Tuyển Tập Truyện Dân Gian Việt Nam

Chương 86: Chua ngọt tại cây



Câu Chuyện Quà tặng cuộc sống: Chua ngọt tại cây

Chua ngọt tại cây


Chung Khánh Dư là danh sĩ ở Liêu Đông, đi xuống miền Nam thi Hương. Nghe nói ở phủ Phiên Vương có một Đạo sĩ biết được họa phúc của người ta, nên nóng lòng muốn xem cho rõ điều hung, kiết, nhưng còn ngần ngại, bèn gọi tiểu đồng là Cát Nha đến, mà nói rằng: – Ta muốn đi coi bói, nhưng sợ mình là người có học, mà lại chuộng ba cái… thần tiên đó, thì mất mặt đi chăng? Cát Nha từ tốn đáp: – Từ xưa đến nay, biết bao Công Hầu Khanh Tướng đều ao ước biết chuyện tương lai, mà chẳng có ai ra làm sao hết cả, thì lý do chi phải sầu bi ôm lấy? Khi ở cõi trần vui ít… đục nhiều hơn. Khi đám tha nhân chỉ biết cao sang là quan trọng. Khánh Dư bỗng lặng người đi một chút, rồi yếu ớt nói rằng: – Dẫu là vậy, nhưng ta dù gì cũng là danh sĩ đời nay. Há lại để cõi… bên kia phủ lên điều tai tiếng? Cát Nha nghe vậy, mới trố mắt ra nhìn Khánh Dư, thì thấy vẻ mặt ngây ngây như mang điều khó nghĩ, bèn thì thào bảo dạ: – Muốn, mà sợ người ta biết được điều mong ước của mình, đến nỗi phải giấu đi, thì đúng là người biết nhìn sau trông trước. Tự biết mình là người có học, thấm đạo Thánh hiền, nên biết trọng nhẹ cân phân. Không dám coi bởi sợ người ta nói đến, thì đúng là người biết bỏ nhỏ lượm to, biết hy sinh cái riêng để mưu cầu… đại cuộc. Có điều, vì sợ mất mặt mà sinh điều nói dối. Dối cả với người dối tận đến thân ta, thì cái dối kia lại khéo ra… hay hơn điều nói thật… Nghĩ vậy, Cát Nha cười một nụ thật tươi, rồi mạnh dạn đáp rằng: – Nếu có điều tiếng gì. Cậu cứ đổ cho con, thì khỏi phải lo lắng điều chi hết cả! Khánh Dư gật gù đáp: – Ăn cây nào rào cây nấy, thì phải rào… kỹ kỹ, để con cháu còn có trái mà ăn. Chớ không thể chỉ biết ăn mà có hoài mãi được! Rồi mấy hôm sau, Khánh Dư đến gặp Đạo sĩ, thì thấy nhiều người bu kín chung quanh, tưởng chừng ruồi bay cũng hổng lọt. Khánh Dư không biết làm sao, mới rầu rầu tự nhủ: – Tai vách mạch rừng. Người mà như kiến kiểu này, còn dấu đặng hay chăng? Đoạn, dợm bước ra về, bỗng thấy Đạo sĩ vẹt đám đông chạy đến. Ngó tới ngó lui, rồi hớn hở nói rằng: – Trong kho tàng của con người. Quý nhất là cái Đức. Nay thí chủ có Đức, thì còn lo lắng làm chi nữa? Rồi thuận tay kéo Khánh Dư vô nhà nói chuyện. Huyên thuyên một hồi, bỗng nhìn ngay vào mặt của Dư, mà thận trọng nói rằng: – Giày còn có số, huống chi đời sống của một con người. Nay thí chủ cùng ta gặp duyên hội ngộ, thì tiếc gì mà chẳng giúp nhau một hai lời đoán điếc. Thí chủ nghĩ sao? Khánh Dư ngập ngừng bởi chưa biết tính mần răng cho phải. Chợt nghe Đạo sĩ nhẹ nhàng nói tiếp: – Không thành thật với mình, thì sao thành thật với người? Thí chủ trong lòng thì muốn, mà ngoài lại tỏ bộ như không. Há chẳng khiến cho người ta thêm phần thắc mắc? Khánh Dư vội vàng đáp: – Tôi là danh sĩ đất Liêu Đông, nên nguyện suốt đời coi… bằng cấp là quan trọng. Nay đến được đất này, lại nghe tiếng Đạo sĩ có thần thông cái thế. Biết được tương lai, nên lòng tràn hâm mộ. Ngặt một nỗi nếu tôi nhảy ào vô coi bói – mà lỡ đụng đồng hương – thì tiếng xấu kia bao giờ mới rửa được?- Đạo sĩ liền kéo Khánh Dư tới vách nhà. Chỉ vào đồ hình huyệt đạo đang còn treo trên vách, rồi hỏi: – Thí chủ có biết tử huyệt nằm ở đâu không? Khánh Dư lắc đầu đáp: – Không! Đạo sĩ lại kéo Khánh Dư đi ra trước cửa, rồi chỉ vào tấm hình Bát quái, mà chậm rãi hỏi rằng: – Thí chủ có hiểu hết những điều mầu nhiệm của nó chăng? Khánh Dư hoảng hồn đáp: – Không! Lúc ấy, Đạo sĩ mới nở nụ cười độ lượng, mà nói rằng: – Trường học, chỉ là một phần của trường đời. Thí chủ có thể làu thông vạn quyển, để đạt chữ công danh, nhưng cái đạt đó, chỉ ép phê trong vài lãnh vực. Thí chủ có vài cái bằng, mà đã sợ người ta dị nghị nói này nói nọ – đến độ không dám sống thật với bản thân – thì còn mong chi ở trường đời đó nữa? Đoạn, nhìn thẳng vào mắt của Khánh Dư, mà nói: – Cái thí chủ biết chỉ bằng giọt nước. Cái thí chủ không biết, là cả một đại dương. Hà cớ chi lại bận tâm đến sự khen chê, mà để cho đời mình tăm tối? Rồi lại hỏi: – Thí chủ có muốn biết tương lai của mình không? Khánh Dư rụt rè đáp: – Dạ có. Đạo sĩ nói: – Thí chủ phúc mệnh rất bạc. Tuy nhiên, khoa thi này có thể đỗ được. Chỉ sợ khi vinh quy rồi, không gặp mẹ nữa mà thôi! Khánh Dư là người rất có hiếu, nghe nói thế bèn rống lên mà khóc. Cát Nha thấy vậy, mới lấy vội cái khăn, rồi ấp úng nói rằng: – Khi mở mắt chào đời, là đã báo cảnh biệt ly, thì cớ chi cậu lại khóc nhiều đến thế? Vả lại, từ nào tới giờ, nước mắt chảy xuống chớ nào chảy ngược lên, thì mẹ có tiếp tục… hy sinh cũng là điều dễ hiểu. Khánh Dư chậm vội đôi dòng nước mắt, rồi nắm lấy tay của Cát Nha, mà hỏi dồn hỏi tới: – Bình thường ngươi hay nói lời mộc mạc dễ nghe, mà nay lại huyền bí cao thâm khiến lòng không hiểu được, là cớ làm sao? Cát Nha liền ghé miệng vào tai, rồi thu hết sức hơi mà nói này nói nọ: – Bà đã hy sinh gần hết cuộc đời cho cậu, thì còn một chút này. Chẳng lẽ bà từ chối đặng hay sao? Theo ý em thì cậu cứ lo chuyện công danh cho tới bờ tới bến – rồi hẵng chạy về lo chuyện… đám ma – thì vẫn hơn bỏ thi mà về ngay gối mẹ. Chớ cứ nôn nóng lên đường cho mau chóng – mà mẹ vẫn… đi – thì cái gấp đó chẳng ăn thua gì hết cả, bởi số đã tới bà làm sao trốn thoát? Khi sinh tử có phần đã định liệu cõi cao. Đã dzớt ngay tên làm sao bà tránh được? Khánh Dư mặt cắt không còn hột máu. Chẳng biết tính sao. Mãi một lúc sau mới thì thầm bảo dạ: – Mẹ già thì mẹ quy tiên. Cõi dương gian ai mà chả thế? Có điều. Mình mê đắm chuyện bằng cấp – mà bỏ mẹ một bên – rồi lỡ thế nhân nói làm sao mà đỡ được? Đoạn, quay mặt qua nhìn Cát Nha, rồi mạnh dạn hỏi rằng: – Công danh và tình mẫu tử. Cái nào nặng hơn? Cát Nha vội liếc Đạo sĩ một cái, rồi nói những lời nghe thấy mẹ thấy cha: – Cậu mà thi đậu, ắt có ngày bái tổ vinh quy. Chừng lúc ấy xây… mả cho to cũng như là báo hiếu. Còn bây giờ cậu quay về. Trước là lỡ chuyện công danh, sau cũng chẳng giúp cho mẫu thân kéo dài thêm tuổi thọ, rồi lúc đó bà con chòm xóm – vốn quý những người lắm bạc lắm kim ngân – sẽ chê bai không thèm chơi với cậu. Chừng lúc ấy mới chằng ăn trăn quấn. Mới biết cuộc đời lắm đục thật ít trong. Mới biết có công danh là có liền tất cả… Khánh Dư nghe thế, trong bụng đã muốn chơi luôn, nhưng nước mắt ở đâu bỗng ào tuôn như thác, bèn giật mình bảo dạ: – Ta chuộng bằng cấp mà bất hiếu với mẹ, thì ở mai này. Con ta sẽ ra sao? Hay lại đối với ta như tấm gương đang bày ra trước mắt? Đoạn bước lại gần bên Đạo sĩ, mà thảng thốt nói rằng: – Năm này thi không được thì năm khác. Chớ tôi không về, thì… di chúc làm sao mà lấy được? Đạo sĩ đáp: – Đi hay ở là tùy thí chủ. Bần đạo không quyết. Chỉ là bỏ khoa này, thì chẳng thể nào đỗ nữa được đâu! Khánh Dư buồn bã thưa: – Mẹ chết mà không về, thì lỗi đạo làm con. Không đạt chữ công danh, thì lỗi đạo làm dân trong một nước. Lỗi với mẹ, thì chỉ có một người, nhưng lỗi với quốc gia, thì biết bao giờ mới trả được? Nói rồi, khóc lóc rất là thảm thiết. Đạo sĩ thấy vậy, mới nắm lấy đôi vai, mà nhỏ nhẹ nói rằng: – Bần đạo với thí chủ kiếp trước có một chút duyên, nên ngày nay sẽ hết lòng cứu giúp. Đoạn thò tay vào túi lấy ra một hoàn thuốc, rồi nói với Dư rằng: – Bây giờ, thí chủ hãy gấp rút sai người đi suốt ngày đêm, đặng kịp dâng hoàn thuốc này cho bá mẫu, thì kiếp nhân sinh sẽ kéo dài thêm đôi tháng. Chừng lúc đó thí chủ đã thi xong, thì vẫn đủ thời gian để trùng phùng với mẹ… Khánh Dư nghe thế mắt sáng lên. Tưởng trúng số… đuôi cũng khó lòng vui hơn thế được, bèn vòng tay tạ Đạo sĩ một phát, rồi hớn hở nói rằng: – Vay nên nợ, đợ nên ơn, thì nghĩa cử hôm nay, nguyện sẽ có ngày báo đáp. Đạo sĩ liền xua nhẹ cánh tay, rồi dịu dàng nói rằng: – Bần đạo làm chẳng nghĩ đến ơn, thì nhắc đến làm chi cho thêm phần khúc mắc? Khánh Dư liền sai Cát Nha lên đường cho kíp, rồi vội cáo từ cho kịp đến trường thi. Mấy hôm sau, khi chuyện thi cử đã xong, Khánh Dư liền quay về với mẹ, thì biết được mẹ trong mình khỏe khoắn, mới thấy dạ an tâm, mà nói này nói nọ: – Con tưởng chuyến này mẫu tử chia ly. Chớ có dè đâu mẹ lại… tươi ra như hồi ba năm trước. Bà mẹ cười cười, bảo: – Thuốc thiệt có khác. Để vô một cái là thấy phẻ phắn ngay. Chớ chẳng phải ưu tư theo tháng ngày chờ đợi! Khánh Dư mừng hổng biết để đâu cho hết, nên chắp tay lại mà vái lịa vái lia, rồi thích thú mà nói với mẹ rằng: – Họa phúc của người ta thiệt khó mà lường trước được, nên con nguyện với lòng: Sẽ chẳng bao giờ phải làm điều khuất tất – hầu đáp lại hồng ân – đã nhận của trong xanh mà chẳng tốn hao gì hết cả! Bà mẹ bỗng cau mày lại, rồi bực mình gắt nhẹ với thằng con: – Phàm ở đời mà muốn được cao sang, thì phải nằm lòng câu dạy dỗ, là: thẳng thắng thật thà thường thua thiệt. Vậy nếu hổng muốn thua thiệt thì đừng… thật thà. Chớ cái gì con cũng bày ra hết ráo, thì biết bao giờ mới rạng được tông môn? Mấy ngày sau, mẹ của Khánh Dư hoàn toàn khỏe mạnh, lại được tin con mình đỗ đầu thi Hương, nên thắp vội nén nhang mà tỏ phân điều hơn thiệt: – Thời buổi bây giờ, người ta thường định giá trị của một người trên số tiền mà họ kiếm được. Nay con ông đã công thành danh toại. Bảng hổ đề tên, ắt ông cũng được… ngậm cười nơi chín suối… Đoạn, bà dừng lại một chút để thở, rồi hào hứng nói tiếp: – Ông sống khôn thác thiêng, thì xui khiến cho con gặp được một người hái ra… tiền mà nâng khăn sửa túi. Chớ đừng lầm lạc mà thương kẻ khó khăn, kẻo phí đi một đời sinh thành dưỡng dục. Chớ tui thấy người ta… hột này hột khác – mà mình chỉ hột… thị cầm chơi – thì tránh sao khỏi nỗi tủi thân đêm ngày dính Tagged Truyện dân giantruyện dân gian chọn lọc