Mấy ngày đi chân trần trên tuyết làm da chân Cố Minh Tịch bị nứt nẻ, điều này khiến cậu hết sức buồn phiền.
Bốn mùa trong năm cậu ghét nhất mùa đông, bởi lẽ mùa đông phải mặc nhiều quần áo làm cậu thấy bất tiện khi làm việc bằng chân, lại không thể tựcởi hay mặc đồ. Còn một nguyên nhân khác là nhiệt độ thấp, hai chân cậukhông được che chắn, lạnh thấu tim gan.
Mặc dù Lý Hàm đã may riêng cho Cố Minh Tịch tất hở ngón nhưng cậu cũngkhông đeo thường xuyên, đa số cậu đều dùng chân không làm việc: đánhrăng rửa mặt, ăn cơm, viết chữ… Năm năm đã qua, sau thời gian khổ luyệntrong suốt hai năm từ khi cắt tay, bây giờ cậu đã quen với cách sinhhoạt này.
Vết nứt trên ngón chân vừa đỏ tấy vừa ngứa ngáy, Cố Minh Tịch lại khôngdám mài mạnh. Hồi còn nhỏ cậu cũng bị nứt da, khi đó còn chưa biết gì,cậu cứ mài hai chân vào nhau thật mạnh, hết ngứa thật nhưng da dẻ cũngxước xát, thậm chí còn chảy máu, phải rất lâu sau vết thương mới lànhmiệng.
Trong giờ học kỹ thuật, Cố Minh Tịch dùng kéo bằng chân phải, cố chịuđựng cơn ngứa ở chân, cong lưng cắt tờ bìa dày một cách cẩn thận. Giáoviên giao nhiệm vụ sớm trong tiết học hôm nay, sắp đến tết âm lịch nênmỗi học sinh phải làm một tấm thiệp chúc mừng năm mới tặng cho bạn cùngbàn.
Không khó hiểu khi kỹ thuật thủ công là môn học Cố Minh Tịch ghét nhất,cậu dùng kéo rất khó, đồng thời cũng khó dùng chân để sử dụng một sốdụng cụ khác, nhất là khi gặp phải bài tập nhóm, dù cậu có muốn tham gia thì một số học sinh khác vẫn tỏ ra không mấy thích thú.
Gặp phải tình huống đó, Cố Minh Tịch không dám miễn cưỡng, lại càngkhông cần phải cãi nhau với người ta. Mười một tuổi cậu đã hiểu được một đạo lý đó là có những người trên đời này mãi mãi không thể chấp nhậncậu, họ thấy cậu rất bẩn thỉu, vô cùng quái dị, thậm chí là cực kỳ đángsợ. Cậu cũng chẳng có cách nào thay đổi khi rơi vào tình cảnh này.
Bàng Sảnh cứ nhìn trộm Minh Tịch mãi, cô cứ cảm thấy cậu có điểm là lạ.Bàn của cậu thấp hơn nên cô đành phải rướn người qua nhìn tờ bìa trênchân cậu mới nhận ra tờ bìa được cắt rất xấu, nham nhở như bị chó cắn mà tốc độ thì chậm rì rì.
“Cố Minh Tịch, có cần em cắt cho anh không?” Cô khẽ hỏi rồi bồi thêm một câu: “Anh cắt xấu thế! Em không cần cái thiệp chúc mừng xấu hoắc vậyđâu.”
Cố Minh Tịch còn thầm thấy vui khi nghe thấy nửa câu đầu của cô, vừanghe thấy nửa câu sau, cậu liền tỏ vẻ phật ý: “Đòi hỏi quá đấy!”
“Hừ.” Bàng Sảnh đáp: “Em sẽ không tặng anh cái thiệp em làm.”
“Tùy em.” Cố Minh Tịch vẫn cúi đầu: “Anh cũng không thèm.”
Cô đáp lại giọng mỉa mai: “Em cũng không thèm!”
Hai người đều quay đi một cách bướng bỉnh. Mười phút sau, Bàng Sảnh vẫnkhông kiềm chế được bèn giật nhẹ tay áo Cố Minh Tịch: “Cố Minh Tịch, anh vẽ hộ em tấm thiệp nhé, em vẽ xấu.”
Cố Minh Tịch ngước lên nhìn cô, ý cười thấp thoáng trên môi nhưng vẫnlạnh lùng đáp: “Thiệp có phải tặng anh đâu, đẹp hay xấu anh mặc kệ.”
Bàng Sảnh thoáng ngẫm nghĩ, hình như cậu nói rất có lý, nhưng bản thânlà một cô gái chân thành, cô liền bảo: “Thế thì… Em tặng anh vậy, anh vẽ đẹp, vẽ hộ em mấy nét thôi mà.”
Cuối cùng Cố Minh Tịch cũng bật cười, nói: “Nếu tặng anh thì em nên tựvẽ mới đúng, chẳng lẽ anh tự vẽ thiệp tặng cho chính mình à?”
Bàng Sảnh gãi đầu, mơ hồ hỏi: “Anh không chê em vẽ xấu hay sao?”
Cố Minh Tịch lắc đầu, cười nói: “Anh không chê.”
Cuối cùng cũng hết tiết học, Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh trịnh trọng tặngthiệp cho nhau. Lúc này, Giản Triết bước tới đứng cạnh Cố Minh Tịch,hỏi: “Cố Minh Tịch, cậu đi vệ sinh không?”
Cố Minh Tịch gật đầu, xỏ giầy đứng lên và đáp: “Có.”
Ở lớp, do là một người có cơ thể đặc biệt nên thực sự có rất nhiều bạnhọc không dám qua lại với cậu, thế nhưng cậu vẫn có mấy người bạn thân.
Giản Triết và Lưu Hàn Lâm là hai người bạn rất thân của Cố Minh Tịch.Hai người không phải trẻ con trong khu tập thể kim khí. Năm đầu tiên đihọc, vì Cố Minh Tịch khuyết thiếu hai tay nên có rất nhiều việc cậukhông thể tự đảm đương, ví dụ như việc quan trọng nhất là đi vệ sinh.Trong buổi họp phụ huynh, cô giáo Lê đã hỏi ý kiến phụ huynh của một sốbạn nam xem họ có đồng ý để con cái mình giúp đỡ Cố Minh Tịch hay không.
Một số phụ huynh nói thẳng là không đồng ý, sợ bẩn, sợ phiền phức, cònsợ ảnh hưởng đến việc học tập của con cái, thế nhưng cha mẹ của GiảnTriết và Lưu Hàn Lâm lại rất ủng hộ. Hai ông bố trẻ dặn con trai mìnhphải quan tâm chăm sóc Cố Minh Tịch thật nhiều, cậu cũng như những người bình thường khác, không có gì khác biệt cả.
Thế là Giản Triết và Lưu Hàn Lâm đảm nhiệm trọng trách giúp Cố Minh Tịch đi vệ sinh. Hai cậu bé phân công nhau mỗi người làm một tuần, Cố MinhTịch không thể tự cởi hay mặc quần mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của haicậu bạn, dần dà, ba người cũng trở thành bạn thân của nhau.
Dĩ nhiên Cố Minh Tịch sẽ không đi “nặng” ở trường, dù có lúc không nhịn được, cậu cũng sẽ nhờ thầy giáo giúp đỡ.
Bảo bạn cùng lớp chùi mông hộ… Cậu vẫn không đủ dũng khí.
Nhìn chung Cố Minh Tịch là một đứa trẻ rất hiền lành, nhiều việc cậukhông để bụng nhưng điều đó không có nghĩa là trái tim cậu rộng lớn vôbiên.
Cậu cũng rất khủng hoảng, rất hoang mang khi cuộc sống như vậy vừa bắtđầu. Dù sao khi một người mất đi hai tay cũng có nghĩa là thế giới saunày của cậu sẽ hoàn toàn không giống những người bình thường.
Lý Hàm cũng từng giấu cậu. Hồi đó khi Cố Minh Tịch mới tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật, thấy băng gạc bó kín đôi vai mình còn hai cánh tay thìkhông thấy đâu nữa, vai cậu rất đau, vừa thấy sợ vừa hoảng loạn, cậuliền bật khóc hỏi mẹ tay con đâu.
Lý Hàm liền sử dụng lời nói dối của tất cả các bà mẹ trên thế giới này:“Tay con bị hỏng nên bác sĩ mang đi sửa rồi, khi nào sửa xong lại mangđến trả cho con.”
Cố Minh Tịch nằm trên giường bệnh không khỏi hoài nghi, yếu ớt hỏi: “Có sửa lại được như trước kia không hả mẹ?”
“Được chứ.”
“Vậy sửa xong có thể lắp lại không ạ?”
“Có.” Lý Hàm xoa đầu cậu đầy trìu mến, nén nước mắt trả lời.
Cố Minh Tịch vẫn không yên tâm, cậu hỏi: “Nếu không lắp lại được thì sao hả mẹ?”
Lý Hàm nói: “Chắc chắn sẽ lắp lại được, bác sĩ rất giỏi, chỉ cần MinhTịch ngoan, uống thuốc đúng giờ thì tay sẽ nhanh chóng trở lại thôi.”
Cố Minh Tịch liền mỉm cười gật đầu nói: “Vâng, con sẽ ngoan.”
Cậu tin lời mẹ nói. Sau đó ngày nào cũng nuôi hy vọng, từng ngày trôi đi, cậu nằm trên giường bệnh hỏi không biết mệt:
“Mẹ ơi, sao tay của con vẫn chưa sửa xong vậy?”
“Mẹ ơi, có khi nào họ quên sửa tay cho con không?”
“Mẹ đi hỏi bác sĩ hộ con được không? Hỏi bác sĩ xem bao giờ trả lại tay cho con được?”
“Mẹ ơi có phải họ sửa rồi làm hỏng tay con luôn rồi không? Hỏng một chút cũng không sao, mẹ bảo họ cứ lắp vào cho con trước được không? Con nhớtay con lắm.”
Những lúc bác sĩ y tá vào thay thuốc, kiểm tra cho cậu, cậu đều nhịnđau, cười khì khì hỏi: “Bác sĩ ơi, chị mau mang cánh tay sửa xong của em qua đây đi, em còn phải đi học nữa.”
Thế rồi một hôm, cậu thỏ thẻ hỏi mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay là mùng mấy rồi ạ?”
“Sao thế con?” Lý Hàm biết cậu bé Minh Tịch sáu tuổi chưa hiểu gì về giờ giấc ngày tháng nên chị không hiểu sao cậu lại hỏi vậy. Cố Minh Tịchkhẽ nói: “Mùng Một tháng Chín là ngày con đi học. Mẹ ơi đã đến mùng mộttháng chín chưa?”
Lúc đó đã là giữa tháng chín nhưng Lý Hàm vẫn nói dối cậu: “Vẫn chưa đến con ạ.”
Sau đó hình như Cố Minh Tịch cũng đã hiểu ra phần nào, cậu ngày cànglặng lẽ hơn, không còn đầy khao khát hy vọng như lúc đầu nữa. Cậu hỏi Lý Hàm: “Mẹ, có phải tay của con không sửa được nữa không?”
Cậu hỏi thế khiến Lý Hàm không thể kìm nén được thêm, chị rớt nước mắt,cố nói một cách thật bình thản: “Minh Tịch, bác sĩ vừa nói với mẹ là tay con hỏng nặng quá, không sửa được.”
“Sao họ lại không giữ lời thế chứ?!” Nước mắt lưng tròng, Cố Minh Tịchngây ngô hỏi: “Vậy sau này con phải làm sao? Con sẽ không có tay nữa ư?”
Lý Hàm gật đầu nhưng vẫn không quên an ủi con trai: “Không, bác sĩ nóilà sau này có thể lắp cho con hai cánh tay bằng máy, giống hệt như cánhtay trước đây của con.”
“Tay bằng máy?” Cố Minh Tịch sung sướng mở to hai mắt: “Là tay bằng máy giống như trong Transformers hả mẹ?”
Thời gian đó phim hoạt hình Transformers đang phủ sóng khắp cả nước,không cậu bé nào không thích. Câu nói đó của Lý Hàm lại thắp lên hy vọng trong lòng Cố Minh Tịch, hồi nhỏ cậu nghĩ nếu mình có được hai cánh tay bằng máy như của Transformers thì thật quá lợi hại.
Thậm chí khi Kim Ái Hoa đưa Bàng Sảnh đến bệnh viện thăm Cố Minh Tịch,Cố Minh Tịch còn tự hào nói với cô là sau này cậu sẽ có hai cánh taybằng máy vạn năng, có thể kéo dài, còn biết biến hình nữa.
Bàng Sảnh ngây thơ nhìn cậu bằng ánh mắt hâm mộ, chìa bàn tay mũm mĩmchạm lên bả vai tròn tròn quấn đầy băng gạc của cậu, hỏi: “Lắp thêm vàođây à?”
“Ừ.”
“Lắp vào có đau không?”
“Ừm… Chắc là cũng hơi đau.” Cố Minh Tịch còn nghiêm túc suy nghĩ, nói: “Nhưng anh không sợ đau!”
Bàng Sảnh nói: “Vậy… vậy lúc đó anh có thể cho em mượn cánh tay bằng máy của anh chơi được không?”
“Được, nhưng em nhớ phải trả lại cho anh đó.” Cố Minh Tịch vui vẻ nói,xong lại tỏ ra bực mình: “Mấy bác sĩ này nói không giữ lời gì hết, đầutiên bảo là có thể sửa được tay cho anh rồi lại không sửa được. Thực ra… anh cũng không thích lắp tay bằng máy đâu, anh vẫn thích tay ngày xưacủa anh hơn.”
…
Khi Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch tan học cùng đi về nhà, Cố Minh Tịch nói với cô là mình sẽ đi Thượng Hải trong đợt nghỉ Tết.
“Đi Thượng Hải? Làm gì thế?” Bàng Sảnh hỏi.
“Anh cũng không biết, bố bảo anh vậy.” Cố Minh Tịch vừa đá hòn sỏi nhỏ bên đường vừa trả lời.
Tuyết đã tan từ lâu. Đang đi trên con đường nhỏ quen thuộc thì Bàng Sảnh ngửi thấy mùi khoai nướng bên đường, bất giác thò tay sờ tiền lẻ trongtúi quần mình.
“Anh ăn khoai không?” Cô hỏi.
Cố Minh Tịch lắc đầu.
“Thế thì em mua củ nhỏ.” Bàng Sảnh đi đến trước quầy bán khoai của ônglão, lấy tờ tiền năm hào trong túi ra, nói: “Ông ơi, cho cháu một củkhoai năm hào.”
Ông lão nhìn cô rồi thò tay đào trong lò nướng khoai lang, đào một củ ra xem rồi thả lại chỗ cũ, lại tiếp tục đào một củ ra xem rồi thả về chỗcũ, cuối cùng nói với Bàng Sảnh: “Cô bé ơi, ông không có củ khoai nàonhỏ như vậy, hay là cháu mua củ một đồng đi, ăn cùng với bạn cháu nữa.”
Mặt Bàng Sảnh đỏ bừng, cô chỉ có năm hào thôi.
“Thế thì cháu không mua nữa.” Cô nhét tiền vào túi rồi quay người định đi thì bị Cố Minh Tịch gọi lại.
“Bàng Bàng, trong túi anh có tiền đấy, em tự lấy mà mua củ một đồng đi.”
Bàng Sảnh tỏ vẻ không thích: “Em không ăn đồ đi xin đâu!”
Cố Minh Tịch nói: “Vậy anh ăn với em, được chưa?”
Nghe cậu nói thế, Bàng Sảnh vui vẻ móc tiền trong túi cậu một cách rất thành thạo.
Mua xong họ tiếp tục sải bước trên con đường về nhà, Bàng Sảnh ăn củkhoai nướng thơm phưng phức, chợt nhớ đến câu chuyện ban nãy liền hỏi:“Bố đưa anh đến Thượng Hải để thăm họ hàng à?”
“Chắc là không, nhà anh không có họ hàng ở Thượng Hải.”
“Thế là đi chơi phải không?”
“Không biết, chắc vậy.”
“Bố em đến Thượng Hải rồi.” Khoai lang lấp kín miệng Bàng Sảnh khiến cônói năng không được rõ: “Bố em bảo Thượng Hải có tàu điện ngầm, có những công trình được xây dựng bằng sắt thép từ nhà máy của bố em đấy.”
“Bố anh cũng nói thế.” Cố Minh Tịch hỏi: “Em đi tàu điện ngầm bao giờ chưa?”
“Chưa.” Bàng Sảnh lắc đầu: “Còn anh?”
Cố Minh Tịch cũng lắc đầu: “Anh cũng chưa đi bao giờ, lần này đến Thượng Hải chắc là sẽ được đi.”
“Lúc về anh phải nói cho em biết có thích không nhé?”
“Ừ.”
“Này, anh ăn khoai không?” Cô sực nhớ ra mỹ vị trên tay: “Anh nói là hai đứa cùng ăn, nếu anh không ăn là em sắp ăn hết rồi.”
Nhìn củ khoai lang đã bị ăn gần hết trên tay Bàng Sảnh, Cố Minh Tịch trả lời vẻ chê bai: “Anh không muốn ăn.”
Bàng Sảnh trừng mắt: “Sao lại không ăn?”
“Anh không đói.” Cố Minh Tịch quay người đi thật nhanh. Bàng Sảnh khôngchịu liền chạy đuổi theo, cầm khoai lang nhét vào miệng cậu: “Ăn mộtmiếng thôi, vừa ngọt vừa ngon.”
Cố Minh Tịch quay trái quay phải không sao thoát được, đành cắn một miếng khoai trên tay cô: “Xong! Anh ăn rồi.”
“Ngọt không?”
Cậu miễn cưỡng đáp: “Ngọt.”
Bàng Sảnh cười khúc khích. Lúc này một người phụ nữ trong khu tập thểkim khí đạp xe đi qua họ, thấy hai đứa trẻ nô đùa trên đường liền cườinói to: “Này, Minh Tịch, đừng đùa nghịch trên đường, nguy hiểm lắm, mauđưa vợ cháu về nhà đi!”
“… Cháu sẽ chú ý an toàn, cô Chung.” Cố Minh Tịch có phần “cạn lời” nhưng vẫn lễ phép đáp.
Đến khi người phụ nữ họ Chung đạp xe đi xa, Bàng Sảnh mới bĩu môi vớicậu, bực bội nói: “Sao anh lại nói chuyện với cô ấy, mẹ em ghét cô ấylắm vì cô ấy suốt ngày nói linh tinh ở khu tập thể.”
Cố Minh Tịch chỉ nhìn cô, không nói gì.
Người phụ nữ đó đúng là hơi nhiều chuyện. Ví dụ như giờ đây bà cô này là người duy nhất trong khu tập thể, thậm chí trong cả công ty Kim khí vẫn gọi Bàng Sảnh là “vợ” của Cố Minh Tịch như trước đây.
Cho dù Kim Ái Hoa đã từng cãi nhau với chị ta trong căn tin công ty ngay trước mặt mọi người, chị ta vẫn không chịu thay đổi.
Hồi đó Chung Tiểu Liên chế giễu Kim Ái Hoa: “Lúc Minh Tịch nhà người tacòn lành lặn thì nhà chị thân với nhà đó thế, giúp đỡ thân mật, chăm sóc Minh Tịch tận tình như con đẻ. Bây giờ Minh Tịch tàn tật, các người lại phẩy tay hoàn toàn! Tôi nói “vợ” thì có làm sao? Ồ! Bây giờ Minh Tịchkhông còn xứng đôi với con bé mập nhà chị nữa rồi! Đừng quên con bé mậpnhà chị cũng có trách nhiệm khi Minh Tịch bị mất tay đấy nhé!”
Nghe xong Kim Ái Hoa đã định vung tay tát chị ta, cuối cùng lại bị BàngThủy Sinh nghe tin chạy tới kéo lại. Đứng ngay trước mặt bao đồngnghiệp, Bàng Thủy Sinh giơ tay thề: “Người nhà họ Bàng chúng tôi nếu vìMinh Tịch không còn tay mà ghét bỏ thằng bé, thì sẽ bị thiên lôi đánhchết! Cố Quốc Tường là anh em cùng lớn lên với tôi từ bé! Bây giờ anh ấy vẫn chưa về nước, Bàng Thủy Sinh tôi sẽ thay mặt anh ấy chăm lo choMinh Tịch! Cố Minh Tịch chính là con trai tôi! Song Minh Tịch và SảnhSảnh bây giờ còn nhỏ, chuyện mai mối sau này mọi người đừng nhắc đếnnữa. Tương lai hai đứa lớn lên mà tâm đầu ý hợp, Bàng Thủy Sinh tôi hômnay xin thề nhất định sẽ không phản đối!”
“Bàng Thủy Sinh, anh nói lung tung gì vậy!” Kim Ái Hoa giận dữ kéo anhlại, Bàng Thủy Sinh quay sang lườm vợ: “Còn sợ chưa đủ xấu hổ hay sao!Im miệng!”
Tất nhiên Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh không biết chuyện này nhưng từ đótrở đi Kim Ái Hoa rất ghét Chung Tiểu Liên, chị không quên nhắc nhở Bàng Sảnh rằng Chung Tiểu Liên toàn nói linh tinh, còn bảo con gái đừng nghe những lời Chung Tiểu Liên nói.
Rõ ràng thái độ với Cố Minh Tịch của Bàng Thủy Sinh và Kim Ái Hoa rấtkhác nhau. Sau một năm ở nhà dưỡng bệnh, Cố Minh Tịch cùng vào tiểu họcvới Bàng Sảnh. Thời gian đó Cố Quốc Tường vẫn chưa về nước, Bàng ThủySinh chạy ngược chạy xuôi vì hai đứa trẻ, còn nhờ thợ mộc đóng bàn họccho Cố Minh Tịch, và khẩn thiết yêu cầu giáo viên để Bàng Sảnh ngồi cùng bàn với Cố Minh Tịch.
Hồi đó Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh còn rất nhỏ nên dĩ nhiên không có ýkiến gì, hai đứa trẻ cứ thế trở thành bạn cùng bàn, suốt năm năm liền.
Tối đến trong bữa cơm ba người nhà họ Bàng, Kim Ái Hoa bỗng dưng hỏiBàng Sảnh: “Có phải hôm nay con gặp cô Chung Tiểu Liên không?”
Bàng Sảnh gật đầu vội nói: “Con không nói chuyện với cô ấy đâu ạ.”
“Sau này nhìn thấy cô ấy nhớ phải tránh đi thật xa, nhất định không được để ý đến cô ấy.” Kim Ái Hoa gắp thức ăn vào bát con gái: “Mụ điên ấyvừa về nhìn thấy mẹ liền chạy ra nói nhỏ là thấy con và Minh Tịch nô đùa trên đường, con còn cho Minh Tịch ăn khoai, trông có vẻ tình cảm lắm.Nói vớ nói vẩn.”
Bàng Sảnh vùi đầu ăn cơm: “...”
Bàng Thủy Sinh hơi giận: “Ái Hoa!”
“Làm sao?” Kim Ái Hoa quay sang hỏi Bàng Sảnh: “Mẹ hỏi con, con có cho Cố Minh Tịch ăn khoai không?”
“Không ạ.” Bàng Sảnh vội lắc đầu: “Chỉ có con tự ăn thôi.”
Kim Ái Hoa nhìn con gái một lát rồi nói: “Con lớn rồi, có những việccũng nên để ý. Minh Tịch là con trai, mặc dù hai đứa ngồi cùng bàn nhưng con không được thân thiết quá với nó, biết chưa hả?”
“Dạ.” Bàng Sảnh gật đầu như gà mổ thóc.
“May mà hết cấp một hai đứa sẽ không học cùng trường nữa.” Nghĩ đến đây, Kim Ái Hoa tỏ ra rất vui.
Bàng Sảnh lấy làm kinh ngạc liền ngước lên: “Tại sao ạ?”
Bàng Thủy Sinh chặn miệng Kim Ái Hoa lại: “Việc còn chưa chắc chắn, em đừng nhiều lời.”
“Bố...” Chẳng hiểu sao khi nghe thấy không thể học cùng một trường cấphai với Cố Minh Tịch, Bàng Sảnh lại thấy sờ sợ, và cả cảm giác khôngthích rất rõ. Bàng Thủy Sinh không cho con gái hỏi tiếp, nói: “Ăn cơmđi, còn một năm rưỡi nữa kia mà, vội gì!”
Hôm sau dĩ nhiên Bàng Sảnh sẽ đẩy sự thắc mắc này cho Cố Minh Tịch,không ngờ cậu cũng lấy làm ngạc nhiên: “Anh không biết, bố mẹ không nóigì với anh cả.”
“Hay là anh chuyển trường đến Thượng Hải?” Bàng Sảnh rất nóng lòng: “Anh về nhà nhớ hỏi bố mẹ đấy!”
Thấy dáng vẻ sốt sắng của cô, Cố Minh Tịch thấy rất buồn cười, bèn hỏi:“Sao vậy? Không phải em suốt ngày nói không muốn ngồi cùng bàn với anhcòn gì? Nếu bọn mình không học cùng trường, chắc em vui lắm nhỉ?”
Bàng Sảnh thoáng sững lại rồi chớp mắt nói: “Cũng đúng... Vậy em sẽkhông phải đi học, tan học cùng anh, không phải lấy cơm cho anh, khôngphải mua đồ hộ anh, không cần mặc áo mưa, không cần xỏ giày, đeo khănquàng đỏ giúp anh...”
“Ừ.” Cố Minh Tịch mỉm cười nhìn cô: “Thế chẳng tốt sao, em suốt ngày chê anh phiền phức mà.”
“Đúng, đúng...” Bàng Sảnh vẫn chớp mắt rồi tự nhiên trở nên dữ tợn: “Tốt chết mẹ đi!”
Cố Minh Tịch chau mày bĩu môi: “Này Bàng Bàng, giọng em nói chuyện giống hệt giọng mẹ em kìa…”