cậu chẳng khác nào chân trần đi trên thảm đinh, trong lòng mong sao điện bị cúp ngay từ lúc này.

- Anh có quan hệ gì với Hạ Tiểu Văn?



- Chồng!



- Tên gì?



- Uông Trường Xích!



- Căn cứ vào Điều 30 của “Điều lệ xử phạt trong quản lý trật tự trị an” thì A là phạt tiền, B là tạm giam, cuối cùng thì chọn A hay B?



- Ông đang hỏi tôi sao? Uông Trường Xích hỏi.



- Hỏi vợ anh. – Gã chỉ Tiểu Văn – Có phải là anh cho phép cô ấy đi làm việc này không?



- Ông có cho phép vợ ông làm việc này không?



- Vợ tôi mà làm việc này thì ngay lập tức tôi sẽ nã vào đầu cô ấy một viên đạn!



Uông Trường Xích đột nhiên cảm thấy sợ hãi, như thể cậu sắp sửa nhận viên đạn của gã vào đầu. Tiểu Văn không ngừng nháy mắt, lắc đầu như muốn ám hiệu gì đó, có điều Uông Trường Xích không hiểu ý tứ của vợ, cũng không muốn nói gì với Tiểu Văn, lôi xấp tiền ra đặt vào tay của gã nhân viên đội phòng chống tệ nạn xã hội. Gã đếm đi đếm lại mấy lần, nói:

- Chỉ có hai nghìn tám, thiếu hai nghìn hai!



Uông Trường Xích lộn trái túi quần túi áo ra trước mặt gã. Bốn chiếc túi chẳng khác nào bốn bầu vú bèo nhèo của những bà già thòng xuống đất, trống trơn, nói:

- Có đào nền nhà tôi sâu ba thước đất cũng chỉ có ngần ấy tiền thôi. Hay là ông giam cô ấy lại vậy, giam cô ấy mười lăm ngày, tôi có thể tiết kiệm được hai nghìn tám, bình quân mỗi ngày một trăm tám mươi đồng. Tôi làm thợ xaay mỗi ngày không thể kiếm được số tiền ấy.



Gã nhân viên nhìn Uông Trường Xích một lượt từ đầu đến chân, nhận ra quần áo, giày của cậu lem lấm những hồ vữa xi măng, biết là không thể ép thêm được nữa, bèn nói:

- Hai người về đi, nhớ là không được làm công việc này nữa, có nghèo cũng nghèo cho sạch, rách cũng rách cho thơm!



Uông Trường Xích quay người đi ra, mấy bước là đã ra đến cửa lớn. Tiểu Văn đứng dậy, nắn nắn đôi chân đã tê dại, khập khiễng chạy theo.

Họ lặng lẽ đi trên đường phố về khuya, một trước một sau, khoảng cách lúc nào cũng là năm mét. Tiểu Văn đi nhanh thì Uông Trường Xích cũng đi nhanh, Tiểu Văn đi chậm thì Uông Trường Xích cũng đi chậm, đảm bảo khỏng cách năm mét không tăng không giảm. Tiểu Văn nói:

- Tôi có điều muốn nói, anh có thể đi chậm lại không?



Tốc độ đi của Uông Trường Xích vẫn không chậm lại chút nào. Tiểu Văn gào lên giữa đường phố:

- Anh đúng là đồ ngu! Tại sao anh lại nộp tiền nhiều đến như vậy?



Tuy người đi lại trên phố thưa thớt, nhưng tiếng gào của Tiểu Văn vẫn làm kinh động những người đang ngủ trong những ngôi nhà chung quanh, có một vài cánh cửa sổ đã mở ra. Uông Trường Xích không thể không giảm tốc độ, Tiểu Văn đuổi kịp, nói;

- Anh không thấy tôi nháy mắt, lắc đầu sao?



- Có trời mới biết ý tứ của em như thế nào.



- Ý của tôi là anh không cần phỉa nộp nhiều tiền đến vậy.



- Trong điện thoại em nói năm nghìn, anh chỉ nộp hai nghìn tám, chỉ hơn một nửa thôi. Thôi, bằng lòng với thực tế đi.



- Năm nghìn là con số bọn chúng bắt tôi phải nói. Trước khi anh đến có một bà mẹ đến nhận con nói không có tiền, chỉ nộp tám trăm.



- Dù sao thì số tiền ấy cũng chẳng sạch sẽ gì, nộp tất tần tật có lẽ sống thoải mái hơn.



- Thế tiền bố mẹ anh kiếm được có sạch sẽ không?



- Sạch sẽ hơn so với số tiền này.



- Tôi cũng muốn có tâm hồn, thân thể mình được sạch sẽ, nhưng anh có nuôi nổi cả nhà không? Nếu anh nuôi được cả nhà, tôi sẽ mua cồn chín mươi độ về sát trùng khử độc, từ nay sẽ làm một người đàn bà sống trong hạnh phúc, giống như người đàn bà trong câu thơ “bổ củi chăn ngựa chu du thế giới, ngẩng mặt lên đón xuân ấm hoa nồng.”



Uông Trường Xích thoáng lạnh người vì không ngờ Tiểu Văn còn thuộc cả thơ ca. Trong ký ức của mình, Uông Trường Xích không nhớ là đã từng dạy cho Tiểu Văn đọc thơ, thế thì những câu thơ này từ đâu đến với miệng của cô ấy? Đúng rồi, chỉ có thể là từ khách mua hoa, nhất định là đã có khách làng chơi mê thơ nào đó vừa mua hoa vừa dạy cho hoa đọc thơ, vừa mua hoa vừa dạy cho hoa thoát nạn mù thơ ca. Đ.mẹ nó chứ, sao mà hoang đường! Càng nghĩ, Uông Trường Xích càng cảm thấy tủi nhục xem lẫn tức tối, đôi chân bỗng dưng vận động nhanh hơn, khoảng cách giữa hai người càng lúc càng xa. 

44 Uông Hòe và Lưu Song Cúc không thèm bắt chuyện với Tiểu Văn, nhưng giao lưu bắt buộc trong cuộc sống giữa ba người đều giống như những động tác của môn kịch câm. Từ việc đổ bô cho Uông Hòe, giặt giũ, nấu cơm, mua rau, dọn dẹp nhà cửa... đến việc tắm, thoa phấn rôm... cho Đại Chí đều được thực hiện một cách câm lặng qua ánh nhìn hoặc những cái phất tay của đối phương. Không ai tự nguyện phá vỡ cái không khí im lặng, nặng nề ấy. Tiểu Văn cảm thấy nếu mình mở miệng trước mà thì có khác nào cô đã làm sai. Uông Hòe và Lưu Song Cúc nghĩ nếu mình mở miệng trước có khác nào mình đã tha thứ cho Tiểu Văn. Một người không tự giác nhận sai, hai người không tự giác tha thứ, ba người đang trải qua những ngày tháng không có ngôn ngữ. Chỉ đến khi Uông Trường Xích trở về, trong phòng mới có một vài tiếng nói, có điều nhìn bề ngoài thì dường như họ đang nói chuyện với Uông Trường Xích nhưng thực chất bên trong thì bóng gió nói với đối phương, Uông Trường Xích chỉ là một kẻ trung gian làm công việc môi giới mà thôi. Cả ba thậm chí không đợi Uông Trường Xích trả lời nên dù cả ba đều thao thao bất tuyệt nhưng Uông Trường Xích chỉ ngậm ngùi câm như thóc.

- Trường Xích, là một thằng đàn ông chân chính thì nuốt không trôi nỗi nhục này.



- Đàn bà cũng nuốt không trôi, huống hồ là đàn ông.



- Uông Trường Xích, nuốt không xuống thì đừng có cố nuốt làm gì, coi chừng nghẹn mà chết đấy.



- Trường Xích, chuyện này mà lan truyền về đến quê thì đừng nói là mày không dám ngước đầu lên mà ngay cả bố và mẹ mày cũng phải giấu mặt xuống đũng quần thôi.



- Những người mẹ khác có thể tha thứ,, duy chỉ có bà mẹ này là đầu óc không đủ độ lượng để tha thứ đâu. Con trai à, con suy nghĩ cho kỹ đi.



- Người ta nói cái gì tôi không quan tâm, Hạ Tiểu Văn này chỉ còn trông chờ vào thái độ của anh mà thôi.



- Con biết không, Trường Xích? Chuyện này mà xảy ra trong xã hội ác độc cũ thì e rằng kẻ gây ra chuyện đã bị ném đá cho chết, chí ít cũng bị cạo đầu bôi vôi!



- Ly hôn thôi, con trai.



- Ly hôn thì ly hôn, ai sợ ai nào? Là một thằng đàn ông, Uông Trường Xích anh phải đề xuất ly hôn, tôi sẽ theo anh đi làm thủ tục ngay lập tức.



- Trường Xích, không cần phải làm thủ tục. Ngày ấy chúng ta ở quê cũng chỉ mời khách mấy mâm, mày với nó không hè có đăng ký kết hôn.



- Mày phải có dũng khí lên một chút chứ con trai, lúc nào đầu cũng cúi gằm như thế thì có đứa con gái nào nhìn lọt mặt được? 



- Uông Trường Xích, anh câm rồi sao? Anh đứng thẳng người lên để nói giúp cho tôi mấy lời hợp đạo lý nào! Là vì tôi sao? Nếu tôi lấy một người có tiền, hoặc là có một cách khác để kiếm tiền, Hạ Tiểu Văn tôi đành lòng vất cái mặt của mình đi không? Cũng giống như bố anh đi ăn xin, tất cả đầu vì cái nghèo cái đói nó bức bách thôi..



- Trường Xích, bố không bức bách nó...



- Con trai à, con nói xem, ai buộc nó phải làm chuyện ấy nào?



- Đều là do thằng chó Lâm Gia Bách bức bách thôi... – Uông Trường Xích rống to lên, đứng dậy, chụp lấy con dao. – Lão đây sẽ đi xé thịt nó.



Cả ba người đều kinh sợ. Uông Trường Xích vừa vung dao chém loạn xạ trong không khí, vừa đi ra phía cửa. Do căn phòng quá bé, lưỡi dao trên tay cậu chém sượt qua mũi Tiểu Văn, sượt qua vai Lưu Song Cúc và cắm phập vào bánh xe lăn của Uông Hòe. Nhìn thấy Uông Trường Xích đã sắp ra khỏi cửa, Uông Hòe quát lên:

- Đứng lại! Chuyện này liên quangì đến Lâm Gia Bách?



- Không liên quan đến Lâm Gia Bách thì sẽ liên quan đến ai?



Vừa nói, Uông Trường Xích vừa đi xuống cầu thang. Lưu Song Cúc đuổi theo, can nài:

- Con trai à, con điên rồi sao? Con đã làm cho nhà ta thất điện bát đảo rồi mà vẫn thấy chưa đủ sao?



Uông Trường Xích quay người lại và chém một nhát dao vè hướng Lưu Song Cúc khiến bà hoảng sợ, liên tục lui mấy bước. vừa chửi rủa, vừa văng tục, tay cầm dao của Uông Trường Xích liên tục chém vào không khí bao quanh mình. Chửi rồi chém, chém rồi văng tục..., cứ như thế Uông Trường Xích đi đến cầu Tây Giang mới dừng lại, con dao trên tay liên tục chém vào lan can đúc bằng xi măng của cây cầu. Bởi dùng sức quá mạnh, cánh tay Uông Trường Xích tê rần, con dao đã cong vẹo, lan can cầu cũng bị sứt mẻ nham nhở. Uông Trường Xích vừa chém vừa khóc, vừa chửi mình.

- Uông Trường Xích! Mày là một thằng đáng phỉ nhổ. Vợ mày ngủ với người khác, mày lại đi chém lan can. Người ta làm cho mày trở thành thân tàn ma dại, mày chỉ có thể chửi họ mấy tiếng đ.mẹ mày. Mày không đủ bản lĩnh để lăn lộn với thế giới này thì việc quái gì ngày xưa mày còn rời khỏi cái ổ do bố mày ấp ủ để chạy lên thành phố? Mày dùng tiền đi ăn xin của bố mẹ để mà trả viện phí cho vợ mày, mày dựa vào tiền bán thân của vợ đê tích trữ tiền cho con trai mày, mày sống như vậy xem ra có phải là con người không? Sống như vậy không bằng đâm đầu xuống sông...



Khóc chửi đến đây, đột nhiên Uông Trường Xích tỉnh táo hẳn. Cậu vươn người ra khỏi lan can nhìn xuống mặt nước sông, ném con dao xuống nước. rất lâu sau đó Uông Trường Xích mới nghe thấy tiếng nước xao động. Đó là tiếng con dao chạm vào mặt nước, đột nhirn Uông Trường Xích cảm thấy lạnh, run lẩy bẩy.

Trước đây, sau khi hết giờ làm việc là Uông Trường Xích chạy vội về chỗ trọ. Cậu nhớ Đại Chí, nhớ Tiểu Văn và lo lắng cho bố mẹ, nhưng lúc này, hết giờ làm việc cậu không muốn về nhà, không muôn tách khỏi nhóm đồng nghiệp thân thiết. Cho đến khi trời tối, đèn đường đã bật lên, Uông Trường Xích mới chậm chạp ra về. Về đến phòng trọ là mặt Uông Trường Xích lạnh như tiền, không nói nang gì cả, ngay cả tiếng khóc của Đại Chí hình như cũng không lọt vào tai cậu. Lưu Song Cúc thấy bực bội và lo lắng, hỏi hói dộ của Uông Trường Xích đối với mọi chuyện vừa xảy ra như thế nào, cậu đáo gọn lỏn là không có thái độ gì cả. Uông Hòe chen vào:

- Chuyện quan trọng như vậy tại sao mày lại không có thái độ gì là cớ làm sao? Ngay cả những kẻ nhu nhược nhất, hèn nhát nhất cũng cần phải kêu gào hoặc lên tiếng kêu cứu để cho người ta để ý, huống hồ lầ mày. Nếu mày không biết nói những lời khiếm nhã thì mày hãy theo mẹ mày mà học đi.



- Mọi người im bớt đi cho tôi nhờ! Chuyện này đến đây là chấm dứt, Tiểu Văn cũng không ngoại lệ. Các người cũng đừng tiếp tục móc họng nhau nữa. Có trách thì trách tôi đây, trách tôi không đỗ đại học, trách tôi không có bản lĩnh, trách tôi nghèo khổ, thế nào cũng được.



Tiểu Văn bị những lời nói của Uông Trường Xích làm cho cảm động, ánh mắt sáng bừng, liền xào thêm một món rau nữa. Chỉ tay vào đĩa rau xào, Tiểu Văn nói:

- Đĩa rau này là làm riêng cho Trường Xích, không ai được ăn cả. Anh ấy suốt ngày bán sức lao động ngoài công trường, xét về lý thì phải được ăn nhiều một tí.



Cuối cùng thì chẳng ai động đũa vào đĩa rau ấy cả, Uông Hòe và Lưu Song Cúc không ăn vì hoàn toàn đồng ý với câu nói của Tiểu Văn, Uông Trường Xích không ăn vì cảm thấy Tiểu Văn đã phân biệt đối xử với bố mẹ mình.

Uông Hòe, Lưu Song Cúc và Tiểu Văn đều không đi ra ngoài để làm thêm nữa, ngày nào cũng ngồi im lặng trong phòng như thế sám hối lại những gì mình đã làm sai trong thời gian qua. Lưu Song Cúc không chị đựng được cảnh ăn không ngồi rồi, muốn đẩy xe cho Uông Hòe ra ngoài để hít thở không khí, có điều mình bà không thể đưa Uông Hòe và cả chiếc xe xuống cầu thang, Tiểu Văn biết rõ tâm trạng của Lưu Song Cúc và Uông Hòe nhưng vẫn làm như không thấy không hiểu gì cả, cả ngày cứ dóng tai lên cốt để nghe một lời đề nghị giúp đỡ của Lưu Song Cúc. Không nhờ Tiểu Văn, Lưu Song Cúc bèn nghĩ ra một cách: Trước tiên là cõng Uông Hòe đi xuống cầu thang, sau đó quay lại lên lầu để vác chiếc xe lăn, khi quay về cũng tuần tự như thế, trước tiên là cõng Uông Hòe sau đó là vác chiếc xe lăn. Mặc dù Tiểu Văn có mặt ngay trong phòng nhưng không hề ra tay giúp đỡ, người vận chuyển và người được vận chuyển đều rất oán hận, đều nghĩ là Tiểu Văn đã thay lòng đổi dạ, khong còn thiện lương như xưa nữa.

Trời sập tối, Uông Trường Xích rời khỏi công trường, trông thấy hai bóng dáng rất quen thuộc đang bị bao vây bởi bụi đường. Cả hai đang quay đầu về phía cổng công trường và hình như nhìn đã lâu nên đã bị tê dại, ngya cả khi Uông Trường Xích xuất hiện ngay trước mặt mà cả hai vẫn không hề có một phản ứng nào, rất giống một bức tượng đá, trong đó có một người là “người tương tư” trong bức họa của một họa sĩ danh tiếng nào đó. “Người tương tư” chính là Uông Hòe đang dùng khăn tay ấp lên trán, mặt mũi chân tay đầy vết máu. Uông Trường Xích thất thanh hỏi:

- Ai gây ra chuyện này?



- Đi ăn xin mà ra cả. – Lưu Song Cúc nói. – Không ngờ là đi ăn xin ở thành phố vẫn phải chia địa bàn. Nếu không có cảnh sát đến kịp thời thì bố mày e là chết rồi.



- Ai bảo hai người đi ăn xin?



- Tao nói là không đi ăn xin nữa, nhưng mẹ mày nói ngồi không mà ăn cũng chán. Bố không thể phản đối bà ấy, bởi một khi bố phản đối là bà ấy không giúp bố đi vệ sinh, không cõng bố lên xuống lầu nữa. Không lên xuống lầu cũng không sao, nhưng không cho bố đi vệ sinh thì khốn khổ lắm. Bố chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đái ỉa ra quần cả.



- Không ai ai sạch sẽ cả. – Uông Trường Xích liếc nhìn Lưu Song Cúc. – Chảy máu nhiều như vậy, sao không đến bệnh viện?



- Việc quái gì mà phải mất nhiều tiền oan uổng như vậy? Qua vài ngày là da non lên lại thôi mà. – Uông Hòe nói.



Uông Trường Xích định vạch tay Uông Hòe ra để xem xét vết thương nhưng ông giữ chặt cứng, nói:

- Không sao đâu, chỉ là vết xước da thôi mà.



- Bụi bặm mù mịt như vậy, bố mẹ còn đến công trường làm gì?



- Bố mẹ muốn nói chuyện riêng với mày. – Uông Hòe nói.



- Về nhà hẵng nói.



- Nói ở nhà thì chẳng mấy chốc mà rùm beng lên thôi.



Uông Trường Xích hít mấy hơi thật sâu rồi quay đầu đi nơi khác, nói:

- Nói đi! Chuyện gì?



Uông Hòe không nói ngay mà hình như đnag trầm ngâm suy tính phải bắt đầu câu chuyện như thế nào. Rất lâu sau đó, ông đột nhiên chỉ tay về phía công trường, nói:

- Có phải mày định bám cả đời vào những chỗ đầy bụi bặm thế này không?



- Còn chỗ nào khác có thể bám nữa?



- Bố đã suy nghĩ mấy ngày nay rồi, cảm thấy mày cứ bám vào những công việc thế này thì dù có kiếm được nhiều nhất cũng chẳng qua là giật gấu vá vai để qua ngày đoạn tháng thôi, không thể thay đổi được vận mệnh của mày.



- Thế thì đi nhặt từng chút của bố thí của người ta có thể thay đổi được vận mệnh sao?



- Phải thay đổi, nếu không Đại Chí cũng sẽ tuyệt đường!



- Bố kêu gào từ nông thôn len thành phố, từ đời bố đến đời con, ngoài việc tự hủy hoại cuộc đời mình ra thì kết quả vẫn chưa thấy thay đổi chút nào.



- Do mày nỗ lực chưa đủ.



Uông Trường Xích đưa hai tay về phía trước.

- Bố xem đi, mười ngón tay con đều thành dị dạng, bố còn nói con cố gắng chưa đủ sao?



Cả Uông Hòe và Lưu Song Cúc đều đưa mắt nhìn mười ngón tay của Uông Trường Xích. Các ngón tay đều cong vẹo, đen đúa, các khớp đều sưng vều lên, rất nhiều vết cắt ngang dọc trông như ạm em ruột bất hòa với nhau, không thể nào có thể sắp xếp lại một cách hài hòa được. Nước mắt Lưu Song Cúc đã ứa ra nhưng Uông Hòe thì hình như không có một thái độ nào, nói:

- Mày vẫn chưa phải khoét tường để lấy ánh sáng, vẫn chưa biết thế nào là đọc sách dưới trăng, vẫn chưa buộc tóc lên nhà để chống cơn buồn ngủ, vẫn chưa..



- Nhưng con đã từng học bài đến độ hai mắt mờ đi, đã từng xiu ngay trên lớp học.



- Chỉ cần chưa chết thì vẫn bị coi là chưa cố gắng. Mày óc thể ôn thi đại học một lần nữa không? Chỉ có đỗ đại học, làm cán bộ, mày mới có thể thay đổi vận mệnh, nếu không thì suốt đời vẫn chỉ là một kẻ làm thuê.



- Ngoài việc cầm gạch và bay ra, bây giờ con cầm bút cũng không thể giữ chặt được.



- Không phải là rất nhiều thanh niên, công nhân đã thi đỗ đại học đó sao? Mày không mất tay mất chân, tai mũi miệng đều đầy đủ, não lại không bị dị tật, tại sao mày lại không làm được chuyện ấy?



- Bời vì nòi giống cảu con vãn còn thiếu một điều căn bản là... không ai đỗ đại học cả.



- Thế thì suốt cuộc mày chỉ biết gặm nhấm bụi bặm mà thôi.



- Đã mạng lấy cái nghiệp gặm nhấm bụi bặm rồi, việc quái gì phải nghĩ đến chuyện làm cán bộ.



- Sai! Mày đã bao nhiêu tuổi rồi? Mày vẫn còn nhiều thời gian.



- Ngay cả bố cũng không làm được việc gì cả thì dựa vào đâu mà bố bảo con làm được?



Uông Hòe biết là có nói gì đi chăng nữa thì Uông Trường Xích cũng dựa vào cái lý đá không thể hóa ngọc để phản ứng lại nên đành nín thinh, nhưng trong lòng vẫn ấm ức và thương xót cho đứa con nghèo khổ của mình, đồng thời cũng bực bộ vì nó không có bản lĩnh để làm chủ cuộc đời. Đứa con trai ông lúc này đã như vưa thừa không được trét lên tường, mèo hoang không thể nhày khỏi vòng lửa... Nghĩ đến đó, nỗi uất nghẹn từ dưới bụng dồn lên đầu, vết thương đã ngừng chảy máu đột nhiên như vỡ toác ra, máu thấm ướt cả chiếc khăn tay đang ấp lên đó. Đúng như người ta nói, khi nỗi đau khổ dâng lên tột đỉnh thì người ta có thể thổ huyết, không sai!

45 Mua rau quay về, Tiểu Văn phát hiện trong phòng trọ vắng tanh. Khi cô rời khỏi phòng thì Uông Hòe, Lưu Song Cúc và Đại Chí vẫn đang đùa với nhau trên giường, khi quay lại thì cả ba đều biến đi đâu mất. Ngực Tiểu Văn nhói đau và mồ hôi túa ra trên trán. Một cách vô thức, Tiểu Văn liếc nhìn góc phòng, chiếc túi mà Lưu Song Cúc mang từ quê lên vốn được đặt ở đó bây giờ không còn nữa. Trên bàn có một tờ giấy, trên tờ giấy là chìa khóa phòng. Trông thấy những thứ ấy, Tiểu Văn biết là không phải một tin tốt lành, mở tờ giấy ra đọc nhưng không hiểu gì cả, bèn cầm nó đến công trường tìm Uông Trường Xích.

Uông Trường Xích đọc nhanh tờ giấy nói:

- Bố mẹ đã đưa Đại Chí về quê rồi.



- Con tôi, họ dựa vào đâu mà dám đưa nó đi?



- Bởi họ cho rằng anh không có ý chí tiến thủ, em thì cam tâm chấp nhận cuộc sống trụy lạc, một gua đình như thế cho dù một đứa trẻ trong trắng như thế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ bị nhiễm đen mà thôi. Nếu chúng ta muốn Đại Chí mặc dù sinh ra trong tối tăm nhưng tương lại không bị nhiễm độc, hy svongj nó sẽ trở thành một đứa trẻ tốt thì biện pháp duy nhất là để đứa bé cho họ nuôi dưỡng...



- Thối như cứt! Học có khả năng nuôi dưỡng được nhân tài thì anh đâu đến nỗi phải quăng thân vào chốn này?



Uông Trường Xích chỉ vào tờ giấy:

- Bố nói chí ít thì ông ấy có kinh nghiệm về sự thất bại.



- Thát bại cũng có thể biến thành một lý do sao? Anh không sợ rằng ông ấy tiếp tục thất bại một lần nữa hay sao?



- Có lẽ... có lẽ bố sẽ làm nên một kỳ tích nào đó...



- Ngay cả cuộc sống riêng của mình mà ông ấy không thể tự lo liệu mà anh còn hy vọng ông ấy làm nên kỳ tích hay sao? Theo tôi thì mọi người đều điên cả rổi.



- Thế thì em nói đi, phải làm thế nào?



- Về quê đưa Đại Chí lên đây!



Cả hai chạy xuống khỏi lầu, chạy ra khỏi công trường, vẫy một chiếc taxi chạy thẳng đến bến xe khách phía đông thành phố. Qua thăm dò thì biết chuyến xe khách chạy về huyện Thiên LẠc đã xuất phát cách đó mười phút. Người bán vé xác nhận là có một người đàn ông trung niên ngồi trên xe lăn và một người đàn bà bế một đứa nhỏ đã lên chuyến xe ấy. Tiểu Văn ngồi run rảy trên ghế băng, làm như con cô ấy đã bị mẹ mìn bắt mất không bằng nước mắt chảy tràn trên má. Uông Trường Xích quát lớn:

- Khóc cái gì mà khóc? Nếu mẹ không yên tâm thì ngay từ lúc này, chúng ta mua hai vé xe về quê đưa Đại Chí về thành phố.



- Anh mua vé đi.



Uông Trường Xích đi về quầy bán vé, nhưng chỉ đi được mấy bước đã quay lại, hỏi:

- Em khẳng định lại đi, cần mua vé không?



Tiểu Văn gạt nước mắt:

- Anh nói đi!



Uông Trường Xích ngồi xuống, lẩm bẩm:

- Để anh suy nghĩ tí... – Một lát sai, Uông Trường Xích bắt đầu nói chầm chậm. – Điều suy nghĩ đàu tiên của anh là Đại Chí còn quá bé, da thịt của nó còn quá non, liệu nó có thể thích hợp với điều kiện sống ở nông thôn không. ở quê mình không có sữa, không có bệnh viện, điện hay bị cắt, chuồng lợn chuồng trâu nối tiếp với phòng ngủ, kiến ruồi muỗi bò và bay thành đàn. Sàn nhà toàn cứt gà, cứt chó, cứt trâu trộn lẫn với đất và cát. Đói, Đại Chí chỉ có thể húp nước cháo loãng, khát,, Đại Chí chỉ có thể uống nước lạnh. Bố mẹ chỉ nấu nước khi pha trà, còn lại đều uống nước lạnh. Đêm, liệu nó có chịu đựng được sự tấn công của muỗi không? Bò dưới đất, nếu số nó may mắn thì toàn thân toàn đất cát, nếu không may thì toàn thân sẽ là cứt gà cứt trâu. Hoàn cảnh sống như vậy liệu có thể nuôi dưỡng được nhân tài không? Trong bán kính hàng cây số không có ai biết tiếng phổ thông, không hề nghe thấy tiếng đọc sách, trước nhà sau nhà đều là những đống đất cao nghều nghệu, ai dám đảm bảo là Đại Chí sẽ không ngã? Nếu chẳng may ngã xuống, ai đảm bảo là nó sẽ không bọ thương, không bị điên loạn hoặc tệ hơn là bỏ mạng?... – Trầm ngâm một lát, Uông Trường Xích nói tiếp. – Nhưng đã nói di thì cũng phải nói lại. Anh cũng nhờ uống nwuocs cháo mà lớn lên, lúc này một cánh tay nhấc được năm mươi ký, không phải là rất khỏe mạnh sao? Sàn nhà bẩn thật đấy, nhưng anh tin rằng khi Đại Chí biết bò, ông bà nội nó sẽ trải chiếu sạch dưới sàn để cho nó bò. Có uống nước lạnh cũng đừng quá lo lắng, đó là nước lấy từ trên núi, so với nước đun sôi ở thành phố vẫn còn sạch hơn rất nhiều. Ngay cả việc đọc sách thì em cũng nên yên tâm, bố anh đang rỗi đến độ không có việc gì làm, mỗi ngyaf đều có thể đọc cho Đại Chí nghe thơ Đường từ Tống. Trong tờ giấy mà bố gửi lại ông đã sử dụng rất nhiều lười trích dẫn từ bài “Ái liên thuyết” của Chu Đôn Di đời Tống. Vì sao bố anh lại thuộc bài Ái liên thuyết, anh quên mất rồi. Bố viết tờ giấy gửi lại cho chúng ta mà không ngần ngại khoe trí nhớ của mình, anh nghĩ là ông đang cổ vũ đốc thúc anh học tập thôi. Vả lại, trong thời gian này Đại Chí vẫn chưa đủ tuổi để đến nhà trẻ, chúng ta nhờ bố mẹ chăm sóc cũng vẹn cả đôi đường. Thời đại này, những cặp vợ chồng trẻ lên thành phố làm thuê phần lớn đều đẻ con ở lại nông thôn nhờ ông bà chăm sóc, như thế mới có thể yên tâm đi làm mà không sợ con mình không có ai chăm sóc. Lại nữa, tình cảm của ông bà dành cho cháu thường còn vượt qua cả tình cảm bố mẹ. Không phải là em đã từng thấy sao, bố mẹ ôm Đại Chí từ sáng đến tối mà không hề chán, cẩn thận còn hơn cả cầm quả trứng gà sawso nở thành con. Rất nhiều lần bố ngồi trên xe lăn ngủ gà ngủ gật nhưng tay vẫn ôm Đại Chí chặt cứng, không nỡ rời rời cháu nội. Tái ao ông lại ôm Đại Chí mà không hề chán? Bởi vì bố đã thất vọng quá nhiều về anh, cho nên ông đặt tất cả hy vọng vào Đại Chí. Cho nên theo anh thì, Đại Chí được bố mẹ chăm sóc có lẽ vẫn tốt hơn là chúng ta.



- Thế ông ấy dựa vào đâu mà viết trong thư rằng tôi sống trụy lạc? Tiểu Văn gạt nươc mắt nói.



- Bố sai rồi.



- Trong lòng anh cũng nghĩ như vậy, đúng không?



- Thế em nói đi, anh nghĩ như thế nào?



- Anh và ông ấy nghĩ giống như nhau.



- Anh nghĩ em so với họ còn nghĩ phức tạp hơn nhiều.



- Phức tạp cỡ nào?



- Phức tạp đến độ không thể nói hết được. trước, lúc nào anh cũng thích nói nói trước tiên, anh nghĩ là... phần thân dưới cảu anh vất đi rồi, nếu không để cho em đi làm chuyện ấy với một gã đàn ông khác thì sớm hay muộn gì chũng ta cũng sẽ ly hôn. Cho dù em đã quan hệ với một thằng đàn ông khác đi chăng nữa thì cũng không thể nói chắc như đinh đóng cột là chúng ta không ly hôn, chẳng qua là việc ấy nó sẽ đến chậm một chút thôi. Ý định của anh là duy trì được một nagyf thì tính một ngày, chí ít thì cũng có thể chờ cho đến lúc Đại Chí lớn lên chút nữa. Đó là lý do tại sao lúc này anh không muốn mua vé xe, bởi không chóng thì chầy thì em sẽ rời khỏi anh, nhưng anh phải đi làm, không có thời gian để chăm sóc Đại Chí, do vậy, cuối cùng thì Đại Chí cũng để ông bà nội chăm thôi. Nếu ngay từ lúc này không tạo diều kiện để ông bà nội tập làm quen, không để cho Đại Chí thích nghi với cuộc sống bên cạnh họ, mai mốt em ra đi đột ngột, họ sẽ khong thích ứng ngay với công việc. Anh thừa biết mỗi đêm em ra ngoài làm gì nhưng anh đã cố gắng nhẫn nhịn, thậm chí là còn nói dối giúp em, không muốn ai đề cập đến chuyện này. Mỗi khi em về nhà vào lúc nửa đêm, tuy anh nhắm mắt nhưng thật ra là ai rất tin, có khi anh tỉnh cả đêm và nhưng lúc ấy anh lại nhớ những đêm vợ chồng mình còn ở quê, sao mà hạnh phúc!... Có khi, anh rì rầm cầu nguyện cho em, xin Bồ Tát cứu vớt để em không bị nhiễm một loại bệnh tật nào, đừng bao giờ đẻ cho một sự cố nào đó không hay xảy ra với em. Anh là đàn ông, lại là chồng em, lại là người có trọng liêm sỉ, em làm gì thì cứ làm nhưng tại sao lại để họ bắt tại trận như thế chứ?



- - Thế thì từ nnay trở đi em không làm nữa là được chứ gì?



- - Em thích thì cứ làm, nhưng tốt nhất là làm không để kiếm tiền. Em còn rất trẻ, xem có ai hợp ý em thì em cứ việc đi với người ấy, nhưn tốt nhát là trược khi đi em hãy có mấy lười với anh đẻ anh yên lòng, trái tim anh không đập gấp quá.



- -... Tuy em đã làm việc đó nhưng chẳng qua là vì sinh nhai thôi, khi làm việc ấy, em khổ tâm lắm, chỉ có cách xem bọn chúng là anh, em mới thoải mái đôi chút. Nói tóm lại là cho dù bọn chúng là ai, trong tim em chỉ có mình anh thôi.



- Đúng là không ngờ có người vì anh mà đi làm thật.

- Ai bảo anh không được việc gì cả...

Uông Trường Xích thoáng nghĩ đén Lâm Gia Bách, cho rằng tất cả mọị hạnh đều từ một bàn tay thằng này mà ra, hận là mình không đủ sức để băm vằm hắn ra từng mảnh. Nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, Uông Trường Xích bắt đầu khai quật tâm hồn mình, tựu vấn là ngay từ đầu không phải là mình cố ý làm cho mình bị thương hay sao? Lúc ấu Tiểu Văn đang bị Trương Huệ mê hoặc, dụ dỗ phá thai để tranh thủ kiếm tiền mấy năm. Có phải là tôi cố ý làm ra chuyện ấy để ngăn cản Tiểu Văn phá thai? Nghĩ qua nhiều đến tiền nên cuối cùng thì cố ý làm cho mình bị thương, hòng kiếm tiền bồi thường từ ông chủ? Nghĩ đến đây, Uông Trường Xích không thể nghĩ tiếp được nữa, giống như mỗi lần phải khó khăn thì đâm ra do dự bàng hoàng, mỗi lần phải quyết định một việc trọng đại nào đó thì tâm trạng lại bồi hồi. Kết luận là phủ định, vì có ai lại ngu đến độ lấy cả cuộc sống của chính mình ra để đánh đổi mấy chục nghìn đồng, huống hồ chính mình cũng đã từng lĩnh giáo những chiêu trò lừa gạt độc địa giới chủ. Ai dám đảm bảo mỗi khi gặp tai nạn lao động đều có thể nhận được tiền bồi thường? Chính từ những suy nghĩ ấy, Uông Trường Xích vẫn mang một mối hận đối với Lâm Gia Bách và hy bọng trong lòng nuôi nấng một mối hận sẽ mang lại một sức mạnh nào đó.

46 Từ thành phố về đến nhà, Đại Chí khóc liên tục ngay cả trong tướng khi ngủ, thi thoảng nó vẫn co giật, hình như nó đang sợ hãi, đang cảm thấy có gì đó bất an. Tiếng khóc của Đại Chí lúc thì giống âm thanh phát ra từ loa phóng thanh, lúc thì giống tiếng khởi động của máy kéo, lúc thì như tiếng nhạc trong một bài hát dân ca, lúc thì như tiếng xè xè, u u nhẹ nhàng của máy lạnh hoặc máy điều hòa nhiệt độ, lúc thì như tiếng chuông xe đạp leng keng leng keng... HÌnh như Đại Chí đang muốn kéo toàn bộ nhưng âm thanh của thành phố vào trong xe để đưa về với nông thôn, khiến cho vùng nông thôn vốn yên lặng đến độ nhàm chán này không còn yên lặng nữa, làm cho những người người ở đây chỉ cần đặt lưng xuống giường là đã có thể chìm vào giấc mộng bắt đầu biết thế nào là mất ngủ và trằn trọc suy tư. Ngoài việc cho Đại Chí uống nước cháo, uống sữa, Lưu Song Cúc còn không ngừng đốt hương trên bàn thờ tổ tiên, khẩn cầu ông bà tiếp nhận đứa cháu này.

Những người đàn bà đang trong đứng thời kỳ vú căng đầy những sữa trong thôn cho rằng Đại Chí thèm sữa mẹ. Trương Tiên Hoa, Uông Đông, vợ của Bảo Khánh, vợ của Giang Pha và vợ của của Nghĩa Lonng, từng người từng người một hết người này đến người kia vén vội áo, nắm chắc bầu vú vổng cao trắng ngần, nhét núm vú hoặc đỏ hoặc đen thật chuẩn xác vào miệng Đại Chí. Nhưng Đại Chí không mút, nó đẩy núm vú ra khỏi miệng, không ngoiaj trừ ai. Cho dù Đại Chí không nhiệt tình tiếp nhận nhưng tất cả vẫn rất nhiệt tình, dường như họ đang phô trương bản chất thiện lương của mình, thể hiện cái đức tính cao đẹp của người phụ nữ đang đồng tình thương xót cho một đứa trẻ sớm phải rời vú mẹ. Cũng rất có thể là họ đang cố tình khoe cho mọi người thấy đôi bầu vú mỹ miều những sữa của mình và hy vọng cái mồm thành phố kia tiếp nhận nguồn sữa tinh khiết của mình. Sau nhiều lần bị cự tuyệt, họ giận dỗi kéo áo xuống, che giấu cái khuôn ngực không biết là đã bao lâu rồi không được ai sờ mó của mình, nói:

- Mày còn chê còn chọn cái nỗi gì chứ? Quần của bố mày, váy của mẹ mày vẫn còn dính đầy bụi bặm nông thôn, kẽ răng chúng nó vẫn còn dính rau do tay chúng tao trồng mà, chúng tao không tin là quạ lại biến thành phượng hoàng nhanh đến như vậy!



Buổi tối, Đại Chí khóc đã mệt nên vùi đầu vào lòng Lưu Song Cúc. Một cách vô thức, Lưu Song Cúc lật bầu vú lép kẹp của mình ra rồi nhẹ nhàng đặt vào miệng Đại Chí. Không ngờ nó không hề cự tuyệt, dùng sức mút lấy mút để, mút đến độ toàn thân Lưu Song Cúc phát run lên, mút đến độ Lưu Song Cúc quên mất tuổi tác, quên mất thân phận của mình mà chỉ có một cảm giác tự hào được làm mẹ choán lấy toàn bộ tâm hồn. Ngyaf hôm sau, Lưu Song Cúc hầm một cpn gà, rồi giống như ngày xưa Uông Hòe chăm sóc mình khi đang ở cữ Trường Xích, bà từ từ ăn hết cả nwuocs lẫn thịt. Mấy ngày sau, bầu vú tóp teo của Lưu Song Cúc dần dần căng lên và cuối cùng Đại Chí cũng mút ra sữa, không khóc nưa. Nhìn Lưu Song Cúc cho cháu nội bú, Uông Hòe như có cảm giác Uông Trường Xích sinh ra lần thứ hai và thầm cảm ơn ông trời đã một lần nữa trao cho ông một cơ hội.

Uông Hòe nói với Lưu Bách Điều:

- Tao nhất định sẽ bồi dưỡng nó trở thành một nhân tài.



Uông Hòe nói với Trương Ngũ:

- Tao nhất định sẽ nuôi dưỡng nó để trở thành một cán bộ.



Uông Hòe nói với Đại Quân:

- Nó không chỉ làm cán bộ mà còn là lãnh đạo cấp cao.



Uông Hòe nói với chú Hai:

- Nó mà làm lãnh đạo thì nhà họ Uông ta mở mới mở mày mở mặt.



Uông Hòe gặp bất kỳ ai cũng nói:

- Đại Chí mà làm quan thì chắc chắn nó sẽ xuất kinh phí ra làm một con đường thật lớn thật đẹp cho thôn ta...



Ai cũng cố nhịn, không nỡ cười trước cái mơ ước quá xa vời ấy của Uông Hòe, mặc dù trong thâm tâm họ đều nghĩ là ông đã bị tẩu hỏa nhập ma. Nếu ông có năng lực đào tạo ra cán bộ cao cấp, tại sao không bồi dưỡng Uông Trường Xích? Nhưng Uông Hòe đã có kế hoạch riêng. Một đem khuya,ông lay Lưu Song Cúc đang ngủ ngin lành dậy. Bà cằn nhằn:

- Ông trúng gió rồi à?



- Tôi nghe thấy tiếng bước chân, bà ra ngoài coi thử, có phải bọn ăn trộm vặt không?



Lưu Song Cúc giật mình, ngừng thở lắng tai nghe nhưng ngoài việc nghe thấy tiếng côn trùng rỉ rả ra thì không còn âm thanh nào khác. Uông Hòe nghĩ vợ vẫn còn trong cơn mơ, thính giác chưa hoàn toàn khôi phục. Lưu Song Cúc không phục, lắng tai nghe lại lần nữa. Lần này thì ngoài tiếng côn trùng còn có tiếng ngáy của láng giềng. Uông Hòe nói:

- Cũng giống như chuẩn bị lên xe khách đường dài, có mắc đái hay không mắc đái cũng nên đi vệ sinh, lúc ấy mới yên tâm.



- Ngoài cửa chỉ có mấy cây củi, cho dù có bị ai đó lấy trộm thì cũng chẳng có giá trị bao nhiêu.



- Bà không sợ chúng nó sẽ bắt trộm Đại Chí của chúng ta à?



Lưu Song Cúc mở chân ra, nói:

- Đại Chí đang nằm trong lòng tôi.



Uông Hòe ôm lấy Đại Chí, ôm rất chặt, ánh mắt nhìn ra phía cửa sổ. Lưu Song Cúc nói:

- Ông không bị làm sao chứ?



- Tôi vẫn tin là bên ngoài cửa sổ có ai đó.



Lưu Song Cúc chỉ còn biết mặc áo gì, rời khỏi giường cầm đèn pin đi một vòng quanh nhà, kiểm tra lại các chốt cửa sổ cửa lớn rồi quay vào ngồi lên giường.

- Bà chắc chắn là bên ngoài không có ai?



- Ông có im đi cho tôi nhờ không? Ngyaf mai tôi còn phải ra ruộng.



- Không có ai nghe lén thì bây giờ tôi nói cho bà nghe kế hoạch của tôi.



Hình như Lưu Song Cúc chẳng cso hứng thú gì để nghe kế hoạch của Uông Hòe, nên liền nằm xuống, nhắm mắt. Uông Hòe lại lay vợ dậy, nói:

- Bọn họ đều nghi ngờ khả năng của tôi, cho rằng tôi không thể nuôi Đại Chí thành tài, đúng là học đã dùng đôi mắt chuột để nhìn người rồi đó...



Lưu Song Cúc ngáp dài, muốn ngủ. Uông Hòe nói:

- Chuyện trọng đại thế này thế này mà bà không thể cố gắng nghe tôi nói một chút sao?



Tay Lưu Song Cúc sờ soạng trên đầu giường tìm chai dầu Thanh Lương, mở ra rồi xoa dầu lên thái dương. Cuối cùng thì bà cũng đã tỉnh táo. Uông Hòe nói:

- Tôi định tự mình sẽ dạy cho Đại Chí học tiểu học, tất cả sasch giáo khoa đã được tôi tìm về đủ cả rồi. Đến cấp hai, chúng ta sẽ đưa nó lên huyện học. Người ta thường nói trường cấp huyện không đào tạo được một nhân tài nào, nhưng chúng ta sẽ có cách, tức là lúc nó lên lớp, tôi sẽ xin phép thầy giáo ngồi ở hàng ghế sau cùng, nó học tôi cũng học giống như ngày xưa người ta dạy cho thái tử học vậy. Ban ngày thầy giáo dạy, ban đêm tôi dạy, mỗi tiết học, nó được nghe ginagr bài hai lần, lúc gặp vấn đề khó buộc nó phải học thuộc lòng như nước chảy. Đến lúc ấy e là nó thi vào Đại học Thanh Hoa hay Đại học Bắc Kinh cũng không còn là vấn đề gì nữa...



Lưu Song Cúc dụi mắt, nói:

- Trời ạ, kế hoạch hay thế tại sao ông nghĩ ra được nhỉ?



- Chuyện này cũng giống như tiền bạc để dành trong nhà, bà đừng bao giờ hé miệng nói cho ai biết, nếu không bọn chúng bắt chước làm theo thì những gì tôi lao tâm khổ tứ nghĩ ra sẽ bị người khác cạnh tranh mất.



- Tôi có ngu ngốc đến thế không?



- Mỗi khi tôi cân nhắc đi, tính toán lại kế hoạch này trong đầy thì hình như chung quang đang có một cơn bão đang thổi cấp hai mươi hai, ngay cả người và xe cũng bay lên trời.



- Người đui thì dựa vào tai, người què thì nhờ vào đầu óc, không ngờ nửa thân dưới của ông đã tàn phế thì phần còn lại trở nên thông minh gấp mười lần người thường.



- Tôi đã ngu bao giờ đâu?



Đại Chí lại khóc. Lần này nó khóc không phải vì đói sữa mà toàn thân nổi đầy những vết ban đỏ, đỏ còn hơn cả những quả đào. Ban đầu, Uông Hòe không quan tâm lắm, cho rằng đó là những vết cắn của côn trùng, chỉ cần bôi dầu Thanh Lương là lặn ngay thôi. Không ngờ là ông ta bôi lên nhngx vết đỏ của Đại Chí hết một chai dầu, không những vết ban đỏ không lặn đi mà còn lan rộng hơn, liên kết lại với nhau khiến toàn thân Đại Chí đỏ rực như một cục than đang cháy, trùm trong hcawn, chăn cũng phát nhiệt theo, ôm lấy nó, nó cũng làm cho người ôm phát nóng lên. Thuốc đông y cũng đã uống nhưng chẳng có công hiệu gì. Đại Chí khóc đến độ tắt tiếng, chỉ còn lại những hơi thở thoi thóp. Lưu Song Cúc lo lắng đến độ bước chân của bà lúc nào cũng vấp vào nhau, chạy qua nhà Quang Thắng mời ông ta đến.

Công việc chính của Quang Thắng làm làm thầy phù thủy hay còn gọi là thầy cũng, nhưng trong nhà lão cũng có bán một ít hàng tạp hóa. Làm phù thủy tức là chuyện cúng bái để trừ tà ma, gọi hồn người chết nhập vong vào người khác để nói chuyện với người ở dương gian. Chân của thầy cúng lúc nào cũng đạp lên hai cõi âm và cõi dương, có khi thay mặt cho người dương gian tìm kiếm tổ tiên, có lúc thì đại diện cho tổ tiên ở cõi âm căn dặn người sống ở dương gian. Nói chunglà công việc của Quang Thắng là nối kết người sống với người chết, giữa con cháu với tổ tiên đã khuất, trừ ma đuổi quỷ, vì nhân gian mà cầu khấn được an khang thái bình.

Lưu Song Cúc bày các lễ vật để ccungs lên bàn, gồm một con gà trống còn sống, một bát cơm đầy, một đầu lượn luộc, một chai rượu và vài thứ linh tinh khác. Tất cả đã đượ sắp xếp đúng vị trí, Uông Hòe thắp hương, đốt giấy. Khói bốc nghi ngút làm không gian căn phòng trở nên mù mịt, tức thở, mùi thịt lượn luộc và thịt gà sống quyện lẫn với nhau, mùi hương, mùi khói giấy quấn quít với mùi rwocuj. Quang Thắng ngồi trước bàn lễ vậtđặt câu hỏi và lắc ống xăm cho thẻ trong đó rơi ra sau mỗi câu hỏi. Tất cả những câu hỏi của lão ta đều hướng về chủ đề: Vì sao những vết ban của Đại Chí lại đỏ đến như vậy?

Vì lâu lắm rồi dòng họ Uông không chăm sóc phần mộ của ông bà? Không có người đốt hương thắp đèn đốt giấy cho tổ tiên? Có phải nhà họ Uông đã tiểu ở những chỗ không được tiểu, chẳng hạn như miếu thần, như chỗ người ta thường tahwsp hương? Có lẽ nào ngườ nhà họ Uông đã xúc phạm đến thần linh nào đó? Có phải là đã nói xấu về tổ tông của mình?... Quang Thắng hỏi từ nam ra bắc, từ đông sang tây, từ trắng sang đen nhưng những cái thẻ rơi ra đều mang hai chữ “NO” khiến trán lão ta mướt cả mồ hôi. Uông Hòe gợi ý:

- Thằng Xích nhà tôi lên thành phố làm việc rồi đẻ ra thằng nhỏ này. Liệu trên thành phố nó có làm điều gì khiến thần thánh quở phạt không?



Đầu óc Quang Thắng như được khai thông, lão tiếp tục lên tiếng hỏi: Có phải Uông Trường Xích đã làm điều gì đắc tội với lãnh dạo? Có phải Uông Trường Xích đã lái xe gây tai nạn giao thông nghiền nát ai đó dưới bánh xe? Có phỉa Uông Trường Xích đã dùng những đồng tiền mờ ám? Có phỉa Uông Trường Xích đã làm hàng giả hoặc mua bán hàng giả? Có phải yTrường Xích đã uống phải nước ô nhiễm? Có phải Uông Trường Xích đã hấp thu phỉa khí độc của gái mại dâm?

“Xòa!”, một chiếc thẻ văng ra và trên đó ghi rõ chữ “YES”. Có nghĩa là câu hỏi cuối cùng đã có lười giải đáp là xác nhận đúng. Rất đông người trong thôn đang chen nhau đứng ngoài cửa xem trò lạ đều giật mình khinh ngạc, những tiếng bàn tán vang lên như mưa rào. Uông Hòe vóng tay trước ngực, nói:

- Mọi người rời khỏi nhà tôi mau!



Có điều không ai muốn rời đi cả, như thể học đang xem phim đến đoạn cao trào hấp dẫn nhất, không ai muốn bị cắt điện. Quang Thắng đứng dậy đóng cửa cài then, trong nhà còn lại Uông Hòe, Lưu Song Cúc chú Hai và lão ta. Quang Thắng nói:

- Như vậy nguyên nhân gây bệnh cho Đại Chí đã rõ, nhưng vấn đề không phải là nguyên nhân mà quan trọng là thỉnh ý kiến tổ tiên nhà họ Uông cần phải giải quyết vấn đề như thế nào?



Nói xong, V cầm con gà trống lên đi vòng quanh bàn cúng ba lần, đưa cái phao câu lên miệng cắn rời ra một miếng nhỏ đặt lên bàn lễ, ngồi xuống trước bàn lễ, nhắm mắt, niệm chú rầm rầm rì rì, hai chân không ngừng run bần bật.... Lúc này trông Quang Thắng giống hệt một người đưa thư đang cưỡi ngựa phi nước đại ngày xưa, những giọt mô hôi lăn từ trên trán xuống mặt, xuống cầm, quần áo lão ta cũng đã ướt nhẹp. Cứ như thế khoảng mười lăm phút, Quang Thắng mới quay về với nhân gian, mở to mắt, nói:

- Thân thể con dâu nhà ông bà quá bẩn. Thân thể bẩn nên sữa cô ta cũng bẩn. Sữa cô ta bẩn đã làm cho cơ thể Đại Chí bị bẩn. Vì trong cơ thể Đại Chí có chất bẩn nên vừa bước vào nhà, tổ tiên họ Uông đã nổi giận. Người nổi giận khong ai khác chính là ông cố nội của Đại Chí, tức là bố của ông đấy Uông Hòe à. Bố ông muốn ông giết một con lợn đem ra trước phần mộ của ông ấy mà cúng với rượu gạo, giấy vàng mã. Nên nhớ là phải mang theo Đại Chí đến đó và chọn lười dễ nghe mà nói nhé. Bố ông khi còn sống rất trọng danh dự, cho nên ông cũng đốt một vài phong pháo, tiếng nổ càng to ông ấy càng vui. Chỉ cần ông ấy vui là Đại Chí có thể được tha thứ. Ông ấy tha thứ cho Đại Chí thì bệnh của nó không chữa cũng tự khỏi.



Mọi nghi thức cúng đã xong, Uông Hòe ngoái đầu nhìn ra cửa sổ phát hiện hàng chục cái đầu đen có trắng có đứng lố nhố, chen chúc bên nhau.

47 – Bố, trái tim của bố là đá hay sao? Một đứa cháu đích tôn đáng yêu như thế mà bố lại không yêu quý sao? Não bố chứa toàn nước hay sao? Lợn con đã cúng, giấy vàng mã và pháo con cũng đã đốt xong, đã bốn mươi tám tiếng đồng hồ trôi qua rồi mà sao bố không những không giúp Đại Chí giảm bệnh mà những vết ban càng ngày càng to, càng ngày càng nhiều là cớ làm sao? Ngay cả cổ nó cũng bắt đầu nổi ban rồi, có lẽ nào bố định vật chết nó? Bố còn có chút lòng thương xót nào không? Bố có biết ai là người thân nhất với bố khi còn sống không? Con là cục cứt mũi nhỏ xíu của bố khi còn sống đây mà. Bố có nhận ra con không? Bố còn nhớ gì không?... con tháy bố trở nên hồ đồ quá sức rồi.bao nhiêu năm nay con vẫn chịu đựng, vẫn chờ đợi, ngỡ rằng bố sẽ phù hộ cho con, không ngờ là bố đã quên đứa con có hiếu nhất của bố mất rồi. Bố bận bịu lắm saao? Bố xem đi, lúc này con đã biến thành bộ dạng như thế này, chân con không đi đưuọc nữa, không thể kiếm ăn được nữa, lại không nuôi được Trường Xích thành người tử tế, mai sau con chỉ trông chờ vào Đại Chí thôi. Nhưng bố..., không những bố không phù hộ cho nó thì đã đành, lại còn giận nó, trừng phạt nó. Nó vừa đến với cái thế giới này mấy trăm ngày, dựa vào cái gì mà nó phải gánh lấy tội lỗi của bố mẹ nó? Nó trong trắng như một tờ giấy, đáng yêu giống như cục cứt mũi của bố ngày nào, tại sao bố lại không tha cho nó lần này?