Một năm trôi qua, trên cổ của Nguyễn Long Duy lại có thêm 1 chiếc dây chuyền. Dây làm bằng chỉ dày, màu đen đơn giản, trên dây chuyền là một khối ngọc bội to bằng 3 ngón tay người lớn khép lại, trên đó khắc hình một con rồng đang nằm ngủ, cuộn tròn quanh một khỏa hoa sen.
Nguyễn Long Duy rất thích tác phẩm này.
Lúc vị thợ điêu khắc được trả thù lao, ông lão cũng hoàn toàn mừng rỡ, biết bao là tư liệu tham khảo hiếm có về cách chế tác các loại đá quý, còn cả quy trình xử lý chi tiết từng giai đoạn cho từng loại nhu cầu.
Ông lão đáp ứng Nguyễn Long Duy sẽ không truyền lại cho bất kì ai. Đối với một người gần đất xa trời như ông lão,chỉ có 2 nguyện vọng.
Thứ nhất chính là truyền thừa tiếp kỹ nghệ của mình, xưởng điêu khắc chính là vì thế ra đời.
Thứ 2 là mong muốn biết thêm nhiều loại kiến thức, kinh nghiệm của các đồng nghiệp khác, trao đổi tâm đắc.
Việc mà Nguyễn Long Duy làm dù chỉ đơn giản như vung tay với hắn mà nói, đã thay đổi cuộc sống một người gần đất xa trời như ông lão.
“Nếu không rảnh thì thôi, có gặp Lạc thần thì thay Trẫm hỏi thăm là đủ.
Cái hạt đậu này, ngươi để cho con trâu ăn, hạt này là Lạc thần 12 năm trước đưa cho Trẫm, dặn dò Trẫm khi nào ngươi khởi hành rời khỏi thì đưa cho ngươi.”
Vua Hùng nói xong, đưa tay nhấc lấy chiếc hộp gỗ từ bên người nữ nô tỳ ném cho Nguyễn Long Duy.
“Tạ ơn Lạc đại nhân. Tạ ơn chủ thượng.”
Nguyễn Long Duy mở hộp ra, bên trong chỉ có 1 hạt đậu, hạt đậu nhìn qua vô cùng bình thường.
Nhưng có thực sự bình thường không?
Hạt đậu bình thường suốt 12 năm không mốc. Đây là thần vật!
Nguyễn Long Duy vô cùng ghen tị.
Hắn không được gì mà Heo Đen thì được thần đậu.
Bất công, quá mức bất công.
Có nên ăn gian hay không, ta ăn thay cho Heo Đen. Ừm, đơn giản là thử độc cho nó mà thôi.
Tặc lưỡi nuốt xuống suy nghĩ, Nguyễn Long Duy lại cung kính nhìn lên phía Vua Hùng.
Hai tay đem thu cất hộp gỗ, hắn cúi người chào tạm biệt vua của mình:
“Con dân xin phép từ biệt Chủ thượng. Lần này đi xa không biết bao giờ mới gặp lại.
Con dân cầu chúc chủ thượng và Quốc gia sẽ càng lúc càng phát triển, vượt xa khỏi phạm vi lãnh thổ hiện tại.”
Vua Hùng cười nói: “Tấm lòng của ngươi Trẫm đã hiểu. Ngươi đi đường mạnh khỏe là đủ.”
Nguyễn Long Duy cúi người thật sâu, chầm chậm lùi lại bước ra khỏi điện.
Sau đó, Nguyễn Long Duy đi chào tạm biệt một vài người quen.
Vì hắn toàn ở nhà luyện võ, không thì chui trong xưởng chế tác nên hắn cũng không quen biết nhiều.
Tạm biệt xong thợ chế tác ngọc, mấy vị binh sĩ, họa sĩ, Nguyễn Long Duy bước ra khỏi kinh đô, hướng về phía Đông Nam mà đi.
Họa sĩ rất kỳ lạ. Cả năm nay chỉ trốn trong nhà, dù có ai h·ăm d·ọa đ·ánh c·hết hắn cũng không ra khỏi cửa nửa bước. Khi Nguyễn Long Duy đến chào, đối phương còn thề thốt phủ nhận, khăng khăng chưa tình tiết lộ về bản đồ.
Nguyễn Long Duy không ngờ đến kết quả này. Vốn dĩ hắn chỉ muốn lừa dối quá quan thôi, sự tình lại thành như thế.
Lần này ra đi cũng gần giống như lúc Nguyễn Long Duy rời khỏi thôn, chỉ thêm vài thứ như ngọc bội, bản đồ, dụng cụ viết chữ, một con dao làm bằng đồng và 1 giỏ lớn đựng lương khô ăn dọc đường.
Dao là v·ũ k·hí tự vệ, sở dĩ chọn vì thân hình hắn vẫn chưa quá lớn, cảm thấy cầm kiếm không thích hợp lắm nên trước tiên học dao thuật.
Dao thuật, còn gọi là kỹ thuật dùng dao.
“Heo Đen à, Lạc đại nhân có quà cho mày nè, hả miệng.” Nguyễn Long Duy mở ra hộp gỗ, cầm hạt đậu nhét vào miệng con trâu, trong lòng vô cùng đắng chát.
Sau khi ăn xong, thể hình con trâu không có gì thay đổi. Chỉ có bước chân là tăng nhanh lên mà lại giống như thông minh lên, chỉ cần chỉ hướng là nó tự đi.
Thế là 1 người 1 trâu lại tiếp tục hành trình. Trâu mang lên người, 2 bên xách 2 cái giỏ đồ.
Người thong thả nằm ngửa trên lưng trâu mà ngủ, tiện tay bứt lá ven đường che mặt tránh nắng.
Lộ trình của 2 người vô cùng đơn giản, theo hướng Đông Bắc mà đi.
Ở trên đường, Nguyễn Long Duy thấy mệt thì sẽ đi vào nhà dân xin ngủ, xin cơm. Đổi lại hắn cho nhà dân mượn trâu.
Hai bên hợp tác vô cùng vui vẻ.
Thỉnh thoảng Nguyễn Long Duy cũng sẽ dạy đám nhóc trong các thôn làng học chữ. Nếu tâm tình của hắn vui vẻ thì cũng sẽ kể chuyện, đa phần là các sự tích bình thường do hắn tự biên soạn, trong đó hay chèn vào một ít ẩn ý răn dạy trẻ nhỏ, hắn không dám kể mấy tác phẩm lớn như Tây Du Ký hay là Tấm Cám, Lọ Lem bởi vì làm như vậy sẽ là can thiệp lịch sử.
Dần dần, danh tiếng của Nguyễn Long Duy bắt đầu lan truyền sang các thôn gần nhau.
Mọi người gọi hắn là Tiên sinh cưỡi trâu hoặc là Hắc Ngưu tiên sinh.
Mỗi thôn xóm mà Nguyễn Long Duy đi qua tuy không có thay đổi gì về mặt vật chất nhưng lại có thay đổi về mặt tinh thần.
Dần dần, Nguyễn Long Duy càng kể chuyện, dạy học nhiều hơn mà thời gian ngủ của hắn cũng ít lại.
Hôm nay, Nguyễn Long Duy đang nhìn 1 đứa trẻ 5 tuổi thổi sáo.
Hắn muốn học thổi sáo nhưng học mãi không vào.
Theo hắn tưởng tượng, hình ảnh Hắc Ngưu Tiên sinh vừa nằm trên lưng trâu vừa thổi sáo, khi cần thì có thể cầm sáo trúc xoay tay rất là ngầu, vô cùng ngưu bức.
Mà nam nhân ngầu thì nữ nhân nào lại không mê? Nhớ đến mấy mỹ nữ trên tiktok khi trước từng thấy qua, tự hỏi có cái nào mà không mê trai đẹp thổi sáo?
“A, nhóc con, ngươi thổi sáo kiểu gì mà hay vậy? Chỉ cho tiên sinh, tiên sinh kể chuyện ngươi nghe.”
Nguyễn Long Duy nhìn chằm chằm đứa bé, sau đó 2 tay nắm chặt lấy tay phải đứa bé, vung qua vung lại.
“A a a. Cha mẹ ơi. Con không chỉ được mà Trâu đen tiên sinh cứ bắt ép con.”
Nguyễn Long Duy vô cùng rầu rỉ.
Hành trình được 2 tháng, hắn đã đi vào địa giới Âu Việt, đang đi vào sâu trong Việt quốc. Người dân ở đây vô cùng tốt bụng, nhiều lần mời hắn ở lại.
Mải mê suy nghĩ, trước mặt hắn đã thêm ra hai người, là đôi vợ chồng. Thấy được 2 người về sau hắn mới cười chào hỏi.
Nam là một người thanh niên cỡ 28 tuổi, mình đầy hình xăm, mặt thì xấu xí, 2 cái răng hô, da thì đen xịt ( tiêu chuẩn bình thường của giai cấp nông dân) trông không đẹp trai bằng Vua Hùng hay binh lính nhà hắn.
Nữ thì tầm 24 25 tuổi, người không có hình xăm, người nàng da trắng, mi thanh mục tú, thân hình cân xứng có lồi, có lõm, chiều cao cũng tương đối 1 mét 60, bầu ngực sữa nhô ra dù cho đã khoác lên người 2 lớp áo.
Tuy là có 2 người, nhưng Nguyễn Long Duy chỉ để ý người nữ. Cũng không phải là Nguyễn Long Duy kiếp trước mang theo họ Tào, mà hắn suy đoán cô gái này 7, 8 phần là xuất thân giàu có, đến từ phương bắc.
Vì ở trong lãnh thổ Bách Việt đều có truyền thống xăm mình. Sao cô gái này lại không xăm?
Còn nữa, theo kiến thức của Nguyễn Long Duy, thời này con người thiếu ăn thiếu uống, không được ăn đầy đủ chất làm sao mà phát triển được cô nàng trước mắt hắn.
Nhưng mà Nguyễn Long Duy không dám mở miệng hỏi, chẳng lẽ hắn lại hỏi là "Vị cô nương này phải chăng là chạy nạn từ Phương Bắc tới?".
Không được đâu, như thế sẽ phá vỡ hình tượng của hắn.
Suy nghĩ rất lâu, Nguyễn Long Duy mới mở miệng hỏi chuyện:
“Vợ chồng anh chị đừng hiểu lầm, ta không có la gì nhóc con này. Chỉ đùa giỡn mà thôi.”
“Ha ha, tiên sinh nói đùa, chúng ta ai cũng biết tiên sinh yêu quý con nít mà. Chỉ là đứa nhóc này quậy phá mới khóc rùm beng lên. Tiên sinh không cần bận tâm.” Người chồng cười nói.
“Phu quân nói đúng, tiên sinh không cần để bụng. Hai vợ chồng chúng ta có trâu của tiên sinh giúp đỡ mấy ngày nay, còn được tiên sinh chỉ bảo con nhỏ đang không biết làm như thế nào báo đáp tiên sinh đây.” Người mẹ nói xong, đôi mắt xinh đẹp chớp chớp nhìn về phía Nguyễn Long Duy.
Nội tâm của Nguyễn Long Duy khẽ động, tim đập hơi nhanh.
"Phi lễ chớ nhìn a, phi lễ chớ nhìn. Long Duy a, ngươi phải kiềm chế."
Hắn cố gắng trấn định tinh thần, điều khiển ấn ký bật công suất 1000%.
Lúc này, Nguyễn Long Duy nói ra: “Thật ra, lần này ta đi du ngoạn là về phía Sở quốc mà đi, mong muốn nghe ngóng tin tức 1 quyển sách là Đạo Đức Kinh. Không biết hai vị có nghe qua hay không?” Nói xong Nguyễn Long Duy nhìn về phía người mẹ, mỉm cười.
“Cái gì Đao kinh? Tiên sinh, ngài còn nhỏ như vậy mà đã dùng đao à. Đúng là khí khái thiếu niên.” Người chồng hâm mộ cười nói.
“Không phải Đao Kinh, mà là Đạo Đức Kinh. Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh.” Nguyễn Long Duy ồn tồn giảng giải.
Người mẹ lúc này vẫn giữ yên lặng nhưng khuôn mặt đã cúi thấp xuống, không dám nhìn thẳng Nguyễn Long Duy. Nàng nhỏ giọng: “ Bẩm tiên sinh, chúng ta người dân ở thôn quê, không biết gì nhiều. Chúng ta sợ rằng đã làm cho tiên sinh thất vọng.”
“Ừm, chị nói có lý. Vậy thôi ta không làm phiền mọi người, ta vào phòng chợp mắt một tí.”
Qua hết một ngày, sáng hôm sau, gà trống gáy. Lúc này, người chồng đã ra khỏi nhà để đi cày ruộng. Người mẹ đứng trước gian phòng Nguyễn Long Duy thấp giọng nói:
“Tiên sinh, nô gia vào phòng ngài có được hay không?”
Chú thích: đi nước nào thì Nguyễn Long Duy sẽ dạy chữ nước đó.