Mọi người ngồi xuống ghế sofa, Phạm Hồng Vũ thắt lưng thẳng, tư thế ngồi đoan chính vô cùng.
Vưu Lợi Dân và Khâu Minh Sơn tư thế ngồi thì khá tùy ý một chút.
Lúc này, Phương Khắc Thành tự mình mang nước trà cho khách. Phạm Hồng Vũ vừa rồi cũng chú ý tới, bên trong sương phòng còn có mấy người đang ngồi làm việc, phỏng chừng đều là nhân viên công tác của văn phòng Phó thủ tướng Hồng. Đã sớm nghe nói các lãnh đạo chủ chốt của trung ương thời gian nghỉ ngơi và làm việc chưa bao giờ tuân theo quy luật. Quả nhiên là thế.
- Tiểu Phạm, tùy ý một chút, không cần câu nệ như vậy.
Thấy bộ dạng như vậy của Phạm Hồng Vũ, Phó thủ tướng Hồng nhẹ cười nói.
Sớm nghe nói Phó thủ tướng Hồng khi chủ quản Minh Châu là nổi tiếng dám nói. Muốn nói là nói, rất ít khi kiêng kỵ.
Phạm Hồng Vũ vội đáp:
- Tôn trưởng còn ở đây, tôi không dám làm càn.
Vẫn ngồi đoan chính như trước.
Phó thủ tướng Hồng là lãnh đạo có bản lĩnh, nhưng không có nghĩa là Phạm Hồng Vũ có thể tùy ý được.
Phó thủ tướng Hồng khẽ mỉm cười, nói:
- Cậu thật ra rất kiên trì nguyên tắc của mình.
Vưu Lợi Dân mỉm cười nói:
- Người này tuổi không lớn lắm, nhưng tính tình lại rất cứng đầu.
Phạm Hồng Vũ không đề phòng Vưu Lợi Dân lại đâm thọt như vậy, lập tức mặt đỏ lên. Có vẻ Vưu Lợi Dân và Khâu Minh Sơn rất thích trêu chọc hắn vài câu.
Phó thủ tướng Hồng mỉm cười nói:
- Người trẻ tuổi thì hết thảy phải có chút bản lĩnh. Tôi lúc còn trẻ cũng rất cứng đầu. Nhưng không sao, trong cải cách, có đôi khi phải cần một chút bướng bỉnh. Bảo sao hay vậy, mọi việc đều muốn thuận lợi thì đó là người quan liêu. Doanh nghiệp nhà nước thay đổi chế độ cũng rất phức tạp, tính cách yếu mềm một chút thì thật là không thể kiên trì được.
Dường như trong lúc vô tình, Phó thủ tướng Hồng liền đề cập đến chính sự.
Vưu Lợi Dân nụ cười thu lại, gật đầu nói:
- Doanh nghiệp nhà nước thay đổi chế độ dính đến lợi ích của thiên gia vạn hộ, dính đến một số vấn đề thể chế tầng sâu, quả thật rất phức tạp. Một vài vấn đề không thể xử lý tốt.
- Cho ví dụ thử xem? Đồng chí Lợi Dân cho rằng, doanh nghiệp nhà nước thay đổi chế độ, xử lý không tốt là ở vấn đề nào?
Phó thủ tướng Hồng nhìn Vưu Lợi Dân, rất chân thành hỏi.
Ông mời ba người Vưu Lợi Dân đến đây chính là một thảo luận một chút việc doanh nghiệp nhà nước thay đổi chế độ. Ở phương diện này, tỉnh Thanh Sơn là đi đầu trong cả nước.
Vưu Lợi Dân chậm rãi nói:
- Căn cứ thực tiễn trước mắt, đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước thay đổi chế độ đều đạt được hiệu quả và lợi ích kinh tế không nhỏ. Địa khu Ngạn Hoa là nơi sớm nhất tiến hành thay đổi chế độ. Tám mươi phần trăm xí nghiệp thay đổi chế độ đều trong thời gian ngắn trở mình. Đơn thuần vì hiệu quả và lợi ích kinh tế mà nói, thay đổi chế độ là thành công. Đương nhiên, vấn đề cũng không ít. Chính chính vấn đề không thể xử lý tốt chủ yếu tồn tại ở hai phương diện. Thứ nhất là trình độ thay đổi chế độ. Xét đến cùng, là vấn đề mang tính thuộc tính của chế độ sở hữu, cũng chính là vấn đề an bài công nhân viên chức thất nghiệp.
Phó thủ tướng Hồng khẽ gật đầu hỏi:
- Trước mắt doanh nghiệp nhà nước Ngạn Hoa thay đổi chế độ chủ yếu là dùng phương pháp nào?
Vưu Lợi Dân liền quay đầu nhìn Khâu Minh Sơn nói:
- Đồng chí Minh Sơn, vấn đề này đồng chí trả lời đi.
Công tác cụ thể của địa khu Ngạn Hoa, tất nhiên là phải do Bí thư Địa ủy Ngạn Hoa trả lời rồi.
Khâu Minh Sơn cũng không khách khí, gật đầu, ngồi thẳng người, đáp:
- Vâng, Chủ tịch tỉnh, thủ trưởng. Trước mặt doanh nghiệp nhà nước Ngạn Hoa thay đổi chế độ chủ yếu là ba phương thức. Thứ nhất là tiến hành đầu tư cổ phần hóa toàn bộ xí nghiệp. Thứ hai là nhận thầu kinh doanh, và thứ ba là cho thuê kinh doanh. Trong đó, hình thức đầu tư cổ phần được chia hai phương thức nhỏ. Thứ nhất là tiến cử đầu tư nước ngoài vào hợp tác. Đầu tư bên ngoài chiếm số cổ phần nhất định, chúng ta chiếm số cổ phần nhất định. Tỷ lệ cổ phần dính đến quyền quản lý kinh doanh, không dính đến quyền sở hữu xí nghiệp. Nếu đầu tư bên ngoài chiếm số cổ phần vượt quá 50% thì thuộc tính công hữu của xí nghiệp sẽ không thay đổi. Phương thức còn lại là bán cổ phần cho công nhân viên chức trong công ty, cộng thêm tài chính tư nhân.
- Ừ, cậu cứ tiếp tục đi.
Phó thủ tướng Hồng như thoáng chút suy nghĩ gật đầu, trầm giọng nói.
- Phương thức thứ hai chính là nhận thầu kinh doanh. Cái này khá phức tạp. Đầu tiên là thầu khoán, bình thường là do cán bộ trong xí nghiệp đảm nhận, rất ít là người ở bên ngoài. Phương thức nhận thầu cũng có nhiều loại. Một loại là toàn bộ nhận thầu, toàn bộ xí nghiệp sẽ do người nhận thầu kinh doanh quản lý. Hàng năm sẽ nội cho chính phủ một mức phí quản lý nhất định. Cán bộ công nhân viên chức trong xí nghiệp sẽ do người nhận thầu an bài, bao gồm cả nhân viên đã về hưu.
- Đồng chí Minh Sơn, loại nhận thầu này sẽ không phát sinh vấn đề nào khác sao? Ví dụ như tiền lương và đãi ngộ cho công nhân viên chức thất nghiệp, công nhân viên chức về hưu?
Phó thủ tướng Hồng cắt ngang lời trình bày của Khâu Minh Sơn, hai hàng lông mày cau lại.
Khâu Minh Sơn không khỏi khâm phục nói:
- Câu hỏi của thủ trưởng thật đúng là hai vấn đề khó giải quyết. Việc an bài công nhân viên chức thất nghiệp và về hưu, thầu khoán và cơ quan chính phủ chủ quản thường xuyên tranh cãi với nhau. Trên thực tế, nhân viên thừa nhiều lắm. Cơ cấu trước kia là chế độ công hữu, mập mạp, phản ứng chậm chạp, không thích ứng với sự phát triển của kinh tế thị trường, xí nghiệp thua lỗ nghiêm trọng. Rất nhiều thầu khoán vì để giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ, bình thường sẽ không chịu tiếp nhận nhân viên thừa quá nhiều, cũng không muốn giải quyết vấn đề tiền lương đãi ngộ cho công nhân viên chức thất nghiệp. Đứng trên lập trường công chính khách quan mà nói, người nhận thầu cũng có chút khó xử. Nếu cưỡng chế bọn họ, tiếp nhận tất cả những nhân viên ban đầu thì bọn họ sẽ rất khó quản lý cơ chế, và phí tốn sản xuất cũng sẽ tăng lên. Trong kinh doanh, nếu người nhận thầu không có lợi, bọn họ sẽ không nhận thầu.
- Vậy các người giải quyết phương diện này như thế nào?
Phó thủ tướng Hồng rất chú ý hỏi.
Khâu Minh Sơn trầm ngâm nói:
- Thủ trưởng, nói thật, vấn đề này chúng tôi tạm thời vẫn chưa tìm được phương thức giải quyết thích đáng. Bình thường là do đơn vị chủ quản và người nhận thầu tận khả năng đạt thành nhất trí. Người nhận thầu sẽ bỏ ra một khoản phí dụng, người quản lý sẽ lấy phí dụng đấy mà làm tiền bồi thường cho nhân viên thất nghiệp. Về phần tiền lương cho nhân viên về hưu, thì phải do xí nghiệp chịu. Khoản này rất lớn. Nếu toàn bộ do chính phủ gánh vác thì sẽ không tiêu hóa nổi. Tuy nhiên, huyện Vân Hồ Phạm Hồng Vũ đang thăm dò một số phương pháp mới. Nếu được thì sẽ giải quyết thích đáng vấn đề này.
- Sao?
Phó thủ tướng Hồng lập tức có hứng thú, kinh ngạc nhìn Phạm Hồng Vũ.
- Đồng chí Tiểu Phạm, cậu có biện pháp gì tốt?
- Cải cách chế độ bảo vệ xã hội.
Phạm Hồng Vũ lời ít ý nhiều mà nói:
- Thủ trưởng, chúng tôi đang thăm dò việc cải cách và hoản thiện chế độ bảo vệ xã hội.
Nếu là nghiên cứu công việc thì Phạm Hồng Vũ cũng không có quá nhiều khách khí, trực tiếp trả lời vấn đề của Phó thủ tướng Hồng.
- Cải cách và hoàn thiện chế độ bảo vệ xã hội? Ừ, điều này thật khá mới mẻ và độc đáo. Được, đồng chí Minh Sơn, xin cậu cứ tiếp tục nói. Vấn đề này chúng ta sẽ thảo luận sau.
- Vâng, thủ trưởng. Còn có một loại hình thức nhận thầu nữa là bộ phận bên trong xí nghiệp nhận thầu. Ví dụ như nhận thầu bộ phận sản xuất hay bộ phận tiêu thụ. Bình thường loại tình huống này chỉ phát sinh ở những xí nghiệp thua lỗ chưa nghiêm trọng lắm. Có những xí nghiệp, sản phẩm sản xuất vẫn còn chưa lỗi thời, vẫn còn được thị trường cần, nhưng đường dây tiêu thụ vẫn chưa có, phí tổn tiêu thụ lại quá cao, sản phẩm đọng lại, làm cho xí nghiệp thua lỗ. Tình huống này thì phải cần đến người có bản lãnh, đem sản phẩm bán đi. Hoặc là tiêu thụ thì không thành vấn đề nhưng sản lượng và chất lượng sản phẩm lại không theo kịp. Vậy thì phải đem bán bộ phận sản xuất ra ngoài.
- Haha, quy chế bộ phận sự nghiệp.
Phó thủ tướng Hồng gật đầu mỉm cười nói.
Khâu Minh Sơn cười nói:
- Vâng, chính là có ý như vậy.
- Ừ, tốt lắm. Chỉ cần có hiệu quả, bất kể là phương pháp gì, đều đáng giá được thử một lần. Cậu nói hình thức cho thuê là như thế nào?
- Thuê chủ yếu là cho thuê một số tài sản để đó không dùng. Chúng ta có rất nhiều xí nghiệp, bởi về bên trong thể chế và quản lý có một số vấn đề, hoặc nhiều hoặc ít có một số tài sản để đó không dùng, không thể sinh ra hiệu quả và lợi ích mà ngược lại còn phải bỏ tiền ra bảo dưỡng. Đem một bộ phận tài sản không dùng này ra ngoài thì có thể thu được một số tài chính, đồng thời lại tiết kiệm được phí dụng bảo quản và bảo dưỡng. Từ đó có thể lợi dụng đến mức cực hạn tài sản hiện có để sinh ra hiệu quả và lợi ích. Rất nhiều xí nghiệp nhà nước thay đổi chế độ, thường là hai loại hình thức bất động. Giống như thủ trưởng đã nói, chúng ta đều cổ vũ các xí nghiệp lớn nếm thử. Bắt đầu từ năm ngoái, địa khu Ngạn Hoa đã bắt đầu nếm thử. Đến nay đã hơn nửa năm, trên cơ bản tất cả các xí nghiệp quốc doanh và tập thể đều tiến hành thay đổi chế độ theo hình thức khác nhau. 80% xí nghiệp sau khi thay đổi chế độ đều đã trở mình, hiệu quả và lợi ích kinh tế tương đối khả quan. Tuy rằng cũng khiến cho một bộ phận công nhân viên thất nghiệp, nhưng tiền lương và đãi ngộ của đại bộ phận nhân viên còn lại đều được đề cao, tài chính cũng giảm bớt gánh nặng rất lớn. Tổng thể mà nói, thì lợi lớn hơn hại.
Khâu Minh Sơn khẳng định nói.
- Hha, tốt lắm, chỉ cần hiệu quả và lợi ích kinh tế khả quan, chỉ cần lợi lớn hơn hại thì tốt rồi. đồng chí Lợi Dân, mọi người tiến hành cải cách thăm dò, điều này rất có ý nghĩa. Hiện tại, xí nghiệp quốc doanh trong cả nước đều gặp phải vấn đề thua lỗ. Đây là sự thật khách quan, không thể chối bỏ. Chúng ta nếu muốn làm cải cách mở ra, muốn làm kinh tế thị trường thì cải cách chế độ công hữu chính là một cánh cửa không thể không bước qua. Vấn đề này nhất định phải giải quyết, hơn nữa phải lập tức bắt tay vào làm. Chậm một ngày thì tổn thất một ngày. Chúng ta không thể trì hoãn được nữa.
Phó thủ tướng Hồng nhẹ nhàng vỗ vào tay vin sofa, vô cùng xúc động nói.
Vưu Lợi Dân gật đầu đồng ý:
- Vâng, Phó thủ tướng Hồng, tôi cũng cho rằng, xí nghiệp công hữu thay đổi chế độ là thế sớm phải làm. Làm càng sớm thì đối với xây dựng kinh tế quốc doanh càng có lợi.