Trở Lại 2009 Ta Làm Lại Cuộc Đời

Chương 32: Đôi Co Cùng Thầy Chủ Nhiệm



Chương 32: Đôi Co Cùng Thầy Chủ Nhiệm

Chương 32: Đối Chọi G·ay Gắt

" Phạm Long! Em đã biết lỗi của mình chưa?" chưa gì hết mà Thầy Sơn đã đánh đòn phủ đầu đối với Phạm Long rồi.

Thông thường giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong cái trường hợp này thì tất cả đều đứng ở kèo trên, chỉ cần trương ra cái mặt lạnh lùng, hàng lông mày chau lại, sau đó là lộ ra sự tức giận, chất vấn thì học sinh có lỳ đòn đến mấy cũng phải cuối đầu nhân sai.

Thế nhưng lần này đối thủ của Thầy Sơn không phải là những đứa trẻ vừa mới bước lên trung học phổ thông, chưa trải sự đời. mà chính là một lão già 50 tuổi, đã trải qua biết bao gian khó của cái xã hội tàn khốc này.

Phạm Long chính là một ngọn cỏ dại mọc bên vệ đường, ngày ngày bị người ta chà đạp, nhưng sức sống mãnh liệt của hắn vẫn cứ vươn lên và phát triển từng ngày. Cũng không như những cô chiêu, cậu ấm sống trong vườn kính đâu.

" Xin lỗi thầy! em thực sự không hiểu thầy đang nói gì!"

Với tâm tư của một người trưởng thành như Phạm Long thì hắn thừa hiểu rõ cái trò chiến thuật tâm lý, hình như theo như trí nhớ kiếp trước thì sinh viên đại học các ngành sư phạm đều có một môn học bắt buộc là tâm lý gì gì đó. Nhưng tóm lại môn này có tác dụng rất lớn trong việc đánh vào tâm lý của học sinh, từ đó mà có thể khai thác, uy h·iếp để dạy dỗ một số thành phần học sinh cho nên người.

Lúc này nếu đổi lại là những học sinh khác, với cái thái độ hưng sư vấn tội đánh thẳng vào đòn tâm lý này của thầy Sơn thì chắc chắn đã có hiệu quả rồi, ngay sau khi Phạm Long bị chấn nh·iếp tâm lý sẽ theo đường lối là lão ấy bày ra đi vào khuôn khổ.

Thế nhưng cách này chỉ có thể áp dụng vào cái thể loại học sinh mới lớn, chưa bị cái xã hội này lừa lọc, uy h·iếp, lợi dụng, chà đạp qua mà thôi.

Còn Phạm Long chỉ có thể tuyên bố một câu " Xin lỗi thầy! không có cửa"

Thầy Sơn thân hình gầy còm, lộ ra một nụ cười lạnh khiến cho sắc mặt lão ấy càng trở nên thâm trầm, càng trở nên thâm hiểm.



" Chuyện cậu làm! Mà cậu không biết hay sao? Tôi cho cậu một phút để suy nghỉ lại chuyện mình đã làm!"

Phạm Long khẽ chau mày một thoáng, ngay sau đó trả lời.

" Thưa thầy! Thật sự trong thời gian gần đây em không có làm gì cả! nếu có sai phạm lớn nhất là em có không nghiêm túc trong giờ kiểm tra môn lịch sử thôi! Nếu vì chuyện này thì thứ sáu thầy có thể phê bình em trước lớp! nhưng lỗi này cũng không lớn đến mức thầy gọi em lên phòng giáo viên ạ!" Phạm Long tỏ ra một chút sự lo lắng.

Thế nhưng cái biểu hiện này trong mắt thầy Sơn không khác gì Phạm Long đang giả vờ. lão có 20 năm kinh nghiệm dạy học, ở trong cái ngôi trường này, có biết bao nhiêu thế hệ học sinh thành tài do một tay ông bồi dưỡng. thậm chí ngay cả trường phòng tài nguyên thị trấn, hay phó chánh thanh tra thị trấn Long Khang khi gặp ông cũng phải tôn kinh gọi một câu Thầy Sơn.

ấy vậy mà ngày hôm nay ông không thể nào bắt thóp được một tên học sinh lông còn chưa mọc đủ như thế này.

Dựa vào cái thái độ này của Phạm Long, thầy Sơn có thể tin chắc rằng cái tên học sinh trước mắt là một tên lão luyện, đã từng phạm rất nhiều lỗi cho nên rất có kinh nghiệm trong việc lên văn phòng gặp giáo viên.

Cho nên lão đã xác định Phạm Long là một tên cực kỳ khó chơi, chỉ thích ăn mềm chứ không thích ăn cứng.

" Hôm qua thầy có nghe đến chuyện em được thầy Hùng chọn vào trong đội tuyển biện luận của trường!" giọng lão có chút hiền hòa.

" À! Thì ra là chuyện này! Em còn tưởng là chuyện kinh thiên động địa gì chứ!" Phạm Long thở ra một cái tiện thể vuốt ngực mình một cái nhẹ nhỏm.

" Long! em nói xem! Tại sao em lại từ chối lời đệ nghị của thầy Hùng! Em có biết đây chính là một cơ hội cho em vươn lên, lớp học mầm non thiên tài sẽ tạo cho em một bệ phóng vững chắc để em có thể tiến xa hơi trong sự nghiệp phát triển của mình!" thầy Sơn bắt đầu dùng những lời lẽ dụi êm hơn để thông não cho Phạm Long.



" Thưa thầy! em đã kế hoạch và dự định riêng của mình trong tương lai, việc tham gia lớp học mầm non tài năng không nằm trong kế hoạch của em!" Phạm Long thẳng thừng nói ra.

" Kế Hoạch! Vậy kế hoạch của em là gì! Em có thể nói cho thầy nghe được không!" Thầy Sơn thật không ngờ tên học sinh phía trước lại khó chơi hơn bản thân nghỉ rất nhiều đành phải tìm cơ hội để tìm điểm yếu của đối phương để lật ngược lại thế cờ.

" Vậy! theo thầy nếu như em học ở lớp Hùng Biện của thầy Hùng thì em sẽ nhận được lợi ích gì? Bây giờ và cả tương lai sau này!" Phạm Long không có trực tiếp trả lời mà hỏi ngược lại từ thể bị động chuyển sang thế chủ động khiến cho thầy Sơn không kịp trở tay.

" Lợi ích đương nhiên là có rất nhiều, đầu tiên em sẽ được tiếp xúc với một lượng kiến thức, tinh hoa học thuật. những thứ này sẽ giúp cho em nâng cao tầm hiểu biết, học thứ của bản thân"

" Em có thể tiếp xúc, giao lưu với những tài năng cùng thế hệ, để học hỏi, giao lưu, kết bạn tạo mối quan hệ!"

" Nếu như em có thành tích tốt thể thì có thể tuyển sinh thẳng vào các trường đại học danh tiếng!"

" Được tham gia vào lớp Đối Tượng Đảng. . . . !" Thầy Sơn đang định nói tiếp thì Phạm Long trực tiếp ngắt lời lão ta.

" Vậy thưa thầy! mục đích cuối cùng việc học cấp ba là gì ạ!" Phạm Long hỏi một câu không đâu.

" Đương nhiên là để thoát khỏi hai từ mù chữ! Đây là năm 2009 cũng không phải là những năm, những năm khốn khó của đất nước! không phải chỉ cần biết đọc biết viết là không bị mù chữ! Ngay lúc này để không phải gọi là mù chữ thì ít nhất phải tốt nghiệp cấp ba, phải biết một chút ngoại ngữ, một chút kỹ năng máy tính! Như vậy mới không được xem là mù chữ!" Thầy Sơn đem suy nghĩ, triết lý của mình ra nói.

Những lời này nghe qua có chút chói tai, thế nhưng đây chính là sự thật của thời đại, xã họi ngày càng đi lên ngày càng phát triển thì các chỉ tiêu, mục đích, điều kiện cũng phải được nâng tầm cao hơn.

Lấy một cái ví dụ đơn giản đó chính là 30 năm trước khi đất nước còn đang trong giai đoạn khó khăn thì chỉ cần bạn biết đọc, biết viết thậm chí bạn không cần học đến trình độ lớp năm, là bạn có thể làm giáo viên dạy chữ cho trẻ em trong làng rồi.

Hay là 20 năm trước bạn chỉ cần học đến lớp 12 thôi thì bạn đã đủ trình độ làm đến chức chủ tịch xã dưới thôn quê rồi.



Hay là 10 năm trước chỉ cần bạn có một chút ngoại ngữ, tiếng anh trong người là bạn có thể vào làm trong các công ty nước ngoài, đãi ngộ vô cùng cao rồi.

Và như hiện tại, năm 2009 này yêu cầu đầu ra của tất cả sinh viên đại học khi ra trường ngoài việc phải qua tất cả các môn học qua thì phải có trình độ tiếng anh như Toiec 500 hay 650 gì đó.

Vào cái thời điểm này tốt nghiệp được đại học thì cũng được xem là một nhân vật có danh tiếng, có tương lai, có một chút địa vị trong xã hội.

Thế nhưng 10 năm về sau thì sao? Cử nhân đại học, thạc sĩ đại học nhan nhãn ngoài đường, ra ngoài đường tùy tiện gọi một cú điện thoại là có cả chục người như thế tiến đến mời chào bạn.

Về sau có một câu lưu truyền như thế này " Học đại học cho lắm! Cử Nhân – Thạc Sĩ đồ! Cũng chạy xe ôm công nghệ mà thôi!"

Tuy những lời này của Thầy Sơn có chút phản cảm với đại đa số những người khác, nhưng tầm nhìn của một giao viên này không hề tầm thường một chút nào cả. không hổ là một người từng du học sang Nga, tầm nhìn phải xa hơn nữa giáo viên khác rất nhiều.

Nhưng người đối diện với Thầy Sơn lúc này không phải là một chàng thiếu niên cấp ba, mà chính là một người thiếu niên có độ tuổi tâm lý 50, phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió cuộc đời, trải nghiệm về cái xã hội này giữa thầy Sơn và Phạm Long chưa chắc ai hơn ai đâu.

" Vậy sau khi tốt nghiệp cấp 3 rồi sao nữa! là tiếp tục vì thành tích của trường mà thi đậu vào các đại học, các trường đại học danh tiếng! để mang lại danh tiếng cho trường!"

" Rồi sau khi vào học đại học thì sao? Không phải cũng phải cố gắng học tập thật tốt để có được một cái bằng đại học trong tay! Rồi thế nào nữa! ra trường kiếm một công việc mà mọi người cho rằng nhẹ nhàng, không đổ giọt mồ hồi, là lương lại cao! Đại ngộ thật tốt!" lúc này Phạm Long chính thức phản pháo lại.

" Từ trước đến nay em quan niệm về việc học như thế này"

" Đó chính là một đứa trẻ từ khi mới lọt lòng mẹ cho đến người vừa mới c·hết! tất cả ai nấy đều phải học cả! nhưng học cái gì mới là quan trọng, học cái gì mới là thiết thực nhất, học cái gì thật sự giúp ít cho bản thân!"

" Chứ không nên chạy theo số đông, chạy theo xu hướng một cách đại trà như thế!"