Chẳng nghe thấy gì cả Thầy giáo trẻ hỏi học sinh: – Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành? – (Im lặng) – Nào Peter, em có biết không? -Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ. – Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ. – Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không? – Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già? – Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả. *** Trà trộn vào đám đông Một sinh viên đến muộn giờ thi viết. Sau khi cố nài nỉ ông giám thị, cậu ta được chấp nhận vào thi với lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng sẽ không nhận bài nộp trễ sau 5 phút. Hết giờ, cậu sinh viên kia lên nộp bài chậm 15 phút và bị giám thị từ chối thẳng thừng. Cậu vẫn gan lì tiến sát đến bàn giáo viên và hỏi: – Thầy có biết em là ai không? – Dĩ nhiên là không. – Chẳng nhẽ thầy không nhớ nổi cả tên em ư? – Không biết! Và tôi cũng chẳng cần phải biết em là ai – ông thầy mỉa mai, không thèm nhìn cậu sinh viên. – Vậy thì xin lỗi thầy nhé! – cậu ta nhanh tay nhét bài của mình vào giữa xấp bài trên bàn và biến khỏi phòng. *** Ghế nào? Một giáo sư triết học lập di ra một bài thi cho sinh viên. Cả lớp đã sẵn sàng chuẩn bị, giáo sư nhấc ghế của mình lên, đặt nó lên bàn và viết lên bảng: “Sử dụng tất cả những gì chúng ta đã học, bạn hãy chứng minh cái ghế này không tồn tại”. Các sinh viên cắm đầu cắm cổ viết. Có những sinh viên viết hơn 30 trang trong một giờ để cố gắng chối bỏ sự tồn tại của cái ghế. Chỉ có một thành viên của lớp đã đứng lên và kết thúc bài thi trong chưa đầy một phút. Mấy tuần sau, điểm được công bố. Đa số sinh viên thất vọng vì không ai đạt điểm A, ngoại trừ anh chàng ra khỏi phòng thi sớm. Mọi người kéo đến hỏi anh đã viết gì trong bài thi. Anh này trả lời: “Tôi chỉ viết vỏn vẹn hai từ: Ghế nào?”