Thời trung học, tôi học thêm ở 1 lớp vẽ tranh bên cạnh trường học, giáo viên ở đấy họ Tạ. Thầy Tạ này đã từng nhận được rất nhiều giải thưởng lớn trong giới, học viện mỹ thuật nổi tiếng còn mời thầy về làm giáo viên, nhưng không hiểu sao thầy ấy từ chối, ở đây mở 1 lớp dạy vẽ nho nhỏ cho mười mấy học sinh.
Thầy Tạ vẽ rất đẹp, tính tình cũng tốt, không bạn học nào trong lớp không thích thầy. Năm nay thầy 29 tuổi, lúc nào cũng tươi vui như ánh sáng mặt trời, so với thanh niên chân chính bọn tôi còn rạng rỡ hơn ấy chứ, có người còn bảo mỗi tuần thầy còn đến cô nhi viện làm công ích, quả thực là 1 người đàn ông tốt. Thầy ấy chẳng có khí chất của giáo viên gì cả, mỗi ngày đều cùng bọn tôi cười ha hả, xưng anh gọi em, nhất là khi sửa đổi, nhận xét tranh của chúng tôi.
Tôi không có năng khiếu hội họa, nhưng mẹ của tôi vọng tử thành long, cố gắng nhét tôi vào con đường nghệ thuật, thế nên trong lớp học, tôi là đứa vẽ kém nhất, mỗi lần thầy Tạ ngồi bên cạnh nhận xét tranh của tôi, đều thổn thức mà nắm lấy vai tôi. Chỉ có lúc đấy, thầy mới giống như 1 ông lão đang càu nhàu.
Tôi vẫn nhớ hồi đó, tôi cãi nhau với người thân, bỏ nhà ra đi trong cơn giận dữ – mấy người trẻ tuổi trong thời kỳ trưởng thành đều như vậy, 10 đứa thì 9 đứa có ý định bỏ nhà đi. Lúc đấy chỉ có thầy chứa chấp tôi, tôi còn tưởng thầy sẽ bày ra thái độ của giáo viên mà dạy dỗ tôi, ai mà ngờ thầy dẫn tôi đến tiệm Net chơi thâu đêm, hành hạ tôi đủ điều trong game.
À, đúng rồi, lý do tôi cãi nhau với người thân là bởi tôi không muốn học vẽ, tôi muốn trở thành 1 game thủ chuyên nghiệp. Thầy Tạ – người tàn bạo đập tôi suốt đêm trong game, sờ sờ mấy sợi râu dưới cằm, nói với tôi: “Người trẻ tuổi, ngay cả 1 người chơi nghiệp dư mà cậu cũng không thể đánh lại, vậy thì đừng nghĩ nhiều nữa, tập trung học đại học đi, sau này lên đại học có rất nhiều thời gian để trau dồi kỹ năng chơi, tin thầy thì không sai đâu”
Nói tóm lại, thầy Tạ đối xử với học sinh chúng tôi, hoàn toàn không có vẻ nghiêm túc đứng đắn của giáo viên. Cho đến 1 ngày, thầy ấy dẫn 1 cô bé tầm 12 13 tuổi đến lớp, cô bé gầy gò yếu ớt, cũng không nói chuyện. Thầy Tạ sắp xếp cho cô bé 1 chỗ ngồi trong lớp, cách chúng tôi khá xa, bàn vẽ cũng như các thứ khác đều để trên 1 cái giá, thầy còn dặn chúng tôi không được lấy bút màu của em ấy. Ở lớp vẽ này, đôi khi mọi người sẽ cầm nhầm bút màu của nhau, không có ai bận tâm cho lắm, nhưng thầy nhấn mạnh điều này với bọn tôi.
Này còn chưa tính là gì, bình thường thầy Tạ dạy học rất tùy ý, còn vừa giảng vừa nói chuyện huyên thuyên với bọn tôi, nhưng kể từ khi cô bé trầm mặc ít nói nhưng có tố chất thiên phú kia đến, thầy Tạ cứ như thể biến thành người khác vậy, cả người cứ như treo trên khung, ngày càng đi đứng nghiêm chỉnh, đáng tin cậy cực kì.
Chúng tôi buồn bực, hỏi riêng thầy Tạ: “Cô bé đó là con riêng của thầy đúng không ạ?”
Thầy ấy dời tầm mắt khỏi tiểu sư muội kia, nắm 1 sợi tóc ngay ngắn của mình, có chút ưu thương nói: “Nhìn tôi già lắm sao?”
Lần đầu tiên tôi thấy thầy Tạ quan tâm đến tuổi tác của mình, cười ha hả an ủi thầy: “Không có không có, là do cô bé kia quá nhỏ”
Sau này chúng tôi biết, tiểu sư muội đó tên là Giang Du, là đứa trẻ mà thầy Tạ hay chăm sóc trong cô nhi viện, bởi tài năng thiên phú nên dẫn đến lớp vẽ này học vẽ tranh. Lúc kể cho chúng tôi nghe, thầy ấy cứ khen tiểu sư muội, nói cô bé rất thông minh sáng dạ, cảm ngộ màu sắc tốt, nói chung cái gì cũng tốt, bộ dáng tự hào này thật là làm cho người khác chán mắt mà.
“Da mặt dày như mấy đứa không được bắt nạt con bé đâu đấy, không là thầy sẽ trừng phạt, đặc biệt là mấy đứa nhỏ kia, không có việc gì thì chớ lại gần Giang Du, ảnh hưởng con bé vẽ tranh” Thầy Tạ bất công thật đấy, chỉ thiên vị tiểu sư muội, thường tiến tới xem kĩ lưỡng rồi chỉ điểm cho cô bé.
Chị gái bên cạnh thường nói với tôi: “Haiz, cậu xem thầy Tạ như vậy, có giống 1 ông cha ngu ngốc không?”
Quả thực cũng rất giống.
Thầy ấy mang bữa sáng cho tiểu sư muội, không mang cho bọn tôi. Chúng tôi đều thảm thiết nói thầy Tạ bất công, ai ngờ người này tự tin vỗ bàn nói: “Người ta vẫn là 1 đứa trẻ, các em so đo cái gì?”
“Tụi em cũng là trẻ con mà, đã thành niên đâu! Thầy Tạ, thầy phải chăm sóc những đóa hoa của tổ quốc chứ!” Tôi hô to.
Chưa nói hết, tôi liền bị thầy Tạ nhét 1 quả trứng gà luộc vào miệng.
Có thể thấy, thầy Tạ thực sự rất quan tâm, thương yêu tiểu sư muội, thầy ấy thậm chí còn đi họp phụ huynh cho em ấy, sau đó liền mang 1 đống sách toán đến lớp vẽ ngồi xem, tôi hỏi thầy ấy làm gì, thầy bảo chủ nhiệm lớp của Giang Du nói con bé học toán không tốt, thế nên thầy định dạy kèm cho cô bé 1 chút, thế nhưng tốt nghiệp nhiều năm như vậy, thầy nhận ra kiến thức toán học gần như bay sạch sành sanh. Nói xong thì đau khổ cầm quyển sách toán, hỏi tôi: “Thành tích toán học của em thế nào? Dạy thầy được không?”
“Em học dốt lắm, thầy không biết sao?”
Thầy Tạ im lặng hồi lâu, sau đó tôi thấy thầy ấy len lén khổ tâm nghiên cứu sách toán cấp 2, và rồi 1 ngày, tôi nhìn thấy thầy đang ở phòng vẽ, dạy tiểu sư muội học toán, bộ dạng việc gì khó có thầy lo, xem ra đã tu luyện thành công. Mà tiểu sư muội, thấy thầy câu nào cũng có thể dể dàng giải quyết, liền sùng bái nhìn thầy.
Quay đầu lại, tôi nhìn thấy thầy Tạ mua rất nhiều sách bài tập toán, tự mình làm rồi hôm sau giảng cho tiểu sư muội.
Ừm, quả nhiên rất giống 1 người cha ngốc nghếch.
Trong lớp vẽ có 1 chị tình cảm rất phong phú, cùng bọn tôi len lén thảo luận về người cha ngốc họ Tạ kia, lắc đầu trước câu nói của bọn tôi: “Mấy đứa có phải là tôm điếc không thế? Rõ ràng thầy Tạ có tình ý với cô bé nhỏ kia mà”
“Tuổi hơn kém nhau thì có làm sau đâu, cha chị còn lớn hơn mẹ kế 20 tuổi lận, vấn đề then chốt không phải ở đây. Mấy đứa không nhìn thấy ánh mắt của tiểu sư muội lúc nhìn thầy Tạ à, sáng ngời như vậy, trăm phần trăm khẳng định bọn họ đang thầm mến nhau”
Chúng tôi bán tín bán nghi, sau 1 thời gian dài quan sát, cuối cùng cũng dần tin rồi. Có 1 lần tôi cùng thầy Tạ ra ngoài ăn tôm hùm nhỏ, uống 2 lon bia, hỏi việc này, thầy Tạ giật mình, chột dạ đến suýt sặc, cuối cùng nghiêm túc nói với: “Không được nhắc đến chuyện này nữa, sẽ ảnh hưởng đến Giang Du, nghe chưa!”
“Không nói không nói, đảm bảo không nói, có điều thầy Tạ, thầy nói cho em 1 chút cảm giác trong lòng thầy như thế nào được không?”
Vẻ mặt thầy Tạ bất đắc dĩ, còn có chút xấu hổ: “Mấy người trẻ tuổi các em, việc này có cái gì hay đâu mà bàn tán”
Tôi không để tâm: “Cái này có là gì, mấy đứa tụi em còn ngồi cược khi nào 2 người kết hôn nữa kìa”
Thầy Tạ giơ tay chặn miệng tôi, còn có chút không giải thích được: “Bậy bạ, người trẻ tuổi như mấy đứa tiếp thu chuyện mới mẻ này nhanh như vậy sao?”
“À, em thấy khoảng cách với tiểu sư muội càng nghiêm trọng hơn rồi!” Tôi thấy thầy xấu hổ như vậy liền lên tiếng trêu chọc. Khi đó tôi vẫn còn trẻ, thấy loại tình cảm mông lung ngây ngốc này thì chỉ muốn lên tiếng trêu đùa, nhưng lúc đấy tôi không nhận ra, đằng sau nụ cười của thầy Tạ là nỗi sầu ưu vô tận. Đây không phải 1 đoạn tình cảm ngọt ngào thầm mến, mà là trách nhiệm trầm trọng đang đeo trên lưng thầy ấy.
Lúc đó tôi nghĩ, có thể vài năm nữa, tiểu sư muội sẽ trở thành sư mẫu rồi (vợ thầy), kỳ thực rất tốt. Thầy Tạ là người tốt, thầy ấy có thể chăm sóc cho tiểu sư muội trông giống cún con kia. Mà tiểu sư muội cũng rất thích thầy, chúng tôi cũng nhìn ra được, nếu như con bé có thể đạt được ước muốn, bọn tôi cũng vì con bé mà vui vẻ.
2 người thích nhau thì nên ở bên nhau, mấy người trẻ tuổi như chúng tôi đều ngây thơ nghĩ như vậy.
Sau khi lớn lên mới hiểu được, rất nhiều chuyện không có cách nào nói rõ ràng.
Hôm tôi đi tảo mộ thầy Tạ thì bắt gặp tiểu sư muội Giang Du, tôi biết mỗi năm con bé đều tới, nhưng vẫn chưa từng gặp gỡ. Tôi không biết nên nói gì với con bé, dạo gần đây tôi có nghe qua 1 ít tin đồn, nói con bé là tiểu tam và vân vân thứ khác.
“Giang Du, bây giờ em thế nào rồi?” Tôi chần chờ 1 chút rồi hỏi con bé: “Em có vui không?”
Giang Du gật đầu: “Rất vui, người nhà đều rất quan tâm em”
Bỗng nhiên tôi thấy an tâm, cũng không muốn hỏi nhiều thêm cái gì, tiểu sư muội ngốc nghếch này sẽ không gạt người, nếu vui vẻ thì chắc là thật rồi. Tôi nhìn mộ bia, thầm nói trong lòng: “Thầy Tạ, thầy xem này, tiểu sư muội sống rất tốt, thầy cũng nên yên tâm rồi”
Đến bây giờ tôi vẫn không quên được, lúc thầy Tạ đi, 2 mắt đều không nhắm. Hôm nay, nỗi buồn phiền của thầy, phải chăng đã tiêu tán rồi?