Tôi là vợ được cưới hỏi đàng hoàng theo tam thư bát lễ của Lộc Văn Sinh.
Nhưng hắn là một người đọc sách chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới.
Gh/ét nhất là kiểu phụ nữ phong kiến như tôi.
Tôi ở quê chăm sóc cha mẹ chồng một năm, cuối cùng vẫn nhận được một tờ hưu thư của hắn.
Ngày tôi rời khỏi Lộc gia, tiên sinh đại nho trong thành nhao nhao đến đón.
Lộc Văn Sinh mới biết, người vợ mà hắn vẫn luôn c/oi th/ường, chính là danh nho đương đại mà hắn cả đời sùng bái nhưng vô duyên gặp mặt.
*Lưu ý, bối cảnh trong truyện là thời kỳ giao thoa giữa thời đại phong kiến và thời đại mới nên các nhân vật sẽ có người sử dụng cách xưng hô cũ, có người sử dụng cách xưng hô kiểu mới. Truyện được viết dưới góc nhìn nu9 ban đầu là người theo chế độ cũ, từ từ tiếp thu cái mới nên góc nhìn, cách xưng hô cũng sẽ thay đổi.
01.
Đêm tân hôn, Lộc Văn Sinh không chạm vào tôi.
Thậm chí còn không đến vén khăn đội đầu của tôi.
Hắn ngồi thẳng lưng dưới ánh đèn bàn đọc sách ban đêm.
Tôi không nhịn được, đành hỏi: "Tướng công, còn uống r//ượu hợp cẩn không?"
Vai hắn khựng lại, lạnh lùng nói:
"Cuộc hôn nhân này, vốn không phải tôi muốn kết.”
"Cha mẹ sắp đặt, không quan tâm đ ến ý nguyện của bản thân.”
"Lộc Văn Sinh tôi, tuyệt sẽ không cúi đầu trước thế lực x/ấu.”
"Tô tiểu thư, nếu sớm muộn gì cũng phải hòa ly, Lộc mỗ đương nhiên sẽ không làm nh/ục cô."
Tôi khẽ thở dài.
Chung quy là gửi gắm sai chỗ.
Tôi ngưỡng mộ khí phách cao thượng của người đọc sách nên nghe theo lệnh cha mẹ gả cho hắn.
Thế nhưng hắn lại không vừa mắt tôi.
Thôi vậy.
"Nếu đã thế, em xin phép đi nghỉ trước." Tôi đáp.
Tôi tự vén khăn voan đỏ lên.
Vừa ngẩng đầu, đúng lúc chạm mắt với Lộc Văn Sinh.
Hắn dường như có một thoáng sững sờ.
Trong mắt là sự kinh ngạc không kịp che giấu.
Cha từng nói, cả đời ông vào Nam ra Bắc nhưng chưa từng gặp người phụ nữ nào đẹp hơn tôi.
Chẳng lẽ, dung mạo của tôi khiến Lộc Văn Sinh khó chịu?
"Phu quân, có gì không ổn sao?" Tôi khó hiểu hỏi.
Hắn nhanh chóng khôi phục vẻ mặt như thường, nói:
"Không ngờ Tô tiểu thư có tư sắc như vậy lại cam tâm tình nguyện trở thành vật h/y s/inh của chế độ phong kiến, thật đáng buồn."
Tôi khẽ nhíu mày: "Nếu chàng đã x/em th/ường em như vậy, em có giải thích thêm chỉ càng giống như đang thanh minh cho mình.”
"Em đi nghỉ trước, phu quân cứ tự nhiên."
Đêm đó, tôi mặc hỉ phục đỏ thẫm, nằm quay lưng về phía Lộc Văn Sinh.
Sách của hắn lật suốt đêm.
Nước mắt của tôi chảy cả đêm.
Ngày hôm sau trời chưa sáng, hắn đã trở về thành.
02.
Sau khi cha chồng biết chuyện, ông nổi trận lôi đình, muốn vào thành tr/ói Lộc Văn Sinh về.
Mẹ chồng khuyên ông: "Sinh nhi nhất định là có chuyện quan trọng quấn thân, chẳng phải ông từng nói nam nhi tốt chí tại bốn phương sao?"
Cha chồng dựng râu trừng mắt: "Bây giờ nó ngay cả lời của tôi cũng không thèm nghe, còn tính là nam nhi tốt gì? Ngày đầu cưới đã đối xử với Phù Doanh như vậy, tôi biết ăn nói thế nào với cha nó đây?"
Cha tôi là phú thương ở Tô Nam, lại luôn tham chính.
Xét về địa vị và gia thế, xem như là tôi gả thấp.
Nhưng cha nói, nếp nhà Lộc gia trong sạch, từ thời nhà Thanh cũng đã một vợ một chồng.
Hiện nay thời cuộc bất ổn, tôi gả vào Lộc gia sẽ không chịu thiệt thòi.
Ông cho tôi xem những bài viết ngắn của Lộc Văn Sinh.
Nét bút thanh tú, đủ để thấy lòng dạ ngay thẳng của người viết.
Tôi liền đồng ý.
Tôi khuyên cha chồng: "Phu quân nói, hiện giờ công việc ở tòa soạn bận rộn, đợi chàng hết bận đợt này rồi sẽ về. Cha không cần lo lắng cho con, con dâu biết rõ nặng nhẹ."
Cha chồng rất cảm động: "Lộc gia ta có tài đức gì mà cưới được nàng dâu hiền thảo như Phù Doanh."
03.
Vì từ nhỏ điều kiện gia đình khá giả, cha lại có tư tưởng cởi mở, nên từ nhỏ tôi đã có thầy đồ riêng dạy học.
Kiến thức học được cũng không hề kém cạnh các nam nhi trong học đường.
Cha từng nói: "Thiên phú của Phù Doanh quá tốt, chỉ tiếc là thân con gái."
Trước khi tôi gả vào Lộc gia, cha cần thận dặn dò:
"Trưởng bối Lộc gia tư tưởng bảo thủ, tin vào "phụ nữ vô tài, chính là đức". Phù Doanh, con qua đó phải biết giấu tài, không được khoe khoang. Tránh để cha mẹ chồng không vui."
Vì vậy, sau khi gả vào Lộc gia, tôi cũng không dám bày sách vở ngày thường ra ngoài.
Sáng sớm thức dậy, đến phòng cha mẹ chồng thỉnh an, đổ bô đêm cho họ.
Sau đó là chuẩn bị một ngày ba bữa, giặt giũ quần áo.
Lộc gia tin thờ sự thanh liêm tiết kiệm.
Việc nhà trước đây là do mẹ chồng gánh vác.
Tôi về làm dâu thì trở thành việc của tôi.
Tuy rằng trước khi xuất giá những việc này đều có người hầu hạ, mười ngón tay tôi chưa từng chạm nước xuân.
Nhưng cha đã dặn, gả gà theo gà, gả chó theo chó.
Tôi không một lời o/án thán, an phận làm việc của mình, từ sáng sớm đến tối muộn.
Mẹ chồng rất tốt với tôi.
Bà thường xuyên ở nơi tôi không nhìn thấy, che mặt thở dài.
Tôi biết, hành động của Lộc Văn Sinh khiến mẹ chồng x/ấu h/ổ.
Tôi không biết phải an ủi bà như thế nào, chỉ có thể giả vờ như không thấy.
Chỉ là khi ra sông giặt đồ, những người trong làng không hề che giấu sự ch/ế gi/ễu đối với tôi.
Trong mắt họ, không giữ được trái tim của trượng phu, chính là người phụ nữ th/ất b/ại.
Từ những lời bàn tán xôn xao của họ tôi mới biết, Lộc Văn Sinh không phải là không ph/ản kh/áng cuộc hôn nhân với tôi.
Ngày nghênh thân, hắn vốn định trèo tường bỏ tr/ốn.
Bị cha chồng bắt được, t/át cho một cái thật mạnh.
Cha chồng nói: "Không cưới con gái Tô gia, hôm nay ta sẽ tr//eo c//ổ trên cây."
Lộc Văn Sinh vì cha chồng nên đã cưới tôi về nhà.
Lúc t/át cái t/át đó, rất nhiều người nhìn thấy.
Trong suốt quá trình bái đường, khuôn mặt tuấn tú của Lộc Văn Sinh vừa đen lại vừa u ám.
Cả làng đều biết, hắn không muốn cưới tôi.
Chỉ có tôi, dưới lớp khăn voan đỏ, tưởng tượng về cuộc sống hôn nhân ngọt ngào.
Tôi hoàn toàn trở thành một trò cười.
Mấy đứa nhỏ c//ởi tr//uồng trong làng đuổi theo tôi hét: "Người đ/àn b/à bị ch/ồng b/ỏ! Người đ/àn b/à bị ch/ồng b/ỏ!"
Dù sao tôi cũng còn nhỏ, da mặt mỏng, khóc sướt mướt chạy về nhà.
Nhưng lại không nói gì cả.
Mẹ chồng cũng đỏ hoe mắt.
Tôi khóc xong, tiếp tục lo liệu một ngày ba bữa.
Cha gửi điện báo hỏi tôi cuộc sống có ổn không.
Cha mẹ chồng c/ăng th/ẳng đứng bên cạnh.
Tôi trả lời cha: "Con sống rất tốt, cha đừng lo."
Mắt mẹ chồng càng đỏ hơn.
04.
Cha nói từ nhỏ tôi đã là một cô gái cầm lên được thì cũng buông xuống được.
Trước khi kết hôn, tôi nghĩ có thể cùng Lộc Văn Sinh cầm sắt hòa minh, phu xướng phụ tùy.
Giờ đây, đủ loại trải nghiệm đã khiến tôi mất hết hy vọng.
Tôi bắt đầu an phận với cuộc sống hiện tại.
Ban ngày lo liệu việc nhà, coi đó như rèn luyện g/ân c/ốt.
Tối đến đọc sách mình thích, viết những gì mình muốn viết, không ai quấy rầy, không bị ai gh/ét b/ỏ, ngày tháng trôi qua rất thoải mái.
Ngoại trừ công việc chân tay ban ngày, tôi thậm chí còn quên mất mình đã kết hôn.
Cho đến đêm Trung thu hôm đó, Lộc Văn Sinh bị cha chồng á/p gi/ải từ thành về.
Lúc đó, tôi đang cặm cụi viết sách, không để ý đến động tĩnh bên ngoài.
Lộc Văn Sinh đẩy cửa bước vào.
Hắn mang theo hơi lạnh của đêm thu, khuôn mặt cũng lạnh như băng.
Tôi giật mình.
Đợi sau khi hoàn hồn, tôi vội thu dọn sách vở trên bàn.
Có lẽ càng vội càng rối, lại làm rơi một cuốn sách bìa xanh xuống đất.
Lộc Văn Sinh liếc nhìn, trong mắt là sự ch/ế nh/ạo không chút che giấu, lời nói cũng rất không khách khí:
"Một người phụ nữ chưa từng học trường kiểu mới như cô, vậy mà cũng học đòi người khác văn vẻ.”
"Cô có biết ‘Toán Học Vỡ Lòng’ là ai viết không? Tô Phù Doanh, cô đọc hiểu được sao?"
Nghe xong, động tác nhặt sách của tôi chậm lại, nhàn nhạt hỏi:
"Mong phu quân chỉ giáo, cuốn sách này xuất phát từ ai vậy?"
Sự kh/inh th/ường trong mắt Lộc Văn Sinh càng rõ: “Ngay cả tác giả là ai cô cũng không biết, còn ở đây làm trò l/ố b/ịch nữa à?”
"Cuốn sách này là do đại sư Lỗ Nhất viết, là cuốn sách dạy toán học vỡ lòng cho trẻ em được công nhận rộng rãi trên thị trường hiện nay."
Mặt tôi không đổi sắc: "Vậy phu quân có biết, đại sư Lỗ Nhất là ai không?"
Trong mắt Lộc Văn Sinh hiện lên sự sùng bái: "Lỗ Nhất là bút danh của đại sư, ông ấy làm việc khiêm tốn, không ai biết tên thật của ông ấy. Tòa soạn của chúng tôi đã tái bản cuốn sách này đến lần thứ 3 rồi.”
"Tô Phù Doanh, đừng ép mình nữa, cuộc hôn nhân của chúng ta ngay từ đầu đã là một sai lầm, trong đầu cô đã chứa đầy những thứ phong kiến c/ặn b/ã, dù có bắt chước thế nào, tôi cũng sẽ không thích cô đâu."
Tôi lặng lẽ cất con dấu khắc chữ "Lỗ Nhất" vào tay áo.
Không ngờ, “Toán Học Vỡ Lòng” lại được công nhận đến vậy.
Từ nhỏ tôi đã nhạy cảm với toán học, thế nhưng tiên sinh dùng rất nhiều tài liệu cũng không thể làm tôi hài lòng.
Đến khi lớn lên, trong lúc rảnh rỗi không có việc gì làm, tôi bèn tự mình biên soạn “Toán Học Vỡ Lòng”, phù hợp cho trẻ em ngày nay sử dụng.
Lỗ Nhất, là bút danh của tôi.
Mấy hôm trước, tòa soạn liên lạc với tôi, nói muốn in cuốn sách này lần thứ 4.
Tôi liền tranh thủ thời gian cải tiến nội dung bên trong một chút.
Tôi đọc sách mình viết, Lộc Văn Sinh lại cười tôi học đòi văn vẻ.
Quả thực buồn cười.
Nghĩ đến đây, khóe miệng không kiềm được nhếch lên.
Mày mày cong cong.
"Tô Phù Doanh, bị tôi ph/ê b/ình khiến cô vui lắm sao?" Lộc Văn Sinh thấy tôi cười, lại có chút b/ực bội.
Hắn nghĩ tôi không biết x/ấu h/ổ, nghe người khác m/ắng mình vậy mà còn cười được.
"Tạm được." Tôi che miệng.
Sau đó ngẩng đầu khẽ cười nhìn hắn.
Lộc Văn Sinh không đoán trước được tôi lại có gan nhìn thẳng vào hắn.
Ngoài sự kinh ngạc, vành tai còn lặng lẽ đỏ lên.
Nhưng lại không quên m/ỉa m/ai tôi: "Quả nhiên là thôn phụ quê mùa, nghe không ra tốt x/ấu, dễ cười đến đáng sợ."
Tôi úp mặt trên bàn, cái eo run lên, cười càng vui hơn.
Lộc Văn Sinh "cô cô cô" nửa ngày, lại không "cô" ra được cái gì.
Cuối cùng t/ức gi/ận nói: "Tô Phù Doanh, tôi chưa từng thấy người phụ nữ nào qu/ái d/ị như cô."
05.
Mẹ chồng ở bên ngoài gõ cửa.
Tôi mở cửa: "Mẹ, có chuyện gì vậy ạ?"
Mẹ chồng cười đến nỗi khóe mắt nhăn lại:
"Người ta nói tiểu biệt thắng tân hôn, nhìn hai đứa vui vẻ chưa kìa.”
"Sinh nhi hôm nay vất vả trở về, Phù Doanh, con hầu hạ Sinh nhi uống xong chén r//ượu nóng này thì nghỉ ngơi sớm đi.”
"Ngày mai vẫn còn nhiều cơ hội để nói chuyện."
Khi tôi nhận lấy r//ượu, mẹ chồng nháy mắt với tôi.
Tôi khó hiểu nhìn hồi lâu, cuối cùng cũng hiểu ý bà.
Trong r//ượu có thứ gì đó.
Chắc là chuyện đêm tân hôn tôi và Lộc Văn Sinh không viên phòng đã trở thành tâm bệnh của mẹ chồng.
Người già mong ngóng có cháu bế.
Tôi nhíu mày.
Tôi xuất thân danh môn, mới mười tám tuổi.
Trước khi kết hôn, tràn đầy mong chờ với chân tình.
Tuy rằng sau khi kết hôn, phu quân không ư/a tôi, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc dùng th/ủ đo/ạn h/èn h/ạ, lấy sắc đẹp cầu phu quân rủ lòng thương.
Tô Phù Doanh tôi, chưa đến nỗi t/ệ h/ại như vậy.
Mẹ chồng đóng cửa lại, còn cẩn thận cài then cửa từ bên ngoài.
Tôi bưng khay như thể đang cầm củ khoai nóng.
Lộc Văn Sinh thông minh cỡ nào, há có thể không nhìn thấy hành động lén lút của mẹ chồng?
Hắn lạnh lùng nhìn tôi.
Dường như muốn xem tôi tự rước nh/ục như thế nào.
Tôi đặt khay lên bàn, nhỏ giọng hỏi:
"Chàng chắc chắn là không muốn, đúng không?"
Lộc Văn Sinh nghe vậy ngẩn ra.
Vẻ mặt hơi mất tự nhiên, che miệng ho nhẹ một tiếng: "Đó là đương nhiên."
Tôi hiểu rõ gật đầu.
Cổ tay nâng lên, đổ r//ượu vào trong hoa hải đường.
Tắt đèn.
"Tô Phù Doanh, cô?" Lộc Văn Sinh kinh ngạc.
"Đừng h/oảng, em sẽ trải đệm dưới đất cho chàng."
Động tác của tôi nhẹ nhàng hết mức, đi đi lại lại, cuối cùng cũng sắp xếp xong.
"Mẹ chắc chắn đang canh ở bên ngoài. Hôm nay làm khó chàng phải ngủ dưới đất rồi. Sáng sớm mai, chàng cứ như trước đây, trời vừa sáng liền đi, em tuyệt đối sẽ không làm ầm ĩ. Em không làm ầm ĩ, cha mẹ đương nhiên sẽ không gi/ận cá ch/ém thớt với chàng."