Tôi còn đang nghĩ tới việc tranh luận với cậu ta về chủ đề thẩm mỹ này thì chợt nghe thấy ngoài cửa truyền đến giọng nói non nớt, bé bỏng của Lâm Tư Thông: Dì Yêu tử, mau mở cửa.
Tôi nhanh chóng bỏ mặc Vương Hiên Dật, chạy ra ngoài thì ngay lập tức nhìn thấy Lâm Tư Thông đang mặc một chiếc áo khoác dày sụ, đeo một cái cặp rất to đứng trước cửa nhà tôi. Khăn quàng cổ màu vàng nhạt quấn từng vòng từng vòng một, bịt kín đầu nó không khác gì cái bánh tét, chỉ để lộ ra đôi mắt đen lấp lánh. Chủ nhân của đôi mắt này hiện đang vô cùng tức giận nhảy choi choi vươn tới cái chuông cửa nhà tôi. Tiếc rằng vị trí của chuông cửa đó lại cao hơn so với Lâm Tư Thông 1m khiến cho nó càng nhảy càng mệt mỏi hơn. Tôi bỗng nhớ đến ngày thi Đại học, chỉ vì thiếu mất một điểm mà trượt nguyện vọng 1 vào khoa luật, vận mệnh bi thảm bị chuyển xuống khoa văn nên hiện tại tôi đột nhiên lại có hơi xúc động liền đi đến bên cạnh Lâm Tư Thông, sờ sờ đầu của nó: Đừng nhảy nữa, sau này dì sẽ đưa cho cháu một chiếc chìa khóa.
Đúng là tôi vẫn còn nợ Lâm đại nhân một chiếc chìa khóa.
Nơi tôi sống, tuy rằng hơi xa xôi, hẻo lánh thế nhưng đến tối lại vô cùng sôi nổi, tiếng người náo nhiệt, trống chiêng tưng bừng, ngựa xe như nước, bán đồ ăn, đồ dùng còn cả mãi võ nữa, không thiếu một thứ gì. Đóng góp chủ yếu cho sự phồn hoa thịnh vượng đó, không gì khác chính là những sạp bán hàng rong. Lúc đầu trên tường khu nhà vốn treo một tấm bảng thông báo “Chỗ này nghiêm cấm bày bán, dùng lửa, hạn chế ảnh hưởng đến hình ảnh của tiểu khu” Sau đó dần dần nảy sinh một sự phụ thuộc hai bên với các sạp bán hàng, tấm thông báo đó đã được cân nhắc cẩn thận và sửa lại thành “Chỗ này không thích hợp bày bán, đốt lửa, cùng đóng góp cho tương lai tốt đẹp của tiểu khu.” nghe hòa hợp và thân thiết một cách rất rõ ràng. Vậy nên những người bán hàng rong đó chỉ cần luyện thành một bản lĩnh loạn lạc không sợ hãi, tùy cơ ứng biến theo tác phong quân đội, sử dụng tốc độ di chuyển Càn khôn đại na di, tập trung hỏa lực để đối phó với quản lý đô thị thì có thể đứng vững nơi đó vì dân phục vụ rồi.
Thế nhưng chỗ này tuy náo nhiệt, nhưng lại không phát triển
Tối ngày hôm qua tôi có đi ra ngoài dạo một vòng liền phát hiện ra cách thức quản lý của toàn nhà này không khác gì cách quản lý “đóng cửa” ở trường học, tất cả những việc như khâu lại cái quần, sửa đế giày, hay đánh cài chìa khóa cùng hàng loạt những việc khác nữa chỉ có thể được giải quyết ở nơi quản lý tài sản khu gọi là “Vì dân phục vụ”. Mà nhân viên ở cái nơi “Vì dân phục vụ” này mặc một bộ xường xám màu xanh ngọc trông chẳng ra sao, đầu đội một cái khăn vải nhuộm giống mấy cô ở cửa hàng hoa, hắng giọng nói với tôi, nếu như cảm thấy giá cả ở đây đắt quá, có thể đi hai chuyến tàu điện ngầm, lại đi bộ thêm hơn mười phút đến một cửa tiệm của một người tàn tật. Thật ra người phục vụ này nói không sai, đánh thêm một chìa khóa mà giá cả đủ để mua một cái ổ khóa ở chỗ cũ của tôi thì đúng là đắt thật. Khi tiêu tiền, tôi cũng có những đặc tính cơ bản giống với phái nữ. Vừa có thể tiêu một đống tiền để mua một bộ váy cả đời chỉ mặc một lần trong bữa tiệc, vừa có thể đứng ở sạp bán hoa quả mà nói qua nói lại mặc cả. Thế nên tôi đắn đo giữa việc nên đến cái tiệm của người tàn tật kia để người ta được món hời nhỏ hay nên để cái nơi “Vì dân phục vụ” trước mặt này được món hời lớn đây. Nhất thời tôi không thể quyết định được nên vẫn kéo dài tới tận bây giờ.
Nói nhiều như vậy, tôi chỉ muốn nói với mọi người rằng, hiện tại tôi không hề có chút do dự nào mà đồng ý đánh cho Lâm Tư Thông một chiếc chìa khóa, như thế có nghĩa là tôi yêu thương thằng bé biết bao đó.
Lâm Tư Thông kéo kéo chiếc khăn vướng trên mặt xuống, sau đó xoay người đặt balo dưới đất, lục tung trong balo một lúc, mới tìm ra được một bức thư đưa cho tôi: Ba nói là đưa cho dì cái này.
Chữ của Lâm đại nhân viết quả thật rất đẹp, dù là bất cứ lúc nào đi nữa anh ta cũng không viết ngoáy loạn lên, ở cái thời đại mạng thông tin phát triển như là gửi tin nhắn, gọi điện, gửi email v…v… như vậy, chỉ có anh ta vẫn còn dùng cách thức đưa thư cũ rích này mà thôi.
Tôi xé phong bì thư ra, ở bên trong chỉ có một câu: Đã chuyển 3000 tệ vào tài khoản của cô rồi.
Một người thông minh, sáng suốt như Lâm đại nhân lúc nào cũng nhìn thấu điểm yếu của đối phương, nắm bắt được yếu điểm, công kích một pha chí mạng.
Tôi vuốt ve hàng chữ đó nửa ngày trời, sau đó lại nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc của Lâm Tư Thông, dịu dàng không ai sánh bằng: Hôm nay có mang sách ngữ văn đi không?
Lâm Tư Thông vừa bước vào trong phòng vừa lôi từ trong balo ra một quyển sách dạy thành ngữ cho thiếu nhi, bĩu môi nói: Ba bảo cháu học thành ngữ với dì Yêu tử.
Tôi lật qua quyển sách, trong lòng suy nghĩ, rõ ràng khả năng ngôn ngữ của tôi tốt hơn Lâm Lâm nhiều, dù có thế nào cũng không thể để kỹ năng vận dụng thành ngữ của Lâm Tư Thông kém Phương Lỗi được, thế nên tôi cực kỳ nghiêm túc đọc hết tài liệu để giảng dạy đó.
Quyển sách này vốn là tôn trọng tuyền thống, tuân thủ nghiêm ngặt việc kế thừa tư tưởng đó, việc dạy thành ngữ, điển cố làm tôi vô tình nhớ lại những năm tháng tuổi thơ rực rỡ của mình: mò kim đáy bể, bịt tai trộm chuông, nghĩ một đằng làm một nẻo, thật giả lẫn lộn v…v… Biên tập có lẽ cảm thấy trong kho ngôn từ mênh mông ấy, ghi rõ nội dung thì quá mức phụ họa, nên đành phải sáng tạo ra chiêu giật gân để thu hút sự chú ý: câu chuyện “Bác nông dân và con rắn” ngụ ý vốn nói là đối đãi với kẻ thù phải vô tình giống như gió thổi phăng lá vàng thì lại bị biên tập phát triển thành ý nghĩa khác, mượn tư duy “khái niệm mới”, biến câu chuyện thành trước khi chết bác nông dân đồng ý tha thứ cho con rắn, một tình tiết quá máu chó, biến thành “Câu chuyện tình người và rắn”, “Lấy ân báo oán”, thật khiến tôi mở rộng tầm mắt, không còn gì để nói.
Lâm Tư Thông bây giờ đã không cần đến đọc phiên âm mà có thể đọc một đoạn văn dài luôn, vốn dĩ cụm từ “Lấy ân báo oán” này giải nghĩa theo mặt từ thôi thì không có vấn đề gì cả, nhưng bị câu chuyện này quay cho một vòng, cho dù nó có hứng thú cũng chưa chắc đã có thể ngay lập tức hiểu được sự rối rắm giữa bác nông dân và con rắn, sự đau đớn trong tình yêu giữa người và vật để có thể lĩnh hội được ý nghĩa cụ thể của thành ngữ này.
Tôi nghiêm túc suy nghĩ một lát rồi cố gắng tổng kết lại, nghiêm túc lên tiếng: Lấy ân báo oán là một thành ngữ do học sinh của Khổng tử nói. Aizz, chắc cháu không biết Khổng tử là ai, thật ra ông ấy là một hán tử Sơn Đông dũng mãnh, thế nhưng lại bị người đời sau tưởng tượng thành một lão già ốm yếu. Một ngày nọ, học sinh của Khổng tử nói: Nếu như có người đối xử với con không tốt, thì con vẫn sẽ đối xử với người đó thật tốt thậm chí còn hơn, như vậy có nghĩa là “Lấy ân báo oán” có đúng không sư phụ? Khổng tử nghe thấy vậy thì không vui, nói: Sao lại như vậy được? Nếu như có người đối xử với con không tốt, con vẫn đối xử tốt với người ta. Vậy thì những người đối xử tốt với con có khác gì với họ? Chỉ có “lấy chính trực báo oán, lấy ân báo ân” như vậy mới công bằng. “lấy chính trực báo oán, lấy ân báo ân” có nghĩa là người khác đối xử không tốt với mình, mình phải tìm khối gỗ đập anh ta, người ta mà đối xử tốt với cháu, cháu phải đưa một món đồ tốt để báo đáp người đó.
(Ý của Khổng tử là “Lấy đức báo oán” chỉ có thể là thánh nhân, cho nên đối với người gây tổn thương cho mình nên dùng thái độ chính trực, công bằng mà trả lại, còn những người có ân huệ thì phải báo đáp bằng ân huệ)
Tôi giải thích vô cùng cặn kẽ, đem tất cả những gì tôi biết ra không giữ lại gì để nói cho Lâm Tư Thông. Lâm Tư Thông quả nhiên không làm tôi thất vọng: Hiểu rồi ạ, Khổng tử quả thật là một con người giàu cảm xúc và sâu sắc (ở đây, Lâm Tư Thông sử dụng thành ngữ 4 từ =)) mà mình không thể gắn nó vs thành ngữ nào ở VN hết hiuhiu)
Tôi cảm thấy Lâm Tư Thông sử dụng thành ngữ cũng thật là thành thạo, không cần tôi phải chỉ điểm thêm gì nữa: Việc quan trọng nhất vẫn là vận dụng thực tế những thành ngữ đã học, chỉ nói không mà không thực hành thì không được, con đường sau này của cháu sẽ mãi chỉ làm một nhân viên bình thường thôi. Lúc nói, lúc viết, phải cố gắng vận dụng nhiều thành ngữ vào, đảm bảo sẽ đến lúc cứ mở miệng là tuôn trào thành ngữ. Vậy cháu thử nói một câu để dì xem cháu vận dụng như thế nào?
Lâm Tư Thông ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, há mồm ra một lúc mới lên tiếng: Lúc mới bắt đầu chuyện những tấm ảnh ướt át đó, Trần Quán Hy “bịt tai trộm chuông” nói với mọi người những bức ảnh đó là photoshop. Sau khi bại lộ ra các bức ảnh, Trần Quán Hy và A Kiều lại “nghĩ một đằng, làm một nẻo”. Sau đó A Kiều chỉ trích Trần Quán Hy, tự cho mình là người bị hại, đúng là “lấy chính trực báo oán”. Nhìn qua những bức ảnh đó, rất nhiều phụ nữ “thật giả lẫn lộn” trong đó, nghe nói Trần Quán Hy dạo gần đây vẫn còn muốn bước vào giới nghệ sĩ, thật đúng là “mò kim đáy bể”.
(Nói chung là Thông Thông nó hiểu nhầm ý nghĩa hết)
Sau khi nghe xong, ngón tay chỉ về phía Lâm Tư Thông, lắp ba lắp bắp nói không nên lời. Ngay lúc đó, tôi không biết nên sửa chữa cho việc sử dụng sai thành ngữ của nó hay nên sửa chữa cái tốc độ phán đoán trong nhân sinh quan của nó đây, thế nên ngón tay tôi vẫn giữ nguyên vị trí, một lúc sau mới nói ra được một câu: Thật là làm người ta phát điên mà.
Sau khi hết bàng hoàng, tôi mới sâu sắc nhận ra được tầm quan trọng của việc giáo dục, vậy nên tôi lên mạng tra google về một đống lý luận giáo dục về tam quan, sau đó chỉnh sửa lại thành một quyển sách, đối với bản in chữ hơi dầy dầy đó, tôi vô cùng thích thú nghĩ rằng, nếu như mình là một người nổi tiếng, tự tay viết lời tựa sau đó chỉnh sửa qua bản thảo này là có thể xuất bản thành sách rồi. Tôi nhắn tin cho Lâm đại nhân để khoe về chiến tích vĩ đại của mình, để cho anh ta biết rằng, bỏ ra 3000 tệ ngoài việc mua được một quyển sách lại còn cứu vãn được tương lai tươi đẹp của một đứa bé chưa thành niên, thật đúng là vô cùng đáng giá.
Lâm đại nhân ngay lập tức trả lời tin nhắn của tôi: Cô vẫn nên ra hiệu sách mà mua đi. Hai người buổi chiều đi trước, khoảng hai giờ tôi đến đó đón.
Tôi vốn dĩ đã chuẩn bị sẵn những lời như “Cảm ơn CCTV, cảm ơn MTV, cảm ơn sự ủng hộ của các fan, cảm ơn bố, cảm ơn mẹ” những lời như vừa đoạt giải nếu như Lâm đại nhân khen tôi. Thế nhưng anh ta lại tuyệt nhiên giữ cái phong cách cứng ngắc, nghiêm túc của mình, đúng thật là vô vị mà.