Trở Lại 2009 Ta Làm Lại Cuộc Đời

Chương 18: Ngưu Nhân Nổi Tiếng Khắp Trường



Chương 18: Ngưu Nhân Nổi Tiếng Khắp Trường

Thậm chí có học được và tiếp thu được những kiến thức được học trên giảng đường đại học đi chăng nữa thì phải vận dụng vào trong công việc như thế nào thì đó cũng cả là một vấn đề rất lớn. giữa lý thuyết và thực hành trong thực tế nó khác xa một trời một vực.

Thậm chí ngay tại lúc này học sinh trung học phổ thông còn chưa định hướng được bản thân muốn làm cái gì, công việc mà bản thân yêu thích và định hướng công việc trong tương lai.

Tất cả chỉ là những thứ mơ hồ trước mắt toàn nghe phụ huynh, cha mẹ, thầy cô giáo định hướng đi theo mà thôi, còn bản thân lại không hề biết gì cả, dù có biết cũng biết một chút mơ hồ mà thôi.

Lấy một cái ví dụ thập phần đơn giản. đó chính là vào những năm 2009 – 2012 kế toán là ngành nghề cực kỳ hót. Hầu như các trường kinh tế lúc này luôn luôn có một sức cuốn hút vô cùng lớn đối với học sinh.

Vì lối suy nghĩ rất đơn giản học kinh tế là giàu là sẽ kiếm được thật là nhiều tiền.

mà ngành kế toán có chữ toán bên trong cho nên tất cả đều mặc định học giỏi toán là làm được kế toán. Thậm chí khi giáo viên chủ nhiệm hướng nghiệp cho học sinh cũng đều có tư tưởng đó. Như vậy là đúng hay là sai.

Ngay cả giáo viên hướng dẫn còn không biết bản chất của kế toán là gì, các công việc liên quan đến ngành kế toán vậy mà cứ hướng nghiệp như đúng rồi.

Với cái tư tưởng như thế hầu như đã phá hỏng một cái thế hệ học sinh kéo dài gần 10 năm.

Lúc này trên bục giảng lão Sơn Ròm vẫn còn thao thao bất tuyệt kể về những chiến tích hiển hách của lão cũng như là của trường.

Ví như năm vừa rồi trường Long Khang có tổng cộng 1035 học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp là 100%. Trong số 1035 học sinh này có đến 478 học sinh đậu đại học, cao đẳng nguyện vọng một.

Trong đó có Trần Đăng Phú, Nguyễn Anh Khoa được tuyển thẳng vào đại học Bách Khoa TP. HCM với thành tích đạt giải nhất và giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi Vật Lý cấp quốc gia.

Tại sao ông ta lại nhắc đến cái thành tích cao chót vót này, thứ nhất là để cho những lứa học sinh mới này có một sự tự hào về truyền thống của trường.

Thứ hai là âm thầm định hướng sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thì đại học chính là con đường tiếp theo của học sinh phải đi.

Chỉ có con đường vào đại học mới làm cho tương lai tươi sáng hơn, có tấm bằng đại học trong tay, việc tìm một công việc sau này sẽ dễ dàng hơn. Công việc tốt hơn, điều kiện làm việc sẽ tốt hơn.



Đây không những là tư tưởng của giáo viên mà đây cũng là tư tưởng của hầu như tất cả các gia đình trong giai đoạn này.

Nhưng bằng chứng sau này có thật sự là như vậy không? Chỉ có những người từng trải qua mới thấu hiểu được bản thân ngày xưa ngu ngốc đến như thế nào khi bị cả một xã hội dối lừa đến như thế.

Không biết thời gian qua bao lâu cuối cùng tiếng chuông báo hết tiết cũng đã cất lên. Phạm Long lúc này cũng thở phào ra một hơi nhẹ nhõm, dù sao đi chăng nữa đứng im suốt một tiết như thế cũng rất là tê chân.

Lão Sơn chậm rãi xách cặp táp bước ra khỏi lớp, trước khi đi lão cũng không quên lườm Phạm Long một cái rồi hạ giọng cảnh cáo

" Cậu cẩn thận nhiều vào! Tôi đã đã chú ý đến cậu! liệu mà học tập cho ra hồn!" thanh âm lạnh nhạt nhưng tràn ngập tính uy h·iếp.

Phạm Long chỉ im lặng không nói, nhưng hắn trong bụng đã âm thầm giấy lên quyết tâm nhất định có một ngày hắn phải chỉnh cái ông thầy. một cái sửa lưng khiến cho lão ta nhớ đến khi xuống mồ.

Hắn vừa vào chỗ ngồi thì cả lớp lúc này đều nhìn hắn bằng cái ánh mắt thập phần e ngại, thậm chí còn có một chút xa cách.

Lê Thảo Nguyên ngồi cạnh bên thì cũng không ngại lớn chuyện bắt đầu bép xép nói

" Long! Sao bạn gan thế! Dám so gân với lão Sơn kia! Không sợ bị lão đì c·hết hay sao?"

" Lão ta chỉ được cái dọa mõm thôi! quốc có quốc pháp - Trường có trường quy. Hơn nữa trường Long Khang này cũng không phải của riêng nhà lão xây nên, việc đuổi học một học sinh cần phải có một cái lý do chính đáng, chứ không phải là căn cứ vào điểm số đâu!"

" Những lời khi nãy của lão ta chủ yếu là h·ăm d·ọa người thôi! chỉ là dê già dọa cừu non! Không đáng quan ngại! " Phạm Long cũng chẳng coi việc khi nãy là gì nói liền một mạch.

" Mạnh Dữ!" lúc này có mấy cái nữ sinh ngồi cạnh bên sang góp vui giơ ngón tay cái hướng về Phạm Long.

Đang ngốn nháo nói chuyện thì lúc này giáo viên bộ môn tiếp theo cũng bước vào lớp.

Hôm nay là thứ hai nên chỉ có bốn tiết. tiết đầu là Anh sau đó là 2 tiết văn và một tiết tin học. còn tiết 5 tiết cuối cùng là sinh hoạt dưới cờ (Chào Cờ).



Người bước vào chính là cô giáo khi nãy đi ra xem xét tình hình. Cô ấy tên Bình, là người Hà Nội, nhưng sau này được chuyển công tác vào trong nam, lấy chồng, sinh con tại nơi này.

Mà cô cũng là trưởng bộ môn Ngữ Văn tại trường Long Khang. Đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp C1.

Nhìn thấy cô giáo bước vào, theo một thói quen cả lớp đồng loạt đứng dậy.

" Được rồi! ngồi xuống đi!" Cô Bình phất tay.

" Mà khi nãy có chuyện gì mà thầy Sơn lớn tiếng thế!" Cô Bình hỏi nhỏ mấy nhỏ ngồi bàn đầu.

Ngay lúc này từ phía cuối lớp có một cái thanh âm trầm ấm nhưng đầy sự hài hước vang lên

" Chắc là do vợ thầy tới ngày! Nên thầy ấy mới giận cá chém thớt đấy!"

Người nói không ai khác đó chính là Phạm Long.

Hắn vừa thốt lên câu này ngay lập tức 42 đôi mắt đều hướng về hắn, thậm chí Phạm Long còn có thể cảm nhận được từng tia sát khí bên trong.

" Tốt! ha ha ha! biết rồi! biết rồi! ha ha ha!" Cô Bình đột nhiên phì cười tràn ngập sự hứng thú đối với cậu học sinh trước mắt.

Nữ sinh ở cái độ tuổi mới lớn này, da mặt đương nhiên còn rất là mỏng, đặc biệt là khi nhắc đến mấy cái chuyện như tới ngày thì càng ngại ngùng hơn. ấy vậy mà Phạm Long lại thẳng thừng nói ra những từ ngữ tế nhị đấy. lũ con gái không mang Phạm Long ra tế sống là may lắm rồi.

" Lớp này ai là lớp trưởng!" Cô Bình nhìn vào trong cái danh sách lớp liền hỏi.

" Dạ là em!" Phạm Long đứng lên nói.

" Ồ! Em làm lớp trưởng à! Như vậy thì ba năm tiếp theo chắc cái lớp này sẽ vui lắm đây!" Cô Bình có chút lời khen với sự hài hước của Phạm Long.



" Vậy em tên là Phạm Long à! Con trai mà tên hai chữ thể hiện sự cứng rắn, quyết đoán bên trong!"

" Thôi! ngay ngày mai em làm cho cô một cái sơ đồ lớp nhé! Mà chuyện này thầy Sơn không nhắc em làm à?" Cô Bình lại hỏi.

Phạm Long dường như muốn nói điều gì đó, nhưng lại thôi chỉ gật đầu

" Dạ! ngay chiều hôm nay em sẽ làm ngay!" Phạm Long cũng rất là lễ phép nói.

Vì hôm nay là ngày đầu tiên đi học, cho nên cũng chẳng có quá nhiều chuyện phát sinh, chủ yếu là giảng bài mới cũng như là những căn dặn cần phải chú ý ở các bộ môn mà thôi.

Dù sao cô Bình cũng có kinh nghiệm thâm niên tại trường, hơn nữa còn là trưởng bộ môn trình độ chuyên sâu phải nói là hơn hẳn những giáo viên ở cấp dưới.

Hai tiết Ngữ Văn trôi qua một cách nhanh chóng. Thế nhưng danh tiếng của Phạm Long lúc này đã vang xa khắp trường.

Ai cũng biết năm nay lớp 10 đầu vào xuất hiện một cái ngưu nhân, cực kỳ trâu bò, ngay ngày đầu tiên trực tiếp bật lại giáo viên chủ nhiệm. mà điều đáng sợ hơn giáo viên kia chính là thầy Sơn Nga đại danh đỉnh đỉnh.

Vào giờ ra chơi giữa tiết, hầu như chuyện này đã đồn ầm khắp cả trường từ các khối A B cho đến D. có một số người tham gia náo nhiệt xem cái tên ngưu nhân kia bị xử lý như thế nào. Hay là đoán xem tên trẻ trâu kia chừng nào bị đuổi khỏi trường.

Sự tình này không những được học sinh quan tâm để ý đến mà ngay cả đến giáo viên cũng không kém, đương nhiên giáo viên thì ở một cái góc nhìn khác so với học sinh.

Kỳ thực trong trường học cũng ba phe bảy phái bên trong, chứ không đơn giản như chuyện học sinh nhìn thấy. Đặc biệt là những ông thầy âm dương quái khí như thầy Sơn Ròm kia.

Trường Long Khang nhân sự phân ra thành hai trường phái. Trường phái thứ nhất là các giáo viên lâu năm kinh nghiệm, có học thuật cao đại bộ phận đều là những người tốt nghiệp tại các trường đại học tại Hà Nội. đặc điểm chung của những người này đều được du học tại Liên Xô. Các nhân vật nổi tiếng có thể kể đến như hiệu trưởng thầy Phạm Xuân Đà, thầy Hùng dạy sử, thầy Đào dạy địa, cô Nga dạy sử, và thầy Sơn

Còn trường phái thứ hai là những người có xuất thân, học thuật, từ các trường ở phía nam ví như cô Bình dạy văn, thầy Phê dạy hóa, thầy Khôi dạy lý. . .

Mỗi trường phái đều có thể mạnh thế yếu riêng. Chiếm giữ nhiều chức vị quan trọng ban giám hiệu quản lý trường.

Bình thường khi không có chuyện gì xảy ra thì mọi việc sẽ rất là êm thấm. nhưng một khi có chuyện xảy ra thì đây lúc này hai bên cũng không ngừng quang minh ám đấu lẫn nhau.

Phạm Long lúc này quả thật không biết vì một chút xúc động của mình mà đã làm tâm điểm của cả trường.

Mà ai đời như hắn ngày này đi học đầu tiên đã bật lại giáo viên chủ nhiệm. không muốn nổi tiếng cũng không được nữa à!