Xứng chứ, không xứng thì việc gì tôi phải học lại đến mức xuất huyết dạ dày để thi vào trường của cậu ấy?
Hiển nhiên, cậu ấy thấy tôi không xứng.
Lục Lương Đình quay người bước đi.
Tôi kéo vạt áo của cậu ấy.
Câu tiếp theo của cậu ấy khiến trái tim tôi thắt lại.
Mấy giây sau, cậu ấy xoay người nhìn chăm chú vào mắt tôi và hỏi tôi từng câu từng chữ: “Lát nữa tôi đi ăn đêm với bạn gái. Cậu đi cùng không?”
Ơ, cậu ấy có bạn gái rồi sao?
Theo như những gì tôi hiểu về cậu ấy, tôi không tin.
Nhưng lúc bạn nhảy mặc váy đỏ tối nay của cậu ấy xuất hiện ở góc đường phía trước, tôi không thể không tin.
Không phải ai cũng có thể đứng yên một chỗ chờ bạn.
Nhìn hình bóng thân thiết của hai người họ dần khuất xa, mắt tôi nhòa lệ.
Tôi chạm nhẹ lên khóe mắt.
Buổi tối ở đại học lạnh thật.
4
Mọi người cho rằng như vậy đã làm tôi đau lòng rồi sao?
Không có đâu.
Sau khi nhìn rõ cô nàng mặc váy đỏ đó, trong lòng tôi vui như nở hoa vì trên cổ cô nàng gồ lên yết hầu của con trai.
Lục Lương Đình à.
Cái này tôi hiểu rõ lắm đấy.
Cậu ấy là thẳng, không cong được.
Ôi!
Lục Lương Đình từ chối tôi là rất hợp lý, ai bảo trước đây tôi cũng đá cậu ấy chứ.
Cậu ấy đi ăn đêm, vậy tôi đi uống rượu thôi.
Như thế này mới phù hợp với phong cách “gái hư” của tôi chứ.
Khuynh Tâm Tiểu Quán là nơi thích hợp.
Tôi vô tình tìm thấy một quán rượu nằm khuất trong con hẻm nhỏ.
Chủ quán là người phụ nữ có mái tóc xoăn dài kiểu Hồng Kông.
Chị ta mặc một chiếc váy độc đáo màu vàng giống hình quả chanh.
Khuôn mặt vừa trẻ trung vừa quyến rũ, không thể nhìn ra tuổi thật.
Điếu thuốc dài kẹp giữa hai đầu ngón tay mảnh khảnh. Chị ta thổi một hơi thuốc về phía tôi.
“Em gái có muốn gọi combo Khuynh Tâm không?” Lần đầu tiên tôi đến đây, chị ta đã hỏi tôi như vậy.
Một combo Khuynh tâm chỉ bao gồm một bình rượu 1080.
Thứ được bán là sự lắng nghe của bà chủ.
Úi chà! Tiền này dễ kiếm thật đấy.
Ngày ấy tôi không cần, nhưng nay thì có.
“Ok, cho một chai đi.”
“Em gái, trong mắt em có sự cô đơn, trong lòng có tâm sự, mà chị đây vừa hay có rượu.”
Cặp môi đỏ mọng của chị ta nhấp một ngụm chất lỏng màu vàng.
Tôi gọi rượu, chị ta lại uống.
Tôi không chịu thua, uống một ngụm lớn.
“Nói đi, bắt đầu từ đâu nhỉ?”
“Tùy chị, tối nay tôi nghe chị.”
Trong quán rượu lờ mờ tối, đầu óc tôi rối bời như bông gòn.
Từng khung cảnh lập tức hiện lên trong đầu tôi, cuối cùng dừng lại ở năm tôi mười sáu tuổi.
Ở quán mì nọ, tôi gặp được một thiếu niên tuy ngoài mặt lạnh lùng nhưng bên trong ấm áp.
Đó chính là Lục Lương Đình.
Hôm đó tôi gọi điện cho mẹ: “Tuần này mẹ và bố có tới thăm con không?”
Thực ra điều tôi muốn hỏi hơn là: Bà nội có tới được không?
Đã hai tháng nay tôi chưa gặp bà, đương nhiên cũng chưa gặp bọn họ – người thân của tôi.
“Con đã lên cấp ba rồi mà vẫn không thể tự chăm sóc mình à? Mẹ đang bận, tuần sau rảnh sẽ tới thăm con.” Mẹ tôi một bên thờ ơ nghe điện thoại, một bên như đang thu dọn đồ đạc.
“Mẹ, hôm nay là…” sinh nhật con.
Tôi còn chưa nói xong, ở đầu kia đã truyền tới tiếng thúc giục của hai đứa em song sinh trai gái: “Mẹ, nhanh lên! Con muốn đi cắm trại ngay bây giờ…”
Tôi lập tức hiểu ra tuần này sẽ chẳng có ai tới đâu. Tất cả đều đi cắm trại, nào có rảnh lái xe bốn trăm ki-lô-met tới thăm tôi chứ.
Sau khi tắt máy, bụng tôi cứ lâm râm đau. Lại đến tháng rồi.
Tôi nhớ bà nội nói rằng ăn đồ nóng có thể giảm đau.
Trong phòng vắng vẻ quá, muốn gặp ai đó.
Tôi tùy ý mặc một cái quần đùi trắng ra ngoài.
Đang là đầu giờ chiều mùa hè, không phải giờ ăn cơm. Nếu muốn ăn nóng thì hình như hơi khó tìm, đặc biệt là ở khu chung cư cao cấp này.
Ma sai quỷ khiến, tôi đi đến một ngôi làng trong thành phố.
Ở góc phố, có một quán mì trứng Phúc Kiến đang mở cửa.
Rất nhỏ, rất cũ kỹ, nhưng vẫn khá sạch sẽ.
Một thiếu niên cao ráo mảnh khảnh đang ngồi đọc sách bên cái quạt cũ. Tư thế của cậu ấy như đang ngồi trong thư viện.
Tôi đến gần một chút, thấy cậu ấy đang xem nhạc phổ. Mới mẻ đó.
Cậu thiếu niên nhìn chằm chằm tôi vài giây với vẻ kinh ngạc, rồi nhanh chóng gập cuốn nhạc phổ lại và đứng lên.
Tôi trợn mắt nhìn cậu ấy: “Nhìn cái gì? Chưa thấy gái đẹp bao giờ à?”
“Muốn ăn gì?” Giọng nói của con trai ở kỳ vỡ giọng nghe hơi khàn.
“Mì trứng Phúc Kiến, nấu nóng một chút. Nhanh nhé!”
Cậu thiếu niên nhẹ giọng đáp rồi đi nấu mì, động tác cũng coi như nhanh nhẹn.
Không lâu sau, một bát mì nóng hổi đã đến.
Điều không hay lắm là trên mì có rắc hành và rau cần.
“Tôi không ăn hành.”
Cậu thiếu niên ngẩn người một lúc, rồi lấy đôi đũa sạch cẩn thận gắp hành ra.
“Tôi cũng không ăn rau cần.”
Đôi mắt đan phượng dài và hẹp của cậu ấy nhìn tôi. Cậu ấy lặng lẽ gắp cần tây ra như trước.
“Nước dùng có mùi của hành với cần tây.” Tôi tiếp tục nói.
Tôi thừa nhận là tôi cố ý đấy. Vừa bước vào quán, tôi đã nhận ra cậu ấy rồi.
Thứ sáu tuần trước, lúc tan học ở cổng trường, có cô nàng tóc ngắn giẫm bẩn đôi GUCCI màu trắng tôi mới mua.
Tôi chỉ bảo cô ta lau sạch rồi hẵng đi, cô ta liền ấm ức tới nỗi rơi nước mắt.
Làm vậy không đúng à? Cô ta giẫm giày tôi những hai lần đó.
Tôi là ai? Tôi là con hư nhà người ta trong mắt của thầy cô và học sinh trường THCS số bốn.
Bọn họ nói: “Có người đẻ mà không có người dạy mới thành ra một đứa như thế.”
Chẳng sao cả, tôi vẫn tiếp tục hư hỏng vậy đó.
Thấy xin lỗi chẳng có tính thực tế gì cả, tôi liền đổi suy nghĩ. Nếu tôi giẫm giày cô nàng, tôi cũng sẽ lau cho cô ta.
Đó mới là tích cách của tôi.
Cảnh tượng lúc ấy khá thần kỳ. Tôi kéo không cho cô ta đi, cô ta khóc tới nỗi mũi đỏ au, cứ cúi đầu xin lỗi mãi, nhưng không chịu lau.
“Đều là bạn học với nhau, cậu ấy đã xin lỗi rồi mà còn không tha à?” Một thiếu niên thanh tú bước tới.
“Cô ta phải lau mới được đi.” Tôi vẫn giữ vững quan điểm của mình.
“Cậu ép một nữ sinh ngồi xổm trước mặt để lau giày cho cậu?" Vẻ khó chịu hiện ra trên gương mặt cậu ấy.