Ngoài ra, Nguyễn Long Duy có hỏi qua Vua Hùng rằng Vua Hùng có biết dùng phép thuật hay không.
Lúc đó Vua Hùng trừng lớn 2 mắt, nghi hoặc nhìn chằm chằm vào Nguyễn Long Duy.
Lúc lâu sau, Vua Hùng mới cho ra đáp án.
Vua Hùng nói, Văn Lang lập quốc từ lâu, mấy trăm năm về trước, cụ thể không rõ ràng, đời đời vua đều kế thừa chữ Hùng sau tên, gọi là Vua Hùng.
Trong tổ sử có ghi chép, Vua Hùng đời đầu dùng phép thuật điều khiển lửa để công chiếm các bộ lạc khác, thống nhất vùng bình nguyên phía Nam.
Khi đó, ngài ấy đội trên đầu 1 cái nón lông chim, sách ghi trong đó có 1 chiếc lông chim đến từ Lạc Thần, nhờ có nó mà giang sơn mới có thể thống nhất được.
Hiện tại, mũ lông chim đã được cất giữ kĩ càng, không có tai họa liên quan đến tồn vong của quốc gia thì không được lấy ra.
Vì vậy, ngay cả thân phận cao như Chử Sen cũng không được nhìn qua.
“Ra là vậy, đúng thật là huyền diệu.”
“Nhưng vì sao Lạc đại nhân can thiệp được vào lịch sử, còn ta thì không?
Chẳng lẽ Lạc đại nhân thật sự tồn tại trong lịch sử? Như thế tứ đại thần thú của Trung Quốc cũng có tồn tại? Khi nào gặp Lạc đại nhân phải hỏi mới được.”
Vừa suy nghĩ vừa bước về phòng của mình. Nguyễn Long Duy nhận ra có điểm không thích hợp.
Lại có chuyện gì đây? Vì sao lại đông người trước gian phòng của ta như vậy?
“Anh binh sĩ, anh lại xem thử có chuyện gì. Sao đông người tụ tập thế.”
“Tuân lệnh.”
Binh sĩ mau chóng đi đến đám đông, bắt chuyện với một ông lão lớn tuổi lưng còng mang 1 cái giỏ trúc.
Hỏi han vài câu, binh sĩ trở lại.
“Bẩm đại nhân, đằng kia là người của xưởng chế tác, chuyên về điêu khắc các loại đồ bằng ngọc.
Ổng nói muốn tìm ngài để làm cho ngài một món đồ. Đương nhiên, ngài có thể tùy yêu cầu.
Ổng chưa từng thấy khối ngọc nào đẹp và lớn như vậy, nên dự tính làm cho ngài một chút gì đó.”
“Thì ra là thế.”
Nguyễn Long Duy bước lại chỗ người thợ điêu khắc kia.
Lúc này, hắn mới thấy được trong giỏ đựng đầy sỏi đá viên lớn, cái giỏ có khối lượng phải tầm mấy chục kilogam.
Người này đúng là chăm chỉ, đi mò đá về tìm ngọc, cũng không biết là trong giỏ trúc đó có được viên nào là ngọc hay không? Kết quả còn phải chờ sau khi ông lão đập ra mới biết được.
“Ông thợ à, ta mong muốn một cái ngọc đeo cổ. Ông nghĩ xem có làm được không?
Ngọc bội hình rồng ngủ bên cạnh đóa sen. Ngài tính giúp ta luôn chi phí, ta sẽ trả.”
“Bẩm đại nhân, ta không cần tiền đâu.
Ngôn chỉ muốn làm cho ngài một cái ngọc bội thôi.
Hình rồng ôm sen? Ngôn cố gắng làm chi tiết, tuy nhiên mỗi ngày chỉ có thể bỏ ra nửa đến 2 canh giờ, vì còn phải tập trung công việc chính.”
Nguyễn Long Duy hỏi: “Như vậy ông muốn làm bao lâu? Ta cũng có thể tiện lên kế hoạch làm việc khác.”
“Bẩm đại nhân, ngôn cần ít nhất 1 năm, vì ngôn muốn làm nó tinh xảo nhất có thể.”
“1 năm? Thời gian cũng không dài lắm, ta hiện tại cũng cần chuẩn bị nhiều thứ. Vừa vặn có thể ở đây đợi được.
Như vậy đi, mỗi ngày nếu có rảnh ta cũng sẽ đến giúp bác thợ điêu khắc vào mỗi tối, coi như là vừa học nghề vừa góp một ít công.
Cũng không thể nhận miễn phí được. Còn nữa, ông gọi ta là Sen hay Chử gì cũng được. Đừng gọi đại nhân như bọn họ nghe chán lắm.”
“Được thưa đại nhân, ngôn sẽ mỗi tối chờ đại nhân đến xưởng. Ngôn ở lại xưởng, cũng không thường xuyên về nhà.”
“Được rồi, mọi người nghỉ ngơi đi. Ta cũng cần về nghỉ.”
Nguyễn Long Duy đuổi khéo đám người ỏe xưởng điêu khắc về xong đi trở lại phòng đánh răng, rửa mặt rồi nằm úp mặt vào lông cáo.
"Thật là, đám người này sao kéo đi đông thế. May là đã quen với việc ẩn giấu cảm xúc, không thì ta chỉ biết cúi đầu nhìn đất."
"Thôi không sao, hôm nay đã đạt được mục đích đến kinh đô. Tiếp đến phải suy tính kế hoạch cho tương lai."
Về sau còn 1 chặng hành trình dài, dự kiến điểm đến sẽ là nước Sở, vì đó là quê hương của Lão Tử. Suy nghĩ xong xuôi, Nguyễn Long Duy ngồi dậy, bước ra ngoài tìm kiếm mấy vị binh sĩ, nhờ họ trưa mai chuẩn bị giúp mình 1 cái lông và mời 1 vị họa sĩ.
Bạn thắc mắc vì sao phải mời họa sĩ? Bởi vì Nguyễn Long Duy hiện tại còn chưa bắt đầu cầm bút viết chữ, đừng nói vẽ tranh trên giấy.
Tiếp theo, Nguyễn Long Duy cần tập võ, ít nhất là luyện thể dục. Vì bản tính lười nhác nên hắn rất ít vận động. Nhưng như vậy là không tốt cho việc đi xa, đành phải cố gắng mà học. Ngoài ra học võ cũng giúp hắn tự vệ nếu gặp kẻ xấu.
Hiện tại hành trình của hắn không gặp kẻ xấu là do hắn may mắn và được Vua Hùng bảo bọc, đi ra ngoài thì sẽ không ai dám nói chắc.
Cũng vì lí do đó nên dân làng mới lo sợ hắn đi gặp Vua Hùng. Với dân làng thì Chử Sen còn nhỏ lắm. Sao có thể đi một mình ở nơi đất khách được?
Về việc săn bắt, Nguyễn Long Duy chỉ có đầy hình ảnh trong đầu nhưng không chưa từng thực hành.
Về việc học ngôn ngữ, các nước có ngôn ngữ khác nhau, dù cho gần nhau thì cũng chỉ là hơi hơi giống nhau.
Muốn biết rõ thì phải học.
Nguyễn Long Duy dự định học trước 2 nước Âu Việt và Bách Việt, dù sao cũng là gần gũi nhất. Đây là công việc đơn giản nhất. Đừng quên, Nguyễn Long Duy nổi tiếng cực giỏi ở khả năng ghi nhớ ký tự.
Chải vuốt lại suy nghĩ trong đầu xong, Nguyễn Long Duy nhắm mắt đi ngủ.
Rất nhanh, hắn chìm vào giấc ngủ.
"Khò khò khò. Z z z..."
Trưa hôm sau, họa sĩ đến.
Nguyễn Long Duy mời họa sĩ đến sân sau.
Tay trái hắn cầm cây gỗ, vẽ ra bản đồ địa lí mà hắn nhớ. Bản đồ này bao gồm toàn bộ Trung Hoa thời cổ đại kèm theo phần đất thuộc Bách Việt, Âu Việt và Văn Lang.
Họa sĩ vô cùng sửng sốt.
Bạn phải biết, thời xưa bản đồ là vô giá, nhất là bản đồ của quốc gia đối địch. Chỉ cần nắm rõ vị trí địa lí từng khu vực như đồi núi, đồng bằng,... thì sẽ có lợi thế tránh né tập kích. Mà bản bồ của Nguyễn Long Duy vẽ ra lại vô cùng đầy đủ. Nói dễ hiểu, sân sau của hắn rộng bằng 1 phần tư sân bóng đá mini, chi tiết trên đó thì lại chằng chịt.
Họa sĩ không ngừng lau mồ hôi trên trán cộng với miếng da dê từ một tăng lên thành 4 miếng.
“Bẩm đại nhân, ngôn đã vẽ xong.
Đại nhân thứ này quá đáng sợ, liệu ngôn có thể dâng lên hay chủ thượng hay không?”
Nguyễn Long Duy lắc đầu: “Không được. Ngươi phải ngay lập tức xóa hết hình ảnh ta vừa vẽ ra khỏi đầu.
Chỉ cần ngươi nhớ nó thì sẽ có ngày thiên lôi bổ xuống đầu ngươi, bổ cả vào những người biết được thông tin này.
Lạc thần đã nói như vậy với ta. Nếu ngươi không tin, ta có thể thử một chút.”
Nói xong, Nguyễn Long Duy chỉ tay lên trời nói: “ Ta sẽ hôm nay sẽ tiết lộ cho ngươi 1 bí mật. Khoảng 150 năm sau, nước Tần sẽ nhất...”
Lời của Nguyễn Long Duy còn chưa nói, trời dù đang nắng chói chang bỗng nổi sấm đùng đùng. Nguyễn Long Duy cảm thấy đây giống như đang xem phim mà gặp quảng cáo. Đang xem thì bỗng dưng âm lượng lớn vô cùng.
Họa sĩ khi nhìn thấy khung cảnh này thì đã hoàn toàn kinh sợ, hắn biết Nguyễn Long Duy không nói đùa. Hắn quỳ sụp xuống đất, ánh mắt như si ngốc, không nói nên một lời nào, chưa từng nghe qua có ai làm được chuyện vừa nãy.
Người trước mặt hắn bây giờ giống như là thần tiên, một vị chân chính, hàng thật giá thật xứng với 2 chữ thần tiên.
Hô phong hoán vũ, nhất ngôn nhất chuyển.
Hai hàm răng hắn run lập cập dường như bất kì lúc nào có thể cắn vào đầu lưỡi, dù cho khó khăn hắn vẫn gắng sức mở miệng cầu xin:
“Thần, thần tiên tha mạng, thần tiên tha mạng. Ngôn biết sai, ngôn biết sai, ngôn không nhớ gì cả, không biết gì cả.”
Nguyễn Long Duy khẽ lắc đầu, làm sao lại phản ứng thái quá thế này.
“Thôi được rồi, không cần gọi ta là thần tiên. Ta chỉ là người bình thường. Mà ta hỏi ngươi nhé họa sĩ. Ngươi có quen biết ai biết khâu vá không? Giúp ta khâu lại năm miếng da dê cho dễ nhìn.”
Gương mặt họa sĩ hóa trắng bệch. Hắn thầm nghĩ thần tiên muốn kiếm thêm người chịu xui xẻo cùng hắn? Họa sĩ bây giờ đã hoảng sợ vô cùng, trên mặt cắt không ra giọt máu, chậm rãi mở miệng, vấp tiếng nói:
“Đại nhân, ngài để ngôn, ngôn có thể khâu. Ngài đợi ngôn 1 lát, ngôn đi tìm kim chỉ và dao ngay đây.”
Một canh giờ sau, Nguyễn Long Duy trải ra trên bàn bản đồ da dê. Mặt tỏ vẻ hài lòng.
Bản đồ hoàn tất, Nguyễn Long Duy tiếp tục các bước tiếp theo.
Thời gian trôi qua, mùa hạ biến thành mùa xuân.
Đã hơn 9 tháng kể từ ngày Nguyễn Long Duy cầm được bản đồ trên tay.
Hắn lúc này đã học được một ít võ công, có thể xem như có sức tự vệ.
Cũng bỏ ra thời gian để phụ thợ điêu khắc ngọc.
Điêu khắc ngọc bội có rất nhiều công đoạn, thợ điêu khắc này hẳn là tích góp từ kinh nghiệm bản thân và học hỏi từ kinh nghiệm của Bách Việt và Âu Việt, xen lẫn thêm kĩ nghệ của Sở quốc, Tề quốc nơi phương Bắc xa xôi.
Lần lượt là các bước giã cát, cắt ngọc thô, bánh lăn cắt, bánh lăn gọt, bánh lăn mài, khoét rỗng, khắc hoa, khoan đục, khoét hoa, đục lỗ, bánh lăn gỗ, bánh lăn da.
Hiện tại đã tới giai đoạn khoét hoa, giai đoạn này vô cùng là phức tạp. Khoét hoa, cũng chính là tạo thành hoa văn chạm rỗng, công cụ chủ yếu là “cung khoét” (sảo cung).
Lúc thao tác, đầu tiên gỡ một đầu của dây thép trên cung ra, xuyên qua lỗ tròn trên ngọc, rồi lại buộc dây lại.
Tay phải của thợ cầm cung, kéo đi kéo lại, trên dây thép có thêm cát đã ngâm nước, liền có thể cắt theo hình được vẽ trên miếng ngọc.
Vì hình vẽ tương đối phức tạp nên giai đoạn này đã gần 3 tháng vẫn chưa xong.
Vị thợ điêu khắc này rất nghiêm túc làm việc. Điều này khiến cho Nguyễn Long Duy vô cùng cảm động.
Thật sự quá khổ cực, biết bao nhiêu là nhiều công sức dồn vào một miếng ngọc nho nhỏ.
Nguyễn Long Duy dự định đem nhiều kiến thức hiện tại mà hắn biết được cho vị thơ điêu khắc này.
Chỉ cần không truyền cho người nào khác thì cũng không sợ ảnh hưởng lịch sử, dù gì vị này cũng đã lớn tuổi. Một khi ông ta c·hết liền sẽ không còn ai biết đến những kiến thức này.
Nếu phải nói thật, Nguyễn Long Duy lúc đầu cũng không để ý nhiều, nhưng trải qua mấy tuần đầu quan sát, hắn liền không ngừng tới xưởng để giúp đỡ ông lão thợ điêu khắc này.
Kể cả khi không phải điêu khắc ngọc bội của hắn, hắn vẫn giúp.
Nguyễn Long Duy cảm thấy đây là việc mình muốn làm.
Bất tri bất giác, Nguyễn Long Duy đã quên mất ưu tiên của mình. Không biết tự bao giờ, hắn lại có hứng thú làm việc.
Nguồn tham khảo quá trình khắc ngọc: https://kulturedgek.wordpress.com/2018/02/02/qua-trinh-dieu-khac-ngoc-co/