Mụ Tư Hồng vốn là gái ” lầu xanh ” nhờ thế lực quan lại và thực dân Pháp mà được nhà vua ban cho bốn chữ . ” Tiết hạnh khả phong ” . Mụ bèn mở hội ăn mừng , mời đủ mặt anh em , bạn bè xa gần . Cụ Nguyễn Khuyến cũng được mời nhưng không đến . Mụ cho người nhà mang lễ đến xin cụ đôi câu đối . Cụ chỉ cho một chữ ” Phúc ” to tướng . Bức trướng treo lên , mọi người đều hiểu rằng nhờ có phúc đức tổ tiên nên chủ nhân mới được vinh hiển như ngày nay . Thực ra chữ ” Phúc ” có nghĩa là phúc đức , nhưng ý cụ Nguyễn Khuyến là ám chỉ bụng mụ Tư Hồng ( Chữ Hán cũng có một chữ nữa , đọc là ” Phúc ‘ , nghĩa là bụng to lắm . Chữ phúc viết to ) Mặc dù không được mời , Xiển vẫn cứ đến đám nhà mụ chơi . Cơm rượu xong , nhìn thấy chữ ” Phúc ” trên bức trướng , Xiển bò ra cười . Ai nấy ngạc nhiên hỏi . Xiển nói : – Mời chủ nhân lai đây tôi mới nói . Trước mặt mụ Tư Hồng và đông đủ khách khứa , Xiển giảng giải : – Như thế này là chủ nhân đã khoe rằng mình ” bán trôn nuôi miệng ” rôi ! Đây nhá ! Nửa bên này của chữ phúc là chữ ” y ” là áo , nửa bên kia có chữ ” khẩu ” là miệng và chữ ” nhất điền ” là một phần ruộng . Như thế có nghĩa là chỉ một phần ruộng thôi ; tức là chỉ có một cái trôn thôi , vậy mà đủ cả ” cơm ” ăn lẫn ” áo mặc ” ! Nghe Xiển giảng giải , không ai nhịn được cười và khen là chí lý. Còn mụ Tư Hồng xấu hổ không biết làm thế nào , đành vờ cáo mệt , vào nghỉ ở buồng trong . Tagged kho tàng truyện cổ tíchTruyện cổ tíchtruyện cổ tích cho bétruyện cổ tích hay cho bétruyện cổ tích hay nhấttruyện cổ tích thế giớiTruyện cổ tích Việt NamTruyện cườiTruyện dân gian